04/08/2016 9:25:10

TƯ VẤN PHÁP LUẬT THÁNG 7/2016

Tiếp theo các nội dung tư vấn pháp luật tại kỳ trước, kỳ này Văn phòng Tư vấn pháp luật tiếp tục gửi tới bạn đọc các câu hỏi tư vấn và xử lý tình huống theo quy định của pháp luật như sau: 

Câu hỏi 1:

Chị A đã có thời gian làm việc và đóng BHXH tại Công ty B. Tuy nhiên, khi nghỉ việc, Chị A không chốt được sổ bảo hiểm do Công ty nợ tiền BHXH. Hiện Chị A vẫn tiếp tục đóng BHXH tại Công ty mới. Hỏi, có được tự chốt sổ bảo hiểm khi Công ty cũ nợ tiền BHXH ?

Trả lời:

Căn cứ Khoản 3 Điều 18 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm Xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Điều 18. Truy thu, truy đóng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

………………………

  1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng đủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bao gồm cả tiền lãi chậm đóng theo quy định đối với người lao động đủ điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc để kịp thời giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.”

Như vậy, trường hợp của Chị A có thời gian làm việc tại Công ty B, tuy nhiên do Công ty còn nợ tiền đóng BHXH nên cơ quan BHXH chưa thực hiện chốt quá trình đóng BHXH, BHTN trên sổ BHXH cho Chị A. Vì vậy, đề nghị Chị A liên hệ và yêu cầu Công ty B đóng đủ BHXH, BHTN, bao gồm cả tiền lãi chậm đóng cho Chị A theo quy định để được chốt sổ và tiếp tục ghi quá trình tham gia BHXH, BHTN tại đơn vị mới.

Câu hỏi 2:

Đoàn viên công đoàn có những quyền và nhiệm vụ như thế nào ?

Trả lời:

Căn cứ Điều 3 của Điều lệ Công đoàn Việt Nam được Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XI thông qua ngày 30/7/2013 thì đoàn viên công đoàn có 7 quyền như sau: 

“Điều 3. Quyền của đoàn viên

  1. Được tham gia thành lập công đoàn cơ sở và hoạt động công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
  2. Được yêu cầu Công đoàn đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng khi bị xâm phạm.
  3. Được thông tin, thảo luận, đề xuất và biểu quyết công việc của Công đoàn, đề xuất với Công đoàn kiến nghị với người sử dụng lao động về thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật đối với người lao động. Được thông tin về các quy định của Công đoàn và đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến Công đoàn, người lao động.
  4. Được ứng cử, đề cử, bầu cử cơ quan lãnh đạo Công đoàn; chất vấn cán bộ công đoàn; kiến nghị xử lý kỷ luật cán bộ công đoàn có sai phạm. Những đoàn viên ưu tú được Công đoàn giới thiệu để Đảng xem xét kết nạp, giới thiệu để bầu vào cơ quan lãnh đạo của Đảng (nếu là đảng viên), của Nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội khác.
  5. Được Công đoàn hướng dẫn, tư vấn, trợ giúp pháp lý miễn phí về pháp luật Lao động, Công đoàn; được Công đoàn đại diện tham gia tố tụng các vụ án về lao động để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng theo quy định của pháp luật.
  6. Được Công đoàn hướng dẫn, giúp đỡ học nghề, tìm việc làm, ưu tiên xét vào học tại các trường, lớp do Công đoàn tổ chức; thăm hỏi, giúp đỡ khi ốm đau, khi gặp khó khăn. Được tham gia các sinh hoạt văn hóa, thể thao, du lịch do Công đoàn tổ chức.
  7. Được nghỉ sinh hoạt công đoàn khi nghỉ hưu, được công đoàn cơ sở nơi làm thủ tục về nghỉ và công đoàn địa phương nơi cư trú giúp đỡ khi có khó khăn; được tham gia sinh hoạt câu lạc bộ hưu trí, ban liên lạc hưu trí do Công đoàn giúp đỡ.”

Căn cứ Mục 3 Hướng dẫn số 238/HD-TLĐ ngày 04/3/2014 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn LĐVN về hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam:

“3. Về quyền của đoàn viên theo Điều 3 thực hiện như sau:

Đoàn viên ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền tập hợp người lao động để tổ chức ban vận động thành lập công đoàn cơ sở theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

Đoàn viên được ứng cử, đề cử để bầu vào các cơ quan lãnh đạo các cấp của tổ chức công đoàn theo quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Khi nghỉ hưu, nếu đoàn viên tiếp tục làm việc theo hợp đồng lao động, hoặc hợp đồng làm việc ổn định thường xuyên thì tiếp tục sinh hoạt công đoàn tại nơi làm việc.”

Căn cứ Điều 4 của Điều lệ Công đoàn Việt Nam thì đoàn viên công đoàn có 4 nhiệm vụ như sau:

“Điều 4. Nhiệm vụ của đoàn viên

  1. Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
  2. Chấp hành và thực hiện Điều lệ Công đoàn Việt Nam, Nghị quyết của Công đoàn, tham gia các hoạt động và sinh hoạt công đoàn, đóng đoàn phí, xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh.
  3. Không ngừng học tập nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp; rèn luyện phẩm chất giai cấp công nhân.
  4. Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, lao động có hiệu quả; cùng nhau chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động và tổ chức Công đoàn.”

Câu 3:

Mục đích, hình thức đối thoại tại nơi làm việc được quy định như thế nào? Định kỳ đối thoại tại nơi làm việc ? 

Trả lời:

Căn cứ Điều 63 Bộ luật Lao động năm 2012 thì mục đích, hình thức đối thoại tại nơi làm việcđược quy định như sau:

          “Điều 63. Mục đích, hình thức đối thoại tại nơi làm việc

  1. Đối thoại tại nơi làm việc nhằm chia sẻ thông tin, tăng cường sự hiểu biết giữa người sử dụng lao động và người lao động để xây dựng quan hệ lao động tại nơi làm việc.
  2. Đối thoại tại nơi làm việc được thực hiện thông qua việc trao đổi trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động hoặc giữa đại diện tập thể lao động với người sử dụng lao động, bảo đảm việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
  3. Người sử dụng lao động, người lao động có nghĩa vụ thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc theo quy định của Chính phủ.”

Căn cứ Điều 65 Bộ luật Lao động năm 2012 thì định kỳ đối thoại tại nơi làm việcđược quy định:

“Điều 65. Tiến hành đối thoại tại nơi làm việc

  1. Đối thoại tại nơi làm việc được tiến hành định kỳ 03 tháng một lần hoặc theo yêu cầu của một bên.
  2. Người sử dụng lao động có nghĩa vụ bố trí địa điểm và các điều kiện vật chất khác bảo đảm cho việc đối thoại tại nơi làm việc.”

Câu 4:

Trách nhiệm của người sử dụng lao động trong quy trình giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản theo quy định của pháp luật hiện hành?

Trả lời:

Căn cứ Điều 12 Quyết định 636/QĐ-BHXH ngày 22/4/2016 về việc ban hành quy định về hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội:

Điều 12. Trách nhiệm của người sử dụng lao động

  1. Hướng dẫn người lao động hoặc thân nhân người lao động lập hồ sơ và tiếp nhận hồ sơ quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 11.
  2. Kiểm tra và hoàn thiện hồ sơ đối với từng người lao động theo quy định tại các Khoản 1 và 2 Điều 8; các Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 9.
  3. Phối hợp với Ban chấp hành Công đoàn cơ sở căn cứ hồ sơ hưởng chế độ ốm đau, thai sản, TNLĐ, BNN và quy định của chính sách để quyết định về số người lao động và số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản, TNLĐ, BNN theo quy định; trường hợp tại đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập Công đoàn cơ sở thì người sử dụng lao động quyết định.
  4. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của người lao động, người sử dụng lao động lập Danh sách theo mẫu C70a-HD quy định tại Khoản 3 Điều 8, Khoản 8 Điều 9 và Điều 10 nộp 01 bản cho cơ quan BHXH nơi đơn vị đang đóng BHXH kèm theo hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản của từng người lao động cùng bản điện tử (theo định dạng của BHXH Việt Nam) Danh sách theo mẫu C70a-HD nêu trên.
  5. Trong trường hợp người lao động nhận trợ cấp thông qua người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả đến người lao động trong thời hạn tối đa 03 ngày kể từ khi nhận được tiền và Danh sách theo mẫu C70b-HD do cơ quan BHXH chuyển đến.
  6. Lưu trữ theo quy định Danh sách theo mẫu C70a-HD; Danh sách theo mẫu C70b-HD.” 

Câu 5:

Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật hiện hành?

Trả lời:

Căn cứ Điều 4 Nghị định 21/2016/NĐ-CP quy định thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế của cơ quan bảo hiểm xã hội:

Điều 4. Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo him y tế

  1. Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
  2. Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh).”

Câu 6:

Nội dung thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật hiện hành?

 Trả lời:

Căn cứ Điều 10 Nghị định 21/2016/NĐ-CP quy định thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế của cơ quan bảo hiểm xã hội:

Điều 10. Nội dung thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo him y tế

  1. Đối tượng đóng.
  2. Mức đóng.
  3. Phương thức đóng.”

Câu 7:

“Hòa giải viên lao động”là ai? Tiêu chuẩn “Hòa giải viên lao động” cụ thể là gì? Ai là người có thẩm quyền bổ nhiệm; trình tự và thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại“Hòa giải viên lao động” ?

Trả lời:

Căn cứ Khoản 1 Điều 3, Điều 4 và Điều 5 Nghị định 46/2013/NĐ-CP, ngày 10/05/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động vtranh chấp lao động. Hòa giải viên lao động là:

Điều 3. Giải thích từ ngữ

……………………….

  1. Hòa giải viên lao động là người được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm theo nhiệm kỳ 5 năm để hòa giải tranh chấp lao động và tranh chấp về hợp đồng đào tạo nghề theo quy định của pháp luật.

…………………………”

Căn cứ Điều 4 Nghị định 46/2013/NĐ-CP, ngày 10/05/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động vtranh chấp lao động. Tiêu chuẩn hòa giải viên lao động:

Điều 4. Tiêu chuẩn hòa giải viên lao động

  1. Là công dân Việt Nam, có năng lực hành vidân sự đầy đủ, có sức khoẻ và phẩm chất đạo đức tốt.
  2. Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang chấp hành án.
  3. Am hiểu pháp luật lao động và pháp luật có liên quan.
  4. Có 03 năm làm việc trong lĩnh vực có liên quan đến quan hệ lao động, có kỹ năng hòa giải tranh chấp lao động.”

Căn cứ Điều 4 Nghị định 46/2013/NĐ-CP, ngày 10/05/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động vtranh chấp lao động. Thẩm quyền, trình tự và thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại hòa giải viên lao động được quy định như sau:

Điều 5. Thẩm quyền, trình tự và thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại hòa giải viên lao động

  1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, bổ nhiệm lại hòa giải viên lao động.
  2. Trình tự, thủ tục bổ nhiệm hòa giải viên lao động:
  3. a) Tự đăng ký hoặc được Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, công đoàn cấp huyện, công đoàn khu công nghiệp, khu chế xuất giới thiệu tham gia dự tuyển hòa giải viên lao động;
  4. b) Hồ sơ dự tuyển hòa giải viên lao động bao gồm:

– Đơn dự tuyển hòa giải viên lao động;

– Sơ yếu lý lịch;

– Giấy chứng nhận sức khỏe;

– Bản sao các văn bằng, chứng chỉ (nếu có);

– Văn bản giới thiệu tham gia dự tuyển của cơ quan, tổ chức quy định tại Điểm a Khoản này.

  1. c) Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn nhận hồ sơ, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội lập danh sách người đạt tiêu chuẩn báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;
  2. d) Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có văn bản đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm hòa giải viên lao động, đồng thời gửi Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội để thẩm định và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

đ) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị bổ nhiệm hòa giải viên lao động của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thẩm định và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định, đồng thời gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đã đề nghị bổ nhiệm hòa giải viên lao động;

  1. e) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định bổ nhiệm hòa giải viên lao động;
  2. g) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định bổ nhiệm hòa giải viên lao động của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm công khai danh sách hòa giải viên lao động để người sử dụng lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và người lao động biế
  3. Trình tự, thủ tục bổ nhiệm lại hòa giải viên lao động:
  4. a) Trong thời hạn 03 tháng, trước khi kết thúc nhiệm kỳ của hòa giải viên lao động, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của hòa giải viên lao động, nhu cầu hòa giải trên địa bàn báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện về việc bổ nhiệm lại hòa giải viên lao động;
  5. b) Trình tự, thủ tục bổ nhiệm lại hòa giải viên lao động thực hiện theo quy định tại Điểm d, Điểm đ, Điểm e và Điểm g Khoản 2 Điều này.

Văn phòng Tư vấn pháp luật