Trong bài thơ Bác ơi, Tố Hữu viết:
“Bác sống như trời đất của ta
Yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa
Tự do cho mỗi đời nô lệ
Sữa để em thơ, lụa tặng già”
Yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa
Tự do cho mỗi đời nô lệ
Sữa để em thơ, lụa tặng già”
Suốt cả cuộc đời 79 mùa xuân của mình, Bác đã để lại cho đời nhiều thứ quý giá, trong đó có một suối nguồn tình cảm sâu nặng nghĩa tình, nâng niu quý trọng mà Bác đã dành cho nhiều thế hệ phụ nữ Việt Nam.
Ngay trong những năm tháng bôn ba tìm đường cứu nước, trong những vấn đề mà Nguyên Tất Thành- Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm là giải phóng phụ nữ ở các nứơc thuộc địa nói chung và Việt Nam nói riêng. Trong sâu thảm tâm tư, Người luôn cho rằng đó là những lớp người khốn khổ nhất trong những người khổ cực.
Chính vì thế, Người căm ghét bọn thống trị luôn thực hiện một chính sách mà theo Người từng viết trong Bản án chế độ thực dân rằng “đối xử một cách hết sức bỉ ổi với người phụ nữ… và xúc phạm tới phong hóa, trinh tiết và đời sống của họ”. Thêm một nạn nhân của chế độ thực dân; một phụ nữ; một trẻ em bị đánh, bị giết đều làm Người đau đớn.
Đối với chị em phụ nữ chúng ta, có gì xúc động hơn, khi thấy trong từng lời nói, câu viêt, cử chỉ thể hiện nỗi lòng của Người đồng cảm với nỗi lòng của những người mẹ mất con, người vợ mất chồng trong vụ Pháp giết hại những người Việt Nam tại Khám lớn Sài Gòn. Người đã từng lên tiếng vạch trần những hành động dã man của lũ mặt người dạ thú với những người phụ nữ “Không một chỗ nào người phụ nữ thoát khỏi những hành động bạo ngược của bọn người xâm lược…”, chúng “mắng một phụ nữ Nam An là con đĩ, con bú dù… Ngay giữa chợ Bến Thành ở Sài Gòn… bọn gác chợ người Âu cũng không ngần ngại dùng roi gân bò, dùi cui đánh người phụ nữ bản xứ…”.
Có phải chăng đó chính là tình cảm, là động lực to lớn giúp Người vượt qua mọi khó khăn gian khổ trong cuộc hành trình 30 năm trời tìm đường cứu nước để rồi, năm 1941, khi trở về đất Mẹ, Người không phút ngưng nghỉ để lãnh đạo nhân dân ta làm nên sự tích thần kỳ: Đánh đổ chế độ phong kiến thực dân, dựng nên một nước Việt Nam độc lập dân tộc và dân chủ tiến bộ. Hồi ký của các vị lãnh đạo đã kể rằng trong nhưng ngày thàn hiọat động ở Cao Bằng Người đã yêu quý các cháu gái giúp việc ở đây.Như người cha người ông nhân từ Bác đặt tên, dạy chũ cho họ và rèn cặp ho trở thành cán bộ cốt cán .
Trong cuộc Tổng tuyển cử dân chủ đầu tiên ngày 6-1-1946, Người vui sướng khi thấy phụ nữ là tầng lớp đi bỏ phiếu hăng hái nhất. Sau khi đã trở thành Chủ tịch nước, Người vẫn luôn hướng tình cảm của mình đối với những người phụ nữ. Mùa xuân năm 1952, nhân kỷ niệm Hai Bà Trưng và ngày Quốc tế phụ nữ, Người đã gửi thư ngợi khen: “Non sông gấm vóc Việt Nam do Phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”.
Bác Hồ về thăm bà con Pác Bó – Cao Bằng năm 1961
Trong diễn ca “Lịch sử nước ta”, Người đã khẳng định:
“Phụ nữ ta chẳng tầm thường
Ðánh Ðông, dẹp Bắc làm gương để đời
Ðánh Ðông, dẹp Bắc làm gương để đời
Rồi Người viết
“Hai Bà Trưng có đại tài
Phất cờ khởi nghĩa giết người tà gian
Ra tay khôi phục giang san
Tiếng thơm dài tạc đá vàng nước ta”.
Phất cờ khởi nghĩa giết người tà gian
Ra tay khôi phục giang san
Tiếng thơm dài tạc đá vàng nước ta”.
Và hình ảnh Bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồng cũng được Người khắc họa:
“Tỉnh Thanh Hóa có một bà
Tên là Triệu Ẩu tuổi vừa đôi mươi
Tài năng dũng cảm hơn người
Khởi binh cứu nước muôn đời lưug gương.
Tên là Triệu Ẩu tuổi vừa đôi mươi
Tài năng dũng cảm hơn người
Khởi binh cứu nước muôn đời lưug gương.
Người từng căn dặn: “Hai Bà Trưng để lại cho phụ nữ Việt Nam một truyền thống vẻ vang là dũng cảm kháng chiến…”, thì: “Phụ nữ Việt Nam ta cũng phải xứng đáng là con cháu Hai Bà”.
Và vì thế Người luôn khẳng định “Dân tộc Việt Nam là dân tộc anh hùng… Phụ nữ Việt Nam là phụ nữ anh hùng”. Trong kháng chiến chống Pháp. Rồi chống Mỹ “ta cũng có nhiều anh hùng là phụ nữ”. “Từ trước đến nay phụ nữ Việt Nam ta có rất nhiều đóng góp cho cách mạng, phụ nữ ta rất đáng kính, phụ nữ ta đã có nhiều tiến bộ”. Tuy nhiên, “Bác còn mong phụ nữ tiến bộ nhiều hơn nữa”.
Người còn chỉ rõ “Hiện nay, trong các ngành, số phụ nữ tham gia còn ít. Ðảng và Chính phủ rất hoan nghênh, sẵn sàng cất nhắc và giao cho phụ nữ những chức trách quan trọng”. Muốn vậy, bản thân phụ nữ phải: Gắng học tập, chính trị, học tập văn hóa kỹ thuật; nâng cao tinh thần yêu nước và giác ngộ XHCN; Hăng hái thi đua thực hiện “Cần kiệm xây dựng Tổ quốc, cần kiệm xây dựng gia đình”. Chúc chị em phụ nữ cố gắng học tập, tiến bộ nhiều, tiến bộ mãi để xứng đáng làm chủ nước nhà” (Bài nói chuyện tại Ðại hội phụ nữ tích cực Thủ đô lần thứ hai-8-3-1960).
Với Người, công tác cán bộ nữ mà cụ thể là cất nhắc và giao trọng trách cho phụ nữ phải gắn liền với việc giải phóng phụ nữ, bởi “Ðể xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải thật sự giải phóng phụ nữ và tôn trọng quyền lợi của phụ nữ”. Thế nhưng “Muốn làm tròn nhiệm vụ vẻ vang đó, phụ nữ ta phải xóa bỏ cái tâm lý tự ti…phải có ý chí tự cường tự lập”. Bởi vậy, những gì trái với quy tắc nam nữ bình đẳng Người đều có thái độ kiên quyết phản đối.
Lịch sử Đảng ghi rằng, tháng 1-1963, trong phiên họp của Bộ Chính trị để bàn về những vấn đề quan trọng của cách mạng, Bác đã đọc một bức thư của một nữ cán bộ ở Vĩnh Phúc bị chồng đối xử tàn tệ mà không được chính quyền đoàn thể can thiệp. Cán bộ đảng viên thì lẩn tránh…
Bác Hồ trò chuyện với bà con nông dân trên cánh đồng xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ, Thái Nguyên năm 1954
Đọc xong bức thu, Bác nhận xét đây là tội ác, là tàn dư tồi tệ của chế độ cũ và yêu cầu cuộc họp ưu tiên giải quyết trường hợp này trước.
Lớp lớp phụ nữ Việt Nam thật sự xúc động và biết ơn Bác Hồ vì biết rằng, vào những năm tháng cuối cùng của đời mình, Người vẫn quan tâm sâu sắc đến sự nghiệp bình đẳng giới.
Ông Vũ Kỳ, Thư ký riêng của Bác kể lại rằng: “Vào tháng 5-1968, Bác Hồ đọc lại bản Di chúc và thấy cần phải viết thêm mấy điểm về phụ nữ”. Thế rồi, trong bản Di chúc Bác viết: “Trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, phụ nữ đảm đang ta đã góp phần xứng đáng trong chiến đấu và trong sản xuất, Ðảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc kể cả công việc lãnh đạo. Bản thân phụ nữ thì phải cố gắng vươn lên. Ðó là một cuộc cách mạng đưa đến quyền bình đẳng thật sự cho phụ nữ” (Di chúc). Đây vừa là tình cảm tràn đầy, vừa là huấn thị thiêng liêng của Bác.
Còn nhớ trong tác phẩm “Ðường Kách mệnh”,Người đã viết: Ai đã biết lịch sử thì biết rằng muốn sửa sang xã hội mà không có phụ nữ giúp vào, thì chắc không làm nổi. Và Bác dẫn lời Lê Nin : Ðảng cách mệnh phải làm sao dạy cho đàn bà nấu ăn cũng biết làm việc nước, như thế cách mệnh mới gọi là thành công…”.
Năm tháng qua đi, đã 45 mùa xuân chị em ta không được nghe những lời dậy ân tình của một “người Cha, người Bác, người Anh từ suối nguồn mãnh liệt của Bác Hồ vô vàn kính yêu!
Nguyễn Thị Bảo Dân