Dầu khí là một tập đoàn kinh tế, kỹ thuật có đặc điểm công nghệ, thiết bị và môi trường hoạt động đặc thù, có nguy cơ cao về sự cố cháy nổ, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Xác định rõ công tác Bảo hộ lao động, đảm bảo an toàn- vệ sinh lao động, bảo vệ sức khỏe, tính mạng cho người lao động luôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các cấp Công đoàn Dầu khí Việt Nam, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Trong nhiều năm qua, cùng với sự phát triển lớn mạnh của Tập đoàn Dầu khí, công tác an toàn vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ luôn được các cấp lãnh đạo, doanh nghiệp, tổ chức Công đoàn các cấp trong toàn ngành quan tâm và có nhiều hoạt động thiết thực, không ngừng chăm lo cải thiện điều kiện lao động, ngăn ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe cho người lao động, thực hiện tốt các chính sách, pháp luật, quy định về bảo hộ lao động.
Chủ tịch Công đoàn DK Hồ Công Kỳ phát động hưởng ứng tuần lễ ATVSLĐ – PCCN
Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta, nhằm đảm bảo an toàn, đảm bảo sức khoẻ của người lao động, trên cơ sở Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam lần thứ nhất (nhiệm kỳ 2010 – 2015), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cụ thể về công tác AT-VSLĐ-PCCN, được triển khai thực hiện từ năm 2010 đến năm 2015 với mục tiêu hướng tới sự phát triển bền vững. Đến nay, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ về công tác AT-VSLĐ-PCCN đó là:
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã xây dựng được định hướng phát triển và mục tiêu dài hạn đối với công tác AT-VSLĐ-PCCN của Tập đoàn. Phát triển công tác AT-VSLĐ-PCCN của Tập đoàn theo hướng hiện đại, phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội, tiến bộ khoa học kỹ thuật, theo kịp các công ty dầu khí tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Với mục tiêu: Tuân thủ luật pháp về AT-VSLĐ-PCCN; ngăn ngừa tai nạn, sự cố, bệnh nghề nghiệp; cải thiện điều kiện làm việc; thiết lập hệ thống quản lý an toàn, môi trường theo mô hình quản lý của các công ty dầu khí tiên tiến.
Hệ thống quản lý an toàn, môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế đã và đang triển khai áp dụng có hiệu quả tại hầu hết các đơn vị sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn. Đến nay, có 14/15 Tổng công ty/Công ty con của Tập đoàn đã hoàn thành và đang triển khai áp dụng Hệ thống quản lý an toàn, môi trường; Hệ thống quản lý an toàn, môi trường đã phát huy hiệu quả tốt trong ngăn chặn, phòng ngừa tai nạn, sự cố nhất là tại các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực có nguy cơ cao; đóng góp lớn trong việc đảm bảo các công trình, nhà máy trọng điểm về dầu khí được vận hành liên tục, ổn định và an toàn.
Công tác PCCC, ƯCKC và ƯPDT tiếp tục được củng cố và tăng cường, từ đầu tư, đổi mới trang thiết bị, tổ chức lực lượng đến việc xây dựng quy trình, kế hoạch thực hiện.
Ý thức chấp hành pháp luật về AT-VSLĐ-PCCN của người sử dụng lao động và người lao động nhìn chung được nâng cao; hoạt động thanh tra, kiểm tra an toàn vệ sinh lao động, giám sát môi trường lao động được tăng cường và đổi mới, văn hóa an toàn tiếp tục được phát triển.
Với vai trò chức năng nhiệm vụ của mình, Công đoàn Dầu khí Việt Nam cùng các cấp Công đoàn trong toàn ngành đã chủ động tham gia với Tập đoàn và các đơn vị xây dựng, ban hành các chính sách, quy định về công tác an toàn vệ sinh lao động, đảm bảo hài hòa lới ích của Doanh nghiệp và người lao động. Các cấp Công đoàn trong toàn ngành đã tích cực phối hợp trong hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám sát công tác an toàn vệ sinh lao động tại các đơn vị, nhà máy, xí nghiệp, công trình, dự án và tại tổ đội sản xuất, giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách về bảo hộ lao động.
