Công tác lập và giao dự toán của các công đoàn trực thuộc thời gian vừa qua đã được nâng cao, góp phần vào việc nâng cao chất lượng quản lý tài chính công đoàn (TCCĐ).
Tuy nhiên, dự toán thu – chi TCCĐ còn hạn chế làm ảnh hưởng đến công tác quản lý, điều hành TCCĐ, giảm hiệu quả sử dụng nguồn kinh phí.
Tại công đoàn các cấp, lập dự toán còn chưa đầy đủ và bao quát hết nguồn thu, chậm so với thời gian quy định, thu cao hơn khả năng TCCĐ, còn chưa đầy đủ căn cứ và sát thực tế. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do một số công đoàn các cấp còn chưa thực sự nghiêm túc trong công tác xây dựng dự toán, chưa ước tính các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn thu cũng như chủ động xây dựng kế hoạch chương trình hoạt động công đoàn phù hợp với thực tế, phù hợp nguồn kinh phí được sử dụng trong kỳ;
Nghị quyết 07b/NQ – TLĐ ngày 21/1/2016 của BCH Tổng liên đoàn khóa XI về công tác TCCĐ trong tình hình mới, đã đưa ra mục tiêu quản lý tài chính của công đoàn các cấp cần quan tâm ngay từ khâu lập dự toán, thông qua dự toán xây dựng kế hoạch thu chi, từ đó chủ động nguồn chi. Do đó, yêu cầu cần thiết phải nâng cao hơn nữa chất lượng dự toán TCCĐ.
Để xây dựng dự toán tài chính công đoàn 2017 khả thi về nguồn thu, cân đối được nguồn chi trong năm, đảm bảo thực hiện đúng các quