Giải thưởng KHCN Dầu khí Việt Nam được bắt đầu triển khai từ năm 2015 với chu kỳ 5 năm/lần. Giải thưởng sẽ được PVN xét duyệt nhằm tôn vinh các thành tựu khoa học và công nghệ nổi bật của ngành Dầu khí.
Các công trình/cụm công trình tiêu biểu là sản phẩm của quá trình lao động sáng tạo trong nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ, giải pháp quản lý kinh tế vào các hoạt động thực tiễn của PVN và đơn vị, mang lại hiệu quả kinh tế cao và có đóng góp quan trọng cho sự phát triển của Tập đoàn và ngành Dầu khí.
Thi công chế tạo giàn khoan tự nâng Tam Đảo 05 |
Trong đợt xét duyệt lần thứ 2 năm 2020, đã có 11 đơn vị đề xuất 21 công trình/cụm công trình đề nghị xét giải. Qua vòng sơ loại, Hội đồng xét duyệt đã lựa chọn được 14 công trình thuộc các lĩnh vực đủ điều kiện đề nghị xét Giải thưởng Khoa học và Công nghệ Dầu khí Việt Nam.
Danh sách 14 công trình/cụm công trình đề nghị xét tặng Giải thưởng Khoa học và Công nghệ Dầu khí Việt Nam lần 2 như sau:
Cụm công trình nghiên cứu ứng dụng công nghệ thu gom, xử lý và sử dụng khí đồng hành ở các mỏ của Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro và các mỏ lân cận.
Đại diện tác giả: Nguyễn Quỳnh Lâm.
Cụm công trình hệ thống trạm đo Carota tổng hợp xách tay TBM-02 và bộ qui trình minh giải tài liệu địa vật lý Loginter 2.0.
Đại diện tác giả: Nguyễn Xuân Quang.
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp công nghệ và kỹ thuật nâng cao hệ số thu hồi dầu giai đoạn cuối đối tượng móng mỏ Bạch Hổ.
Đại diện tác giả: Phùng Đình Thực.
Các giải pháp khoa học công nghệ tối ưu hóa vận hành Nhà máy lọc dầu Dung Quất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất – kinh doanh của BSR.
Đại diện tác giả: Nguyễn Văn Hội.
Nghiên cứu và áp dụng giải pháp công nghệ địa hóa để phân chia sản phẩm dầu cho các giếng khai thác đồng thời nhiều tầng sản phẩm.
Đại diện tác giả: Hoàng Long.
PVOIL Easy – Ứng dụng công nghệ đọc mã QR nâng cao hiệu quả kinh doanh bán lẻ xăng dầu của Tổng Công ty Dầu Việt Nam-CTCP (PVOIL).
Đại diện tác giả: Nguyễn Tuấn Tú.
Những ứng dụng khoa học kỹ thuật và phương pháp quản trị tiên tiến của thế giới trong thiết kế, xây dựng và vận hành Hệ thống vận chuyển khí Nam Côn Sơn.
Đại diện tác giả: Hoàng Minh.
Tối ưu nâng cao hiệu quả hoạt động của nhà máy Đạm Cà Mau.
Đại diện tác giả: Nguyễn Thanh Tùng.
Nghiên cứu thiết kế cơ sở, chi tiết, công nghệ chế tạo, tích hợp giàn khoan tự nâng 400ft phù hợp với điều kiện Việt Nam và nghiên cứu phát triển, hoán cải giàn khoan dầu khí di dộng phục vụ phát triển kinh tế biển, an ninh quốc phòng.
Đại diện tác giả: Phan Tử Giang.
Thiết kế hệ thống ađo giá trị bảo vệ ăn mòn dưới biển (Cathodic Protection Gradient).
Đại diện tác giả: Lê Nguyễn Pháp.
Cụm công trình KHCN nghiên cứu phát triển và hoàn thiện công nghệ thiết kế, thi công, lắp đặt ngoài khơi giàn công nghệ trung tâm và các công trình dầu khí siêu trường, siêu trọng phù hợp với điều kiện Việt Nam.
Đại diện tác giả: Bùi Hoàng Điệp.
Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ để khai thác các mỏ khí – condensate với điều kiện đặc biệt phức tạp, thềm lục địa Việt Nam.
Đại diện tác giả: Ngô Hữu Hải.
Nghiên cứu lựa chọn các giải pháp công nghệ tối ưu để gia tăng hệ số thu hồi dầu đối với mỏ dầu nặng của PVEP.
Đại diện tác giả: Trần Quốc Việt.
Nghiên cứu và ứng dụng các giải pháp công nghệ tiên tiến để phát triển và hoàn thiện hệ thống thu gom, xử lý và vận chuyển dầu khí trong điều kiện đặc thù tại các mỏ của Liên doanh Rusvietpetro – khu vực đới nâng trung tâm khu tự trị Nhenhexky – Liên bang Nga.
Đại diện tác giả: Nguyễn Trí Dũng.
Lê Phượng