Công đoàn Dầu khí Việt Nam thường xuyên hướng dẫn các cấp Công đoàn trong toàn Tập đoàn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn, đào tạo cho cán bộ làm công tác an toàn vệ sinh lao động và theo dõi chỉ đạo hoạt động của mạng lưới an toàn vệ sinh viên; định kỳ tổ chức các Hội thi an toàn vệ sinh viên giỏi từ cấp ngành đến cấp đơn vị, từ đó đã không ngừng nâng cao nhận thức, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng của đội ngũ làm công tác an toàn và ý thức chấp hành công tác an toàn vệ sinh lao động của người sử dụng lao động và người lao động.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã xây dựng được định hướng phát triển và mục tiêu dài hạn đối với công tác AT-VSLĐ-PCCN của Tập đoàn. Phát triển công tác AT-VSLĐ-PCCN của Tập đoàn theo hướng hiện đại, phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội, tiến bộ khoa học kỹ thuật, theo kịp các công ty dầu khí tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Với mục tiêu: Tuân thủ luật pháp về AT-VSLĐ-PCCN; ngăn ngừa tai nạn, sự cố, bệnh nghề nghiệp; cải thiện điều kiện làm việc; thiết lập hệ thống quản lý an toàn, môi trường theo mô hình quản lý của các công ty dầu khí tiên tiến.
Hệ thống quản lý an toàn, môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế đã và đang triển khai áp dụng có hiệu quả tại hầu hết các đơn vị sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn. Đến nay, có 14/15 Tổng công ty/Công ty con của Tập đoàn đã hoàn thành và đang triển khai áp dụng Hệ thống quản lý an toàn, môi trường; Hệ thống quản lý an toàn, môi trường đã phát huy hiệu quả tốt trong ngăn chặn, phòng ngừa tai nạn, sự cố nhất là tại các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực có nguy cơ cao; đóng góp lớn trong việc đảm bảo các công trình, nhà máy trọng điểm về dầu khí được vận hành liên tục, ổn định và an toàn.
Công tác PCCC, ƯCKC và ƯPDT tiếp tục được củng cố và tăng cường, từ đầu tư, đổi mới trang thiết bị, tổ chức lực lượng đến việc xây dựng quy trình, kế hoạch thực hiện.
Ý thức chấp hành pháp luật về AT-VSLĐ-PCCN của người sử dụng lao động và người lao động nhìn chung được nâng cao; hoạt động thanh tra, kiểm tra an toàn vệ sinh lao động, giám sát môi trường lao động được tăng cường và đổi mới, văn hóa an toàn tiếp tục được phát triển.
Với vai trò chức năng nhiệm vụ của mình, Công đoàn Dầu khí Việt Nam cùng các cấp Công đoàn trong toàn ngành đã chủ động tham gia với Tập đoàn và các đơn vị xây dựng, ban hành các chính sách, quy định về công tác an toàn vệ sinh lao động, đảm bảo hài hòa lới ích của Doanh nghiệp và người lao động. Các cấp Công đoàn trong toàn ngành đã tích cực phối hợp trong hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám sát công tác an toàn vệ sinh lao động tại các đơn vị, nhà máy, xí nghiệp, công trình, dự án và tại tổ đội sản xuất, giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách về bảo hộ lao động.
Công đoàn Dầu khí Việt Nam thường xuyên hướng dẫn các cấp Công đoàn trong toàn Tập đoàn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn, đào tạo cho cán bộ làm công tác an toàn vệ sinh lao động và theo dõi chỉ đạo hoạt động của mạng lưới an toàn vệ sinh viên; định kỳ tổ chức các Hội thi an toàn vệ sinh viên giỏi từ cấp ngành đến cấp đơn vị, từ đó đã không ngừng nâng cao nhận thức, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng của đội ngũ làm công tác an toàn và ý thức chấp hành công tác an toàn vệ sinh lao động của người sử dụng lao động và người lao động.
Với vai trò nòng cốt, Công đoàn Dầu khí Việt Nam đã hướng dẫn và tổ chức triển khai sâu rộng phong trào quần chúng làm công tác bảo hộ lao động ở cơ sở. Phong trào thi đua Xanh – Sạch – Đẹp, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động luôn được các cấp Công doàn duy trì phát triển và triển khai có hiệu quả, không ngừng cải thiện điều kiện và môi trường làm việc của người lao động.
PCT Công đoàn DK Nguyễn Mạnh Kha tặng Bằng khen của Công đoàn ngành cho các đội AT-VSV liên doanh Vietsovpetrocó thành tích xuất sắc trong năm 2013
Nhằm thiết thực hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia về ATVSLĐ, PCCN lần thứ 16, năm 2014, với chủ đề: “Suy nghĩ và hành động vì mục tiêu không tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cháy nổ tại nơi làm việc”, Công đoàn đoàn Dầu khí Việt Nam đã xây dựng kế hoạch liên tịch triển khai tuần lễ Quốc gia với những nội dung trọng tâm hướng về cơ sở đó là: Tổ chức các hoạt động tuyên truyền hướng đến cán bộ công nhân viên, người lao động về các thông tin liên quan đến công tác ATVSLĐ, phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cháy nổ trong cơ quan đơn vị, đoanh nghiệp; Tổ chức phát tờ rơi có nội về công tác an toàn vệ sinh lao động, PCCN, hướng dẫn các Công đoàn cơ sở treo băng rôn, khẩu hiệu tại các nhà máy, tổ đội, công trình nơi sản xuất, để tuyên truyền đến người lao động về mục đích ý nghĩa của Tuần lễ Quốc gia ATVSLĐ,PCCN lần thứ 16; Thành lập đoàn kiểm tra và tổ chức kiểm tra tại 6 đơn vị Dầu khí trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu; Tổ chức chức đến thăm hỏi, động viên, tặng quà 8 gia đình và cá nhân người lao động bị tai nạn lao động nặng; Đặc biệt, Công đoàn Dầu khí Việt Nam đã chủ trì phối hợp với Tập đoàn DKVN tổ chức lễ phát động hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia ATVSLĐ,PCCN lần thứ 16 tại Thành phố Vũng Tàu vào ngày 12/3/2014 với sự tham dự của đại diện lãnh đạo các Bộ ngành, lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, các sở ban ngành Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, người sử dụng lao động, Công đoàn các đơn vị trong Tập đoàn và 500 người lao động đến từ các đơn vị Dầu khí trên địa bản Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Đây là một trong những hoạt động thiết thực và ý nghĩa hướng đến cơ sở, hướng đến người lao động, để hưởng ứng tuần lễ Quốc gia ATVSLĐ,PCCN lần thứ 16, năm 2014.
Tuyên truyền nâng cao nhận thức về công tác an ninh, an toàn, vệ sinh lao động và PCCN tại NMLD Dung Quất.
Chủ đề Tuần lễ quốc gia ATVSLĐ-PCCN lần thứ 16 và phát động an toàn giao thông năm 2014 của Tập đoàn và Công đoàn Dầu khí Việt Nam là “Suy nghĩ và hành động vì mục tiêu không tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cháy nổ tại nơi làm việc và đảm bảo an toàn giao thông”. Với tinh thần Văn hóa Dầu khí, văn hóa an toàn của người lao động Dầu khí, các cấp lãnh đạo Tập đoàn đến các đơn vị thành viên, tổ chức Công đoàn và người lao động trong toàn Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã cam kết, đồng tâm hưởng ứng và tập trung triển khai những nhiệm vụ và các giải pháp cơ bản về công tác ATVSLĐ, PCCN đó là:
Thứ nhất, Các cấp đơn vị, tổ chức công đoàn các cấp trong Tập đoàn tiếp tục duy trì, phối hợp chặt chẽ với chuyên môn để xây dựng và ban hành chương trình, kế hoạch hành động cụ thể về công tác an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ theo từng tháng, quí và thường xuyên tổ chức kiểm tra, thanh tra, hướng dẫn, đôn đốc các tập thể, cá nhân để thực hiện công tác ATVSLĐ,PCCN;
Thứ hai, Tập trung đẩy mạnh các hoạt động đào tạo, huấn luyện và tuyên truyền nâng cao nhận thức về an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ tại các doanh nghiệp và tới người lao động. Tăng cường tuyên truyền văn hóa an toàn lao động và các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cháy nổ tại nơi làm việc, coi đó là một bước đột phá nhằm đưa chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ đến với đông đảo người lao động;
Thứ ba, Người sử dụng lao động thực hiện nghiêm và đầy đủ các qui định, chế độ bảo hộ lao động cho người lao động; chủ động rà soát, áp dụng các biện pháp phòng ngừa các nguy cơ, rủi ro gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và cháy nổ; tăng cường tổ chức các hoạt động huấn luyện, đào tạo, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động; tăng cường công tác tự kiểm tra, giám sát an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ tại doanh nghiệp, cơ sở.
Thứ tư, Tiếp tục đẩy mạnh phong trào quần chúng làm công tác bảo hộ lao động; củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của mạng lưới An toàn vệ sinh viên ở cơ sở; nâng cao hiệu quả, thiết thực phong trào thi đua “Xanh – Sạch – Đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động”; quá trình hoạt động sẽ được sơ kết, tổng kết đánh giá và khen thưởng kịp thời đối với các cá nhân và tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác an toàn vệ sinh lao động; quan tâm thăm hỏi, động viên các gia đình nạn nhân và nạn nhân bị TNLĐ, BNN.
Thứ năm, Vì sức khỏe của mình và cộng đồng, người lao động Dầu khí không ngừng nâng cao ý thức tự giác thực hiện nghiêm các qui định về an toàn vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ; chủ động và tích cực tham gia cùng với người sử dụng lao động trong việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động tại doanh nghiệp; tích cực trao dồi, nâng cao kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ mình và cộng đồng tránh khỏi các nguy cơ, rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và cháy nổ…
Thứ sáu, Các hoạt động thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn về công tác an toàn, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ tiếp tục được quan tâm, thực hiện quyết liệt hơn nữa đặc biệt là trong các lĩnh vực có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và cháy nổ; Kiên quyết xử lý nghiêm, kịp thời các doanh nghiệp, cá nhân vi phạm.
Thứ bảy, Các cấp Công đoàn chủ động phối hợp chặt chẽ với người sử dụng lao động, tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động năm 2014 nhằm đạt các mục tiêu của Chương trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và hướng dẫn của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Tăng cường, mở rộng các hoạt động hợp tác quốc tế để thúc đẩy công tác an toàn, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ trong phát triển và hội nhập.
Thứ tám, Công đoàn các cấp trong Tập đoàn Dầu khí chủ động phối hợp với người sử dụng lao động để tuyên truyền thường xuyên tới người lao động về quy tắc giao thông, đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng phương tiện xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện; tuyên truyền tác hại của việc lạm dụng rượu, bia đối với sức khỏe và an toàn xã hội; phổ biến tuyên truyền về những hậu quả sức khỏe, gánh nặng bệnh tật, di chứng do tai nạn giao thông gây ra; tuyên truyền các quy định về điều kiện đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông đường thủy, trong hoạt động chở khách du lịch, chở khách trên sông.
Thứ hai, Tập trung đẩy mạnh các hoạt động đào tạo, huấn luyện và tuyên truyền nâng cao nhận thức về an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ tại các doanh nghiệp và tới người lao động. Tăng cường tuyên truyền văn hóa an toàn lao động và các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cháy nổ tại nơi làm việc, coi đó là một bước đột phá nhằm đưa chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ đến với đông đảo người lao động;
Thứ ba, Người sử dụng lao động thực hiện nghiêm và đầy đủ các qui định, chế độ bảo hộ lao động cho người lao động; chủ động rà soát, áp dụng các biện pháp phòng ngừa các nguy cơ, rủi ro gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và cháy nổ; tăng cường tổ chức các hoạt động huấn luyện, đào tạo, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động; tăng cường công tác tự kiểm tra, giám sát an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ tại doanh nghiệp, cơ sở.
