Năm nay, ngoài việc giữ vững thị trường nội địa, chiến lược xuất khẩu của Tổng Công ty Phân bón và hóa chất dầu khí (PVFCCo – thuộc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam – PVN) là củng cố thị trường tiêu thụ phân bón ở Campuchia, Myanmar, đồng thời phát triển sang các nước khác trong khu vực.
Ngay từ đầu năm nay, Văn phòng đại diện của PVFCCo tại Myanmar đã phối hợp với khách hàng nhận lô hàng xuất khẩu đạm Phú Mỹ đầu tiên đúng tiến độ, an toàn. Myanmar được đánh giá là thị trường đầy tiềm năng đối với các DN sản xuất phân bón của Việt Nam có kế hoạch xuất khẩu sang nước này bởi đây là quốc gia có diện tích đất nông – lâm nghiệp lớn, với tổng cầu phân đạm hằng năm khoảng 1,5 triệu tấn. Theo PVFCCo, mặc dù phải cạnh tranh với sản phẩm urê nhập khẩu tiểu ngạch từ một số nước khác vào Myanmar, nhưng với mẫu mã bao bì đẹp, chất lượng sản phẩm vượt trội, chắc chắn đạm Phú Mỹ sẽ được người nông dân Myanmar tin dùng. Đó là chưa kể, nhờ giao thông thuận tiện (vận chuyển từ Việt Nam sang Myanmar chỉ mất 3-5 ngày) nên các nhà sản xuất phân bón lớn của Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường này sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn nguồn hàng từ các nước khác. Cước phí vận chuyển phân bón từ Việt Nam sang Myanmar so với việc vận chuyển từ các khu vực khác cũng thấp hơn rất nhiều. Đây là lợi thế cạnh tranh cho PVFCCo trong quá trình mở rộng thương hiệu vào thị trường Myanmar.
Ngay từ đầu năm nay, Văn phòng đại diện của PVFCCo tại Myanmar đã phối hợp với khách hàng nhận lô hàng xuất khẩu đạm Phú Mỹ đầu tiên đúng tiến độ, an toàn. Myanmar được đánh giá là thị trường đầy tiềm năng đối với các DN sản xuất phân bón của Việt Nam có kế hoạch xuất khẩu sang nước này bởi đây là quốc gia có diện tích đất nông – lâm nghiệp lớn, với tổng cầu phân đạm hằng năm khoảng 1,5 triệu tấn. Theo PVFCCo, mặc dù phải cạnh tranh với sản phẩm urê nhập khẩu tiểu ngạch từ một số nước khác vào Myanmar, nhưng với mẫu mã bao bì đẹp, chất lượng sản phẩm vượt trội, chắc chắn đạm Phú Mỹ sẽ được người nông dân Myanmar tin dùng. Đó là chưa kể, nhờ giao thông thuận tiện (vận chuyển từ Việt Nam sang Myanmar chỉ mất 3-5 ngày) nên các nhà sản xuất phân bón lớn của Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường này sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn nguồn hàng từ các nước khác. Cước phí vận chuyển phân bón từ Việt Nam sang Myanmar so với việc vận chuyển từ các khu vực khác cũng thấp hơn rất nhiều. Đây là lợi thế cạnh tranh cho PVFCCo trong quá trình mở rộng thương hiệu vào thị trường Myanmar.
Sản xuất phân bón tại Nhà máy đạm Phú Mỹ. Ảnh: Thu Hương |
Ngoài thị trường Myanmar, nhằm thúc đẩy chiến lược xuất khẩu phân đạm trong năm nay sang thị trường Campuchia, cuối năm 2013 PVFCCo đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác kinh doanh phân bón với Công ty Phân bón và hóa chất Campuchia (NCFC). Theo biên bản thỏa thuận, PVFCCo và NCFC sẽ hợp tác để phân phối các sản phẩm phân bón Phú Mỹ với chất lượng cao, giá hợp lý tại thị trường Campuchia góp phần đẩy mạnh việc phát triển nông nghiệp và hỗ trợ nông dân tại thị trường này. Được biết, NCFC là thành viên của Royal Group of Companies, Tập đoàn Hoàng gia đầu tư đa ngành có tiềm lực tài chính, hoạt động trong nhiều lĩnh vực tại Campuchia. PVFCCo đã thành lập chi nhánh tại Phnom Penh từ năm 2011 và đến nay đã xuất khẩu khoảng 32.500 tấn phân bón (chủ yếu là sản phẩm đạm Phú Mỹ và đạm Cà Mau) sang thị trường này. Ngoài việc ký hợp đồng phân phối sản phẩm với các đại lý lớn, Chi nhánh PVFCCo cũng bán hàng trực tiếp tới các đại lý nhỏ ở các tỉnh nhằm phát triển hệ thống phân phối và triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân Campuchia. PVFCCo đã tổ chức mô hình trình diễn sử dụng đạm Phú Mỹ tại Campuchia và thực tế cho thấy sau khi sử dụng phân bón hợp lý, năng suất đã tăng 3-3,5 tấn/ha lên khoảng 6-8 tấn/ha. Thị trường Campuchia được lựa chọn để các DN Việt Nam xuất khẩu phân bón vì đất nước chùa Tháp khá gần gũi với Việt Nam cả trên phương diện địa lý lẫn quan hệ song phương. Campuchia còn là một nước nông nghiệp với 75% dân số làm nghề nông. Tuy nhiên, do phương thức canh tác của nước bạn còn lạc hậu nên có một khoảng trống thị trường cho các sản phẩm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật… Tại thị trường như Campuchia, ngoài PVFCCo cũng có một số DN phân bón, thuốc bảo vệ thực vật của Việt Nam như phân bón Năm Sao, Bình Điền, Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang… hiện diện. Đó là chưa kể các sản phẩm phân bón của Trung Quốc cũng dồn dập vào thị trường này.
Được biết, thách thức hiện nay với các DN Việt Nam khi thâm nhập vào thị trường này là chi phí để đưa sản phẩm phân bón vào hệ thống phân phối của Campuchia còn khá cao. Mặt khác, sức mua của người dân còn thấp. Điều đó đòi hỏi PVFCCo nói riêng, các DN sản xuất phân bón của Việt Nam nói chung cần nỗ lực, tận dụng lợi thế cạnh tranh về chất lượng, giao thông thuận tiện, cước phí thấp… trong quá trình mở rộng thương hiệu.
Được biết, thách thức hiện nay với các DN Việt Nam khi thâm nhập vào thị trường này là chi phí để đưa sản phẩm phân bón vào hệ thống phân phối của Campuchia còn khá cao. Mặt khác, sức mua của người dân còn thấp. Điều đó đòi hỏi PVFCCo nói riêng, các DN sản xuất phân bón của Việt Nam nói chung cần nỗ lực, tận dụng lợi thế cạnh tranh về chất lượng, giao thông thuận tiện, cước phí thấp… trong quá trình mở rộng thương hiệu.
Gia Khoa