Ban thường vụ Công đoàn ngành căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ và tính chất sản xuất của từng đơn vị để sắp xếp kiện toàn phù hợp, như việc tách công đoàn Công ty dịch vụ Dầu khí Vũng Tàu thành 3 công đoàn cơ sở độc lập là Công đoàn PSC,
1. Từ khi thành lập Công đoàn Dầu khí Việt Nam (16.12.1991) đến Đại hội lần thứ 1 (5.1993).
– Công tác kiện toàn tổ chức và nhân sự
Ban thường vụ Công đoàn ngành căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ và tính chất sản xuất của từng đơn vị để sắp xếp kiện toàn phù hợp, như việc tách công đoàn Công ty dịch vụ Dầu khí Vũng Tàu thành 3 công đoàn cơ sở độc lập là Công đoàn PSC, Công đoàn Viên điều dưỡng Dầu khí và công đoàn trạm liên lạc Dầu khí phía nam, đã thành lập các công đoàn cơ sở mới là công đoàn công ty dung dịch khoan và hoá phẩm Dầu khí, Công đoàn công ty Dầu mỡ nhờn, Công đoàn trung tâm thông tin tư liệu Dầu khí, sáp nhập công đoàn công ty Địa Vật lý(GPTS) và công đoàn công ty dịch vụ Dầu khí (PSC) Vũng Tàu thành công đoàn cơ sở công ty dịch vụ kỹ thuật Dầu khí (PTSC), kiện toàn công đoàn công ty Giám sát các hợp đồng chia sản phẩm Dầu khí trên cơ sở Công đoàn Công ty Dầu khí I, kiện toàn Công đoàn công ty Thăm dò khai thác Dầu khí trên cơ sở Công đoàn công ty Dầu khí II…
Cùng với việc kiện toàn tổ chức các công đoàn cơ sở, Ban thường vụ đã làm việc với lãnh đạo và cấp uỷ đảng các đơn vị để lựa chọn cán bộ, bổ sung, sắp xếp, kiện toàn đội ngũ cán bộ công đoàn ở các cơ sở và ở công đoàn Dầu khí Việt Nam.
Cơ quan công đoàn Dầu khí Việt Nam, bộ phận tham mưu giúp việc của Ban thường vụ, Ban chấp hành đã được lãnh đạo Tổng công ty và tổng liên đoàn giúp đỡ, tạo điều kiện đến cuối năm 1992 được biên chế 6 cán bộ công đoàn chuyên trách và một số Đồng chí khác làm kiêm nhiệm. Công đoàn Dầu khí Việt Nam khẩn trương xây dựng các quy chế, quy định trong các chuyên đề của các cơ quan, cơ quan Công đoàn ngành đã phân công trách nhiệm theo cuộc họp Ban thường vụ ngày 14.6.1992.
Đồng chí Nguyễn Đức Tuấn chủ tịch phụ trách chung phụ trách khối công tác, tổ chức, cán bộ, tài chính, bảo hiểm xã hội.
Đồng chí Mai Cương Chính Phó chủ tịch phụ trách khối công tác kinh tế chính sách xã hội, đối ngoại, văn hoá tư tưởng.
Đồng chí Nguyễn Văn Tam Phó chủ tịch (cán bộ kiêm nhiệm) phụ trách ban đại diện công đoàn phía Nam( trụ sở lúc đầu ở 9 Hoàng Diệu TP Vũng Tàu, sau đó chuyển về 95B Lê Lợi và đến tháng 6.1998, vai trò, nhiệm vụ của ban đại diện đã hết và được giải thể).
Đồng chí Phùng Văn Cậy uỷ viên Ban thường vụ phụ trách văn phòng và công tác tổ chức cán bộ.
Đồng chí Lê Thuần Phong uỷ viên Ban thường vụ phụ trách công tác bảo hiểm xã hội và tài chính công đoàn.
Đồng chí Vũ Ngọc Diêu uỷ viên Ban thường vụ phụ trách công tác kinh tế chính sách xã hội.
Đồng chí Nguyễn Thị Liễu phụ trách kế toán và Đồng chí Triệu Thị Minh Thư thủ quỹ và tham gia công tác hành chính cơ quan.
Để chuẩn bị tổ chức Đại hội các công đoàn cơ sở tiến tới Đại hội công đoàn Dầu khí Việt Nam lần thứ 1, hội nghi Ban chấp hành lâm thời họp 10.8.1992, tại hội trường viện bảo hộ lao động, được sự chấp thuận của tổng liên đoàn lao động Việt Nam, hội nghị đã bầu ra uỷ ban kiểm tra công đoàn ngành gồm có 5 uỷ viên là:
Đồng chí Bùi Ngọc Biểu: Chủ nhiệm
Đồng chí Đào Xuân Nhị: Phó chủ nhiệm
Đồng chí Nguyễn Phú Chương: Uỷ viên
Đồng chí Chu Kim Chung: Uỷ viên
Đồng chí Trần Ngọc Toản: Uỷ viên
Như vậy công tác xây dựng sắp xếp đội ngũ cán bộ công đoàn đã được ổn định gồm có:
23 uỷ viên Ban chấp hành công đoàn ngành.
5 uỷ viên uỷ ban kiểm tra công đoàn ngành.
123 uỷ viên Ban chấp hành công đoàn cơ sở
71 uỷ viên Ban chấp hành công đoàn cơ sở thành viên
350 uỷ viên Ban chấp hành công đoàn bộ phận
533 tổ trưởng công đoàn
15 cán bộ công đoàn chuyên trách (trong đó cơ quan công đoàn ngành có 6 cán bộ, Công đoàn xí nghiệp liên doanh Dầu khí Việt – Xô có 4 cán bộ, Công đoàn xí nghiệp liên hiệp xây lắp có 3 cán bộ và công đoàn công ty Dầu khí I Thái Bình có 2 cán bộ )
– Hoạt động của công đoàn lâm thời đến Đại hội I (5.1993)
Cùng vơi công tác kiện toàn tổ chức cán bộ Ban thường vụ, Ban chấp hành công đoàn ngành đã tổ chức các hoạt động theo chức năng nhiệm vụ của mình, vừa triển khai thực hiện nhiệm vụ gây không khí phấn khởi sôi nổi trong công nhân viên chức, lao động chuẩn bị Đại hội các công đoàn cơ sở tiến tới Đại hội công đoàn Dầu khí Việt Nam lần thứ I.
Công đoàn Dầu khí Việt Nam tuy mới thành lập nhưng đã thực hiện được chức năng đại diện cho công nhân, viên chức, lao động tham gia quản lý chăm lo đời sống công nhân lao động, bằng nhiều hình thức biện pháp phù hợp. Đã nắm sát tình hình sản xuất kinh doanh của ngành và các cơ sở, tập hợp các nguyện vọng, đề xuất của công nhân, viên chức, lao động tham gia với lãnh đạo Tổng công ty trong các hoạt động của ngành, trong việc hoạch định các chế độ, chính sách có liên quan đến người lao động trong ngành.
Lúc đó việc làm là điều bức xúc nhất của công nhân lao động trong ngành Dầu khí, cũng như tình hình của cả nước vào những năm đầu thập kỷ 90. Công đoàn đã cùng với Tổng công ty ra chỉ thị liên tịch phát động phong trào thi đua lao động sản xuất, xây dựng các đơn vị tập thể làm ăn giỏi, tìm biện pháp tháo gỡ khó khăn, duy trì sản xuất kinh doanh, đảm bảo việc làm ổn định đời sốn người lao động. Nhiều nơi công đoàn đã chủ động phối hợp với lãnh đạo đơn vị tổ chức thực hiện có kết quả, như công đoàn xí nghiệp liên hợp xây lắp đã tổ chức thêm phân xưởng may, Công đoàn công ty DMC vận động cán bộ công nhân nghiên cứu mở rộng mặt hàng, tăng sản lượng sản xuất. Công ty VIDAMO tổ chức thêm các cửa hàng kinh doanh dầu mỡ nhờn, Công ty Dầu khí I Thái Bình đã mở rộng và cải tạo dây chuyền sản xuất nước khoáng, công ty GPTS mở rộng dịch vụ khách sạn ăn uống, nhà hàng,…..Những biện pháp tình thế trước mắt tuy chưa là cơ bản nhưng thiết thực đối với người lao động đã thu hút được lực lượng lao động dôi dư và hàng trăm con em trong ngành có việc làm, đời sống ổn định.
Thực hiện nghị quyết 176/HĐBT của hội đồng bộ trưởng(nay là chính phủ) trong toàn ngành đã có gần 500 người phải buộc đưa ra ngoài dây chuyền sản xuất, Công đoàn đã cùng với lãnh đạo xem xét cụ thể từng trường hợp và giải quyết chế độ kịp thời, thoả đáng. Công đoàn đã trích gần 150 triệu đồng để trợ giúp thêm ngoài chế độ chính sách của nhà nước để anh chi em phải nghỉ việc bớt khó khăn, sớm ổn định cuộc sống.
Đối với việc thu nhập giữa các đơn vị trong ngành còn có những bất hợp pháp, không khuyến khích ngươì lao động phấn khởi làm việc,Công đoàn đã cùng lãnh đạo tổng công ty có biện pháp từng bước điều chỉnh việc làm sự chênh lệch về thu nhập giữa nơi cao và thấp, tao sự đoàn kết thống nhất góp phần động viên người lao động.
Về việc phân công trong ban chấp hành nhiệm kỳ I, Hội nghị ban chấp hành đã họp và công bố kết quả bầu cử vào buổi sáng ngày 11.5.1993, Ban chấp hành đã họp và công bố kết quả đã bầu ban thường vụ gồm 8 uỷ viên ( xếp theo ABC)
Đồng chí Bùi Ngọc Biểu
Đồng chí Phùng Văn Cậy
Đồng chí Mai Cương Chính
Đồng chí Đào Xuân Nhị
Đồng chí Trần Thị Kim Thoa
Đồng chí Đoàn Thiên Tích
Đồng chí Nguyễn Quốc Toại
Đồng chí Nguyễn Đức Tuấn
Đồng chí Nguyễn Đức Tuấn được bầu làm chủ tịch và đồng chí Mai Cương Chính, đồng chí Đoàn Thiên Tích làm Phó chủ tịch công đoàn Dầu khí Việt Nam. Sáng ngày 12.5.1993 hội nghị Ban chấp hành công đoàn Dầu khí Việt Nam tiếp tục họp bầu uỷ ban kiểm tra công đoàn gồm 7 uỷ viên:
Đồng chí Đào Xuân Nhị : Chủ nhiệm
Đồng chí Trần Ngọc Toản : Phó chủ nhiệm
Đồng chí Nguyễn Phú Chương : Uỷ viên
Đồng chí Nguyễn Hồng Chinh : Uỷ viên
Đồng chí Nguyễn Hoàng Hải : Uỷ viên
Đồng chí Phạm Liễu : Uỷ viên
Đồng chí Phạm Khắc Vinh: Uỷ viên
Cũng tại hội nghị Ban chấp hành lần thứ nhất đã quyết định một số công tác cần triển khai trước mắt và giao cho cơ quan công đoàn ngành hoàn thiện các văn bản đại hội, báo cáo Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và thông báo kết qủa Đại hội đến cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức lao động, Công đoàn trong ngành.
Thành công của Đại hội đã tạo điều kiện thuận lợi và tăng cường sức mạnh cho mọi hoạt động của công đoàn Dầu khí Việt Nam, là cơ sở vững chắc để đảm bảo việc tổ chức, triển khai thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội lần thứ 1 Công đoàn Dầu khí Việt Nam.
2. Từ Đại hội thứ 1 đến Đại hội lần thứ 2 (1993-1998).
Được sự quan tâm lãnh đạo của tổng liên đoàn lao động Việt Nam. Ban cán sự đảng tổng công ty và sự phối hợp của ban tổng giám đốc tổng công ty, Công đoàn Dầu khí Việt Nam đã nhanh chóng tổ chức triển khai thực hiện nghị quyết của Đại hội, mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần quan trọng vào việc ổn định, phát triển của Tổng công ty Dầu khí.
– Công tác tuyên truyền giáo dục.
Nhận thức công đoàn là một tổ chức chính trị – xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân, của tầng lớp tri thức và người lao động, là thành viên trong khối đại đoàn kết dân tộc của mặt trận tổ quốc Việt Nam do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo, được tổ chức và hoạt động theo điều lệ công đoàn Việt Nam, vì vậy công đoàn Dầu khí luôn coi trọng công tác tuyên truyền, học tập đường lối, chính sách và nghị quyết của đảng, pháp luật của nhà nước cho người lao động. Công đoàn Dầu khí Việt Nam đã phối hợp với Tổng công ty Dầu khí và các đảng bộ, chi bộ trong ngành mở các lớp học nghị quyết Đại hội đảng toàn quốc lần thứ VIII cho cán bộ chủ chốt. Đồng thời công đoàn Dầu khí đã tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức các nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng, của tổng liên đoàn lao động Việt Nam và các tổ chức học tập bộ luật lao động, luật doanh nghiệp, luật công đoàn… Thông qua học tập đã giúp cho cán bộ, công nhân viên chức nâng cao nhận thức nắm được chủ trương đường lối, chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước, làm cho đoàn viên công đoàn hiểu rõ quyền lợi và trách nhiệm của mình đối với doanh nghiệp.
Trong dịp kỷ niệm 20 năm thành lập ngành Dầu khí, Công đoàn Dầu khí đã tổ chức cuộc thi tìm hiểu về quá trình hình thành, phát triển ngành Dầu khí Việt Nam, cuộc thi này đã được đông đảo cán bộ công nhân viên chức tham gia. Qua đây người lao động hiểu thêm về truyền thống của ngành, góp phần xây dựng ngành Dầu khí Việt Nam trở thành một ngành công nghiệp vững mạnh.
Nhiều công đoàn cơ sở cũng đã đổi mới hình thức tuyên truyền giáo dục phù hợp với điều kiện sống và làm việc của công nhân lao động, bằng cách tổ chức nói chuyện, giao lưu văn hoá và gặp truyền thống. Trong đợt thi tìm hiểu về đảng về bác hồ, về công đoàn Việt Nam liên đoàn ban thường vụ đoàn Dầu khí Việt Nam tổ chức, 100% công đoàn cơ sở tham gia với 89% cán bộ,cán bộ công nhân viên chức đã có bài gửi về cơ quan công đoàn Dầu khí. Trên các giàn khoan và công trình nổi trên biển. Công đoàn xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro, Công đoàn công ty dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí ….đã phối hợp cùng chính quyền cung cấp đầy đủ sách báo, trang thiết bị nghe, nhìn để đưa tiếng nói của đảng, của nhà nước đến với người lao động đáp ứng nhu cầu thông tin giải trí và hưởng thụ văn hoá của người lao động.
Từ tháng 10.1994, Công đoàn Dầu khí đã xuất bản tờ Thông tin Công đoàn Dầu khí Việt Nam ra mỗi quý một kỳ, đảm bảo đúng chủ trương của ban thường vụ và những quy định xuất bản báo chí của nhà nước. Nội dung ấn phẩm thiết thực, đã biểu dương kịp thời những thành tích trong mọi hoạt động của cán bộ, công nhân viên chức lao động trong ngành, thông tin về mọi hoạt động cảu ngành, phổ biến chính sách chế độ có quan hệ đến quyền lợi nghĩa vụ của người lao động. Tờ thông tin Công đoàn Dầu khí Việt Nam đã thực sự là cầu nối giữa người lao động trong ngành. Ngoài ra những sự kiện tin tức hoạt động của Công đoàn Dầu khí còn được đăng tải trên các báo đài của trung ương và địa phương.
– Tham gia quản lý bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.
Dưới sự lãnh đạo của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Công đoàn Dầu khí đã tổ chức cho đông đảo công nhân lao động đoàn viên tham gia ý kiến vào nhiều văn bản dự thảo của Nhà nước về chế độ, chính sách liên quan trực tiếp đến người lao động như: Bộ luật lao động, Luật Doanh nghiệp, chính sách tiền lương mới, chế độ bảo hiểm xã hội …..Công đoàn Dầu khí đã tham gia với hội đồng quản trị và lãnh đạo Tổng công ty trong việc xây dựng các phương án, dự án có tính chiến lược về kinh tế, xã hội của ngành, tham gia xây dựng điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty, xây dựng quy chế tài chính, sắp xếp bố trí nhân lực, đào tạo cán bộ… Tham gia với Tổng công ty kiện toàn tổ chức theo hướng chuyên ngành, nhằm nâng cao năng lực hoạt động của xí nghiệp thành viên, đồng thời giải quyết hợp lý lực lượng lao động dôi dư tồn đọng. Vận động đoàn viên công đoàn thực hiện bộ luật lao động, luật doanh nghiệp, chỉ đạo các công đoàn cơ sở phối hợp với chuyên môn tổ chức có hiệu qủa đại hội công nhân viên chức phát huy quyền làm chủ của người lao động. thông qua Đại hội nhiều khó khăn đã được tháo gỡ tìm ra những biện pháp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh và xây dựng được kế hoạch chăm lo đời sống cho người lao động.
Đặc biệt, Công đoàn Dầu khí đã chủ động dự thảo, biên soạn và tổ chức ký kết thoả ước lao động tập thể với Tổng công ty Dầu khí Việt Nam, ngày 5.11.1997 đồng chí chủ tịch công đoàn Dầu khí đã ký kết với đồng chí tổng giám đốc Tổng công ty Dầu khí trước sự chứng kiến của lãnh đạo tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Sở lao động – thương binh xã hội và xã hội thành phố Hà Nội. Sự kiện này đánh dấu một bước phát triển mới trong quan hệ giữa tổ chức công đoàn với người sử dụng lao động. Ngay sau đó ban thường vụ công đoàn Dầu khí đã chỉ đạo tốt việc ký kết thoả ước lao động tập thể ở các đơn vị cơ sở. Qua đây các công đoàn cơ sở đã tham gia cùng với lãnh đạo đơn vị giải quyết có hiệu quả nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, phân loại,bố trí lao động xây dựng quy chế an toàn bảo hộ lao động, quy chế trả lương hàng năm, quản lý và sử dụng quỹ phúc lợi, quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động được thoả thuận cao hơn luật định.
– Phong trào thi đua lao động giỏi, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động.
Ngay những tháng đầu hàng năm và trong dịp kỷ niệm những ngày lễ lớn, những sự kiện trọng đại của đất nước, Công đoàn Dầu khí Việt Nam đã phối hợp vơí Tổng công ty Dầu khí ban hành các chỉ thị liên tịch, chỉ đạo các cơ sở tổ chức vận động công nhân lao động thi đua hoàn thành nhiệm vụ kinh tế – xã hội ngành.
– Phong trào thi đua lao động giỏi.
Với mục tiêu: năng suất, chất lượng, hiệu quả đồng thời bảo đảm an toàn vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường, các công đoàn cơ sở đã tổ chức phong trào phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới và sản xuất. Ngoài ra nhiều đơn vị còn định kỳ tổ chức thi thợ giỏi biểu dương các gương đỉên hình tiên tiến…Những phong trào này đã được đông đảo lực lượng công nhân kỹ thuật cán bộ khao học và cán bộ quản lý nghiệp vụ tích cực tham gia. Chỉ tính trong 3 năm 1995-1998, đã có hàng trăm sáng kiến cải tiến kỹ thuật làm lợi hàng trăm tỷ đồng. Có nhiều sáng kiến đã được Tổng công ty khen thưởng, Cục sáng chế cấp bằng công nhận. Trong phong trào này Công đoàn xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro là đơn vị dẫn đầu, có nhiều sáng kiến, sáng chế đã được áp dụng vào thực tế đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Ban nữ công công đoàn Dầu khí đã chỉ đạo ban nữ công cơ sở chủ động xây dựng kế hoạch. mục tiêu thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, phù hợp với từng thời kỳ, từng nhiệm vụ cụ thể của đơn vị, động viên lực lượng nữ công nhân lao động tham gia, chị em đã lao động sáng tạo trên nhiều lĩnh vực sản xuất, kinh doanh Dầu khí, hoàn thành nhiệm vụ chỉ tiêu kế hoạch được giao. Hằng năm phong trào được tổng kết, rút ra bài học kinh nghiệm và biểu dương khen thưởng kịp thời. Trong 3 năm 1995-1998 có 473 tập thể và cá nhân đã được Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và công đoàn Dầu khí Việt Nam khen thưởng, nhiều chị em trong công đoàn cơ sở đã đạt danh hiệu” Phụ nữ hai giỏi”.
Thực hiện khẩu hiệu:” Sản xuất phai an toàn, an toàn để sản xuất “, Công đoàn Dầu khí đã phối hợp với Tổng công ty chủ động đề xuất với viện bảo hộ lao động của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam tổ chức học tập nghiệp vụ bảo hộ và pháp lệnh bảo hộ lao động cho cán bộ chủ chốt trong ngành Dầu khí, đồng thời triển khai thực hiện việc học tập pháp lệnh này đến từng đơn vị cơ sở. Công đoàn Dầu khí đã cùng với Tổng công ty hằng năm tổ chức kiểm tra định kỳ về công tác bảo hộ lao động của mạng lưới an toàn thực phẩm và tổ chức hội thi An toàn vệ sinh giỏi.
Tuy nhiên, liên đoàn đặc điểm ngành và tính chất lao động nặng nhọc cho lên tai nạn rủi ro và bệnh nghề nghiệp vẫn là nguy cơ tiềm ẩn đối với người lao động. Vì vậy công đoàn Dầu khí luôn luôn động viên người lao động phải tự bảo vệ mình, chỉ đạo các cấp công đoàn cần phối hợp chặt chẽ với chuyên môn thường xuyên quan tâm kiểm tra chế độ an toàn bảo hộ lao động, tăng cường trách nhiệm hoạt động của đội ngũ an toàn vệ sinh sinh viên trong các tổ chức sản xuất. Những ngành nghề đặc biệt nặng nhọc, độc hại, Công đoàn Dầu khí đã cùng lãnh đạo Tổng công ty đề xuất với các cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết về chế chính sách đặc thù cho nghề lăn sâu ngoài biển, nghề sản xuất hoá chất và dung dịch khoan Dầu khí.
– Hoạt động văn hoá, thể thao và từ thiện xã hội.
Sau Đại hội I, Công đoàn Dầu khí đã có chủ trương tổ chức tốt các phong trào văn hoá văn nghệ và thể thao ở nhiều cấp, từ cấp ngành đến cấp cơ sở. chủ trương này đã đựơc lãnh đạo Tổng công ty Dầu khí và các đơn vị thành viên ủng hộ, triển khai, duy trì thực hiện thường xuyên, cán bộ công nhân viên chức lao động phấn khởi hăng hái tham gia nhiệt tình đã trở thành phong trào quần chúng, gây khí thế sôi nổi trong phong trào thi đua lao động sản xuất. Thông qua những đợt hội thao, hội diễn, Công đoàn Dầu khí đã lựa chọn những đơn vị khá, những tiết mục hay cử đi tham gia hội diễn liên hoan hội thao, hội diễn văn nghệ liên đoàn tổng liên đoàn lao động Việt Nam và các địa phương tổ chức. Trong các đợt hội thao, hội diễn nhiều đơn vị và cá nhân đã đạt giải cao, được tặng nhiều huy chương vàng, huy chương bạc và nhiều tặng phẩm kỷ niệm khác. Để tạo điều kiện cho phong trào, Công đoàn Dầu khí và các Công đoàn cơ sở đã phối hợp với Tổng công ty và các đơn vị thành viên đầu tư xây dựng nhiều cụm văn hoá, thể thao với quy mô lớn, nhỏ khác nhau cho phù hợp với nhu cầu của từng nơi, như ở Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh và Hà Nội để người lao động có điều kiện tập luyện và vui chơi giải trí.
Công đoàn Dầu khí Việt Nam đã phối hợp với lãnh đạo Tổng công ty chỉ đạo các đơn vị ngành hưởng ứng phong trào “ Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” để giúp đỡ những gia đình thuộc diện chính sách xã hội, những người có công với cách mạng và các bà mẹ Việt Nam anh hùng. Phong trào “tương thân tương ái”, “ Lá lành đùm lá rách” để giúp đỡ đồng bào các tỉnh lũ lụt, các cháu mồ côi, tật nguyền, các cháu học sinh nghèo vượt khó. Ngoài việc tham gia hưởng ứng những phong trào trên, Công đoàn Dầu khí còn vận động cán bộ công nhân viên chức lao động ủng hộ nhân dân Cu Ba đang gặp khó khăn, ủng hộ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và thành phố Huế xây dựng trường học, ủng hộ trang thiết bị y tế cho bệnh viện tỉnh Thái Bình.
Chỉ tính trong 2 năm 1995-1997Công đoàn Dầu khí đã vận động các đơn vị xây dựng 94 nhà tình nghĩa, phụng dưỡng 81 bà mẹ Việt Nam anh hùng, ủng hộ tượng đài kỷ niệm 5330 tỷ đồng, ủng hộ những địa phương bị bão lụt 5.455 tỷ đồng, ủng hộ nhân dân Cu Ba 1.011 tỷ đồng.
Với thành tích trên, nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thương binh liệt sĩ, Nhà nước đã tặng thưởng Huân chương lao động hạng 3 cho Tổng công ty Dầu khí Việt Nam, nhiều công đoàn cơ sở và cá nhân đã được tặng bằng khen cảu Bộ Lao động Thương binh và xã hội .
Công đoàn Dầu khí Việt Nam đã duy trì phát triển quỹ tương trợ Dầu khí. Đến hết quý I năm 1997 đã thu về quỹ được 1.870 tỷ đồng và đã chi cho các đối tượng nói trên hết 1.299 tỷ đồng. Cũng trong thời gian này, 21 ban liên lạc hưư trí Dầu khí ở những địa phương có hoạt động Dầu khí được thành lập như: Thái Bình, Hưng Yên, Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nội, Nam Định, Vũng Tàu, Tp Hồ Chí Minh. Quỹ tương trợ Dầu khí được thực hiện theo quy chế tổ chức và hoạt động của quỹ.
– Công tác xây dựng tổ chức Công đoàn và tham gia xây dựng Đảng.
Công tác xây dựng tổ chức Công đoàn.
Sau Đại hội I hệ thống tổ chức của công đoàn Dầu khí được kiện toàn, các ban trong cơ quan công đoàn ngành, các công đoàn cơ sở ở các đơn vị thành viên, kể cả các công đoàn cơ sở ở các công ty liên doanh và nhà thầu Dầu khí nước ngoài.
Đồng chí Nguyễn Đức Tuấn, Chủ tịch công đoàn ngành đã chính thức chuyển hẳn sang làm chuyên trách, được bổ nhiệm làm uỷ viên Ban cán sự Đảng Tổng công ty và uỷ viên hội đồng Quản trị tạo điều kiện thuận lợi cho công đoàn tham gia trực tiếp vào hoạch định và triển khai mọi chủ trương hoạt động của ngành Dầu khí.
Trong thời gian 1993-1998 Công đoàn Dầu khí đã vận động tập hợp được đông đảo công nhân lao động tham gia hoạt động tổ chức công đoàn, đã kết nạp được 4.548 đoàn viên mới. Đặc biệt, đã vận động thành lập 6 công đoàn cơ sở ở các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài và các nhà thầu Dầu khí, nâng tổng số lên 26 công đoàn cơ sở đã ổn định về tổ chức. Số đoàn viên công đoàn Dầu khí cuối năm 1993 là 8.117 người, đến tháng 5.1998 đã tăng lên 12.664 người.
Để nâng cao chất lượng hoạt động của các công đoàn cơ sở, Công đoàn Dầu khí đã coi trọng việc chỉ đạo xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh. Căn cứ vào tiêu chuẩn để chấm điểm, phân loại, đánh giá các công đoàn cơ sở. chỉ tính riêng năm 1997 có 91% số công đoàn cơ sở đạt tiêu chuẩn vững mạnh toàn diện, không có công đoàn cơ sở yếu kém. Việc phát thẻ đoàn viên công đoàn cũng được tiến hành đồng thời với việc tổ chức xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh, tính đến năm 1998 đã có 85% số đoàn viên được phát thẻ, qua đây nần cao ý thức về quyền và trách nhiệm của mỗi đoàn viên trong tổ chức công đoàn.
Trong điều kiện hoạt động phân tán, đa số cán bộ công đoàn đều phải kiêm nhiệm, công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ công đoàn hết sức khó khăn. Tuy nhiên công đoàn Dầu khí đã tổ chức được 6 lớp tập huấn về Bộ luật lao động, nghiệp vụ hoạt động công đoàn và phổ biến các chính sách có quan hệ đến quyền, lợi ích của người lao động cho 291 lượt người theo học. Từ đó nâng cao trình độ năng lực hoạt động của cán bộ công đoàn làm cho toàn bộ hệ thống công đoàn hoạt động có hiệu quả hơn.
– Công tác tham gia xây dựng đảng.
Với ý thức trách nhiệm của một tổ chức chính trị – xã hội của giai cấp công nhân, tầng lớp tri thức và người lao động. Công đoàn Dầu khí đã tổ chức học tập, tuyên truyền rộng rãi các nghị quyết, đường lối, chính sách của Đảng và triển khai thực hiện đến người lao động. Công đoàn Dầu khí thường xuyên tổ chức học tập để giáo dục, vận động đoàn viên công đoàn tham gia xây dựng và bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, đồng thời có trách nhiệm trong việc tham gia đóng góp ý kiến cho đảng viên, để góp phần xây dựng tổ quốc Đảng trong sạch, vững mạnh, Cùng với tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Công đoàn Dầu khí đã lựa chọn những đoàn viên ưu tú giới thiệu sang các chi bộ Đảng để có kế hoạch bồi dưỡng, kết nạp. Trong nhiệm kỳ đã có 329 đoàn viên công đoàn ở các đơn vị trong ngành Dầu khí được kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam.
Năm năm thực hiện nghị quyết Đại hội I Công đoàn Dầu khí Việt Nam, hoạt động công đoàn luôn bám sát nhiệm vụ chính trị của Đảng, nghị quyết Đại hội VII tổng liên đoàn lao động Việt Nam, động viên công nhân lao động trong ngành Dầu khí phát huy mọi tiềm năng khắc phục khó khăn, lao động sáng tạo để hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ của Đại hội đề ra. Công đoàn Dầu khí Việt Nam luôn đổi mới về nội dung và phương pháp hoạt động, phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của ngành Dầu khí.
Đánh giá về sự trưởng thành và những đóng góp xuất sắc cảu đội ngũ công nhân viên chức lao động ngành Dầu khí Việt Nam, trong 5 năm 1993-1998 Nhà nước đã tặng thưởng cho nhiều tập thể và cá nhân những phâng thưởng cao quý:
30 Huân chương lao động các loại.
1 Huân chương chiến công hạng III.
2 Huân chương độc lập hạng II và hạng III.
1 tập thể được phong tặng danh hiệu “Anh hùng lao động”
Công đoàn Dầu khí Việt Nam được tặng cờ thi đua của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và nhiều cá nhân, đơn vị được tặng bằng khen của chính phủ và Tổng liên đoàn lao động Việt Nam.
Đại hội II Công đoàn Dầu khí Việt Nam.
Đại hội đại biểu công đoàn Dầu khí Việt Nam lần thứ II được tổ chức tại hội trường 37 Hùng Vương, Hà Nội trong 2 ngày 26 và 27.5.1998, Đại hội có nhiệm vụ đánh giá kết quả hoạt động 5 năm(1993-1998) thực hiện nghị quyết Đại hội công đoàn Dầu khí Việt Nam lần thứ nhất, và đề ra nhiệm vụ công tác trong nhiệm kỳ mới.
Với phương châm phát huy nội lực, tăng cường hợp tác quốc tế, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu lớn được đặt ra trong nghị quyết Đại hội đảng toàn quốc lần thứ VIII đối với ngành Dầu khí :” Tiếp tục đẩy mạnh công tác tìm kiếm, thăm dò khai thác Dầu khí. Năm 2000 đạt khoảng 20 triệu tấn dầu quy đổi, trong đó có khoảng 16 triệu tấn dầu thô và 4 tỷ m3 khí. Đa dạng hoá hình thức hợp tác liên doanh, nâng cao năng lực công nghiệp Dầu khí quốc gia, cả trong thăm dò, khai thác, chế biến, và dịch vụ. Xây dựng quy hoạch tổng thể sử dụng khí thiên nhiên, khí đồng hành, hoàn thành 2 công trình đường ống dẫn khí để sử dụng 4.5-5 tỷ m3 khí/năm. Xây dựng nhà máy lọc dầu số 1 (6,5 triệu tấn/năm), chuẩn bị xây dựng nhà máy lọc dầu số 2 (hoặc mở rộng nhà máy số 1) và xây dựng ngành công nghiệp hoá dầu.
Là một ngành kinh tế mũi nhọn, hoạt động của ngành công đoàn Dầu khí phải xây dựng đội ngũ công nhân lao động và tổ chức công đoàn vững mạnh, có đủ phẩm chất tri thức đáp ứng nhu cầu của một ngành công nghiệp hiện đại, đẩy mạnh phong trào thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo khai thác nhiều dầu, khí cho tổ quốc, đóng góp cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đại hội II công đoàn Dầu khí Việt Nam đã đề ra mục tiêu phấn đấu trong nhiệm kỳ 1998-2003: “ Vì sự phát triển của ngành trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho đội ngũ công nhân lao động, xây dựng đội ngũ công nhân lao động và tổ chức công đoàn Dầu khí Việt Nam cững mạnh”.
Để thực hiện mục tiêu trên, Đại hội đã đề ra 8 nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu sau:
1. Phát huy vai trò đại diện của tổ chức công đoàn, tham gia quản lý, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của công nhân lao động.
2. Đổi mới và nâng cao hiệu quả của phong trào thi đua: lao động giỏi, lao động sáng tạo, thực hành tiết kiệm, chống tham ô lãng phí.
3. Tăng cường và nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền giáo dục