Thứ tư, Tiếp tục đẩy mạnh phong trào quần chúng làm công tác bảo hộ lao động; củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của mạng lưới An toàn vệ sinh viên ở cơ sở; nâng cao hiệu quả, thiết thực phong trào thi đua “Xanh – Sạch – Đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động”; quá trình hoạt động sẽ được sơ kết, tổng kết đánh giá và khen thưởng kịp thời đối với các cá nhân và tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác an toàn vệ sinh lao động; quan tâm thăm hỏi, động viên các gia đình nạn nhân và nạn nhân bị TNLĐ, BNN.
Thứ năm, Vì sức khỏe của mình và cộng đồng, người lao động Dầu khí không ngừng nâng cao ý thức tự giác thực hiện nghiêm các qui định về an toàn vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ; chủ động và tích cực tham gia cùng với người sử dụng lao động trong việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động tại doanh nghiệp; tích cực trao dồi, nâng cao kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ mình và cộng đồng tránh khỏi các nguy cơ, rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và cháy nổ…
Thứ sáu, Các hoạt động thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn về công tác an toàn, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ tiếp tục được quan tâm, thực hiện quyết liệt hơn nữa đặc biệt là trong các lĩnh vực có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và cháy nổ; Kiên quyết xử lý nghiêm, kịp thời các doanh nghiệp, cá nhân vi phạm.
Thứ bảy, Các cấp Công đoàn chủ động phối hợp chặt chẽ với người sử dụng lao động, tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động năm 2014 nhằm đạt các mục tiêu của Chương trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và hướng dẫn của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Tăng cường, mở rộng các hoạt động hợp tác quốc tế để thúc đẩy công tác an toàn, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ trong phát triển và hội nhập.
Thứ tám, Công đoàn các cấp trong Tập đoàn Dầu khí chủ động phối hợp với người sử dụng lao động để tuyên truyền thường xuyên tới người lao động về quy tắc giao thông, đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng phương tiện xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện; tuyên truyền tác hại của việc lạm dụng rượu, bia đối với sức khỏe và an toàn xã hội; phổ biến tuyên truyền về những hậu quả sức khỏe, gánh nặng bệnh tật, di chứng do tai nạn giao thông gây ra; tuyên truyền các quy định về điều kiện đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông đường thủy, trong hoạt động chở khách du lịch, chở khách trên sông.
Phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được coi là một trong những biện pháp quan trọng hàng đầu nhằm hạn chế các sự cố, tai nạn lao động, cháy nổ xảy ra và đảm bảo an toàn giao thông. Công đoàn các cấp trong toàn ngành cùng phối hợp chặt chẽ với người sử dụng lao động, tuyên truyền tới người lao động cùng nhau chung sức, nỗ lực thực hiện tốt các nhiệm vụ và giải pháp đặt ra. Chính những điều đó là việc làm thiết thực nhất và hiệu quả nhất nhằm hưởng ứng chủ đề của Tuần lễ quốc gia năm nay, góp phần thực hiện mục tiêu kiềm chế tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cháy nổ xảy ra và an toàn giao thông.
Diễn tập phòng chống cháy tại Viện Dầu khí Việt Nam
Việc triển khai tích cực các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ quốc gia về AT-VSLĐ-PCCN lần thứ 16 năm 2014 có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với mục tiêu kiểm soát và giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, góp phần bảo vệ sức khoẻ người lao động – bảo vệ và phát triển nguồn nhân lực, góp phần vào sự phát triển bền vững của Tập đoàn, vì quyền, lợi ích hợp pháp và chính đáng của người lao động.
Nguyễn Mạnh Kha – Phó Chủ tịch Công đoàn Dầu khí Việt Nam