29/04/2022 11:04:36

Số giờ làm thêm của NLĐ bối cảnh “bình thường mới”

Trước tình hình kinh tế – xã hội của nước ta tiếp tục phục hồi tích cực và đạt được nhiều kết quả khởi sắc, khá toàn diện trên các lĩnh vực. Dịch bệnh tiếp tục được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc với số ca mắc mới, chuyển nặng, tử vong giảm sâu. Ngày 08/4/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 50/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2022. Trong Nghị quyết, Chính phủ giao Bộ LĐTB&XH chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm.

Cụ thể, khẩn trương hướng dẫn, tổ chức thực hiện Nghị quyết số 17/2022/UBTVQH15 ngày 24 tháng 3 năm 2022 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về số giờ làm thêm trong 01 năm, trong 01 tháng của người lao động trong bối cảnh phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội.

Kiểm tra, đôn đốc các địa phương, doanh nghiệp triển khai kịp thời hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động có quan hệ lao động, đang ở thuê, ở trọ, làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu vực kinh tế trọng điểm theo Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg ngày 28 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ.

Khẩn trương tổng kết, đánh giá các chính sách hỗ trợ người dân, người lao động, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2021; đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ trong trường hợp cần thiết.

Theo dõi chặt chẽ để kịp thời có phương án hỗ trợ kết nối cung – cầu lao động, đẩy nhanh phục hồi thị trường lao động, đáp ứng đủ lao động cho doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế. Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đại diện người lao động và người sử dụng lao động đề xuất tổ chức Diễn đàn quốc gia về lao động, việc làm trong quý II năm 2022.

Tăng cường triển khai, ứng dụng có hiệu quả cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để nắm chắc các đối tượng cần trợ giúp về an sinh xã hội; bổ sung nội dung hỗ trợ an sinh xã hội để phòng, chống dịch vào cơ sở dữ liệu quốc gia về an sinh xã hội.

Bộ LĐTB&XH đã chủ trì, phối hợp với cơ quan, địa phương tổ chức thực hiện nghị quyết về số giờ làm thêm trong 01 năm, 01 tháng của người lao động (NLĐ) trong bối cảnh phòng, chống Covid-19 và phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội như kiểm tra, đôn đốc các địa phương, doanh nghiệp triển khai hỗ trợ tiền thuê nhà cho NLĐ có quan hệ lao động, đang ở thuê, ở trọ, làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu vực kinh tế trọng điểm; tổng kết, đánh giá chính sách hỗ trợ người dân, NLĐ, doanh nghiệp… và đề xuất việc xem xét, tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ trong trường hợp cần thiết.

Bên canh đó, theo dõi chặt chẽ để kịp thời có phương án hỗ trợ kết nối cung – cầu lao động, đẩy nhanh phục hồi thị trường lao động, đáp ứng đủ lao động cho doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế; chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đại diện người lao động và người sử dụng lao động đề xuất tổ chức Diễn đàn quốc gia về lao động, việc làm trong quý II năm 2022; tăng cường triển khai, ứng dụng có hiệu quả cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để nắm chắc các đối tượng cần trợ giúp về an sinh xã hội; bổ sung nội dung hỗ trợ an sinh xã hội để phòng, chống dịch vào cơ sở dữ liệu quốc gia về an sinh xã hội.

Theo Nghị quyết số 17/2022/UBTVQH15, người sử dụng lao động có nhu cầu và được sự đồng ý của NLĐ thì được sử dụng NLĐ làm thêm trên 200 giờ nhưng không quá 300 giờ trong 01 năm, trừ các trường hợp gồm NLĐ từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi; NLĐ là người khuyết tật nhẹ suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên, khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng; NLĐ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; Lao động nữ mang thai từ tháng thứ 7 hoặc từ tháng thứ 6 nếu làm việc vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; Lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Thực tế đã có nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, phải ngừng sản xuất do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Đời sống, việc làm của người lao động rất khó khăn. Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động như ưu tiên tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho công nhân, hỗ trợ người lao động khó khăn do dịch bệnh, hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động, giảm thuế… Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng đã có rất nhiều chính sách chăm lo, hỗ trợ người lao động và đồng hành với doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Trong bối cảnh thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch bệnh Covid-19, doanh nghiệp tiếp tục gặp khó khăn khi nhiều đơn hàng có nguy cơ không đảm bảo tiến độ.

Như vậy, việc tăng thời giờ làm thêm phải có sự đồng ý của người lao động và sự giám sát của tổ chức Công đoàn, Cơ quan quản lý Nhà nước về lao động. Doanh nghiệp cũng phải tính toán, trong điều kiện cần thiết mới tổ chức làm thêm. Mục tiêu lâu dài là doanh nghiệp cần đầu tư công nghệ, tăng năng suất lao động, giảm giờ làm cho NLĐ. Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay, việc tăng thời giờ làm thêm cho người lao động sẽ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và tăng thu nhập cho một số bộ phận NLĐ.

Chính sách về quy định số giờ làm thêm trên 200 giờ nhưng không quá 300 giờ trong 01 năm của người lao động trong bối cảnh phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022.

Nguyễn Văn Sỹ