Tiếp theo các nội dung tư vấn pháp luật tại kỳ trước, kỳ này Văn phòng Tư vấn pháp luật tiếp tục gửi tới bạn đọc các câu hỏi tư vấn và xử lý tình huống theo quy định của pháp luật như sau:
Câu hỏi 1.
Khi làm thêm giờ và làm việc vào ban đêm, người lao động được trả lương như thế nào?
Trả lời:
Căn cứ Điều 97, Bộ Luật Lao động sửa đổi năm 2012, tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm được trả như sau:
“Điều 97. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
- Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau:
- a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
- b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
- c) Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
- Người lao động làm việc vào ban đêm (từ 22h đến 06h sáng hôm sau), thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường.
- Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 97, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày.
Câu hỏi 2.
Huy hiệu Công đoàn Việt Nam được quy định như thế nào?
Trả lời:
– Căn cứ Điều 8 Điều lệ Công đoàn Việt Nam được Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XI thông qua ngày 30/7/2013Huy hiệu Công đoàn Việt Nam được quy định như sau:
“Điều 8. Huy hiệu Công đoàn
- Huy hiệu Công đoàn được sử dụng thống nhất trong các cấp Công đoàn theo mẫu sau:
- Đặc điểm cơ bản của huy hiệu Công đoàn:
- Bánh xe răng công nghiệp màu đen (có số lượng 13 răng không bị che lấp) đặt ở trung tâm quả địa cầu.
- Phía trên bánh xe răng có Quốc kỳ Việt Nam, lá cờ màu đỏ tươi, ngôi sao vàng tươi ở chính giữa lá cờ.
- Thước cặp màu đen đặt bên trong bánh xe răng công nghiệp, trên nền màu xanh da trời.
- Quyển sách màu trắng đặt chính giữa, phía trước, bên dưới bánh xe răng,
đ. Phần đế dưới quả địa cầu có chữ “TLĐ” trên nền dải cuốn cách điệu màu xanh công nhân.
- Đường kinh tuyến, vĩ tuyến của quả địa cầu màu trắng, trên nền màu vàng kim loại.”
– Căn cứ Mục 6 Hướng dẫn số 238/HD-TLĐ ngày 04/3/2014 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam. Cụ thể:
“6. Huy hiệu Công đoàn theo Điều 8 thực hiện như sau:
6.1. Huy hiệu Công đoàn được thống nhất sử dụng rộng rãi trong hoạt động của các cấp công đoàn.
6.2. Sử dụng huy hiệu Công đoàn phải thống nhất theo đúng màu sắc, bố cục quy định tại Điều 8, Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
6.3. Những trường hợp bắt buộc sử dụng huy hiệu Công đoàn gồm:
– Đại hội công đoàn các cấp;
– Lễ kết nạp đoàn viên, lễ thành lập tổ chức công đoàn, lễ kỷ niệm ngày truyền thống của công đoàn;
– Trụ sở hoặc nơi làm việc của công đoàn các cấp;
– Văn kiện in thành sách của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trở lên.”
Câu hỏi 3.
Năm 2016, ông T (59 tuổi) làm việc tại Công ty A. Năm 2017, ông T sẽ đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội và tuổi hưởng lương hưu (đủ 60 tuổi và có đủ 20 năm đóng BHXH) để nghỉ hưu. Hỏi Công ty A có phải rút ngắn thời gian làm việc mỗi ngày ít nhất 01 giờ trong năm cuối cùng trước khi ông T nghỉ hưu không?
Trả lời:
– Căn cứ khoản 3 Điều 166 Bộ luật Lao động 2012:
“3. Năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu, người lao động được rút ngắn thời giờ làm việc bình thường hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian”.
– Căn cứ khoản 10 Điều 3 Nghị định 45/2013/NĐ-CP:
“Điều 3. Thời giờ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương
…………………
- Thời giờ làm việc được rút ngắn mỗi ngày ít nhất 01 giờ đối với người lao động cao tuổi trong năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu”.
– Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 14 Nghị định 95/2013/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 88/2015/NĐ-CP):
“1.Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
……………………….
- b) Không rút ngắn thời giờ làm việc đối với người lao động trong năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật;
………………..”.
Như vậy, Công ty A phải rút ngắn mỗi ngày ít nhất 01 giờ làm việc đối với ông T trong năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu và thời gian này được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương.
Câu hỏi 4.
Cơ cấu tổ chức của UBKT công đoàn theo quy định hiện hành?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3, Điều 40 Điều lệ Công đoàn Việt Nam khoá XI và Hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam số 238/HD-TLĐ ngày 04/3/2014 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn LĐVN thì cơ cấu tổ chức của UBKT công đoàn được quy định như sau:
– UBKT công đoàn là cơ quan kiểm tra của công đoàn được thành lập ở các cấp công đoàn (từ công đoàn cơ sở trở lên), do Ban chấp hành công đoàn cấp đó bầu ra và phải được công đoàn cấp trên trực tiếp công nhận (bằng văn bản). Công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận, nghiệp đoàn bộ phận không có UBKT.
– UBKT công đoàn mỗi cấp chịu sự lãnh đạo của Ban chấp hành công đoàn cấp đó và sự chỉ đạo của UBKT công đoàn cấp trên.
– Số lượng uỷ viên UBKT do ban chấp hành công đoàn cùng cấp quyết định, gồm một số uỷ viên trong Ban chấp hành và một số uỷ viên ngoài ban chấp hành;số uỷ viên ban chấp hành không được vượt quá một phần ba (1/3) tổng số uỷ viên UBKT. Số uỷ viên UBKT công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở không quá 09; UBKT công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn không quá 07.
Câu 5.
Những tranh chấp lao động nào mà Công đoàn có quyền khởi kiện tại Tòa án?
Theo Mục 2 tại Hướng dẫn số 995/HD-TLĐngày 30/6/2016của Tổng Liên đoàn LĐVN về Công đoàn khởi kiện, tham gia tố tụng dân sự giải quyết các vụ ántranh chấp lao động cá nhân, tranh chấp lao động tập thể.Những tranh chấp lao động nào mà Công đoàn có quyền khởi kiện tại Tòa án quy định như sau:
“2. Những tranh chấp lao động mà Công đoàn có quyền khởi kiện tại Tòa án theo Điều 32 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015.
2.1. Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động
- Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:
– Tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
– Tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
– Tranh chấp về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
– Tranh chấp về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động mà hòa giải thành nhưng các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, hòa giải không thành hoặc không hòa giải trong thời hạn do pháp luật quy định (trừ một số trường hợp quy định tại điểm a mục 2.1 Phần I hướng dẫn này), bao gồm:
-Tranh chấp về hợp đồng lao động;
-Tranh chấp về tiền lương;
-Tranh chấp về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
-Tranh chấp về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất;
-Tranh chấp về quy định riêng đối với lao động nữ, lao động chưa thành niên và một số lao động khác.
2.2. Tranh chấp lao động tập thể về quyền giữa tập thể lao động với người sử dụng lao độngtheo quy định của pháp luật về lao động đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết mà tập thể lao động hoặc người sử dụng lao động không đồng ý với quyết định đó hoặc quá thời hạn mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương không giải quyết.
2.3. Tranh chấp liên quan đến lao động bao gồm:
– Tranh chấp về học nghề, tập nghề;
– Tranh chấp về cho thuê lại lao động;
– Tranh chấp về quyền công đoàn, kinh phí công đoàn;
– Tranh chấp về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
2.4. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do đình công bất hợp pháp.
2.5. Các tranh chấp khác về lao động, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác.
Văn phòng Tư vấn pháp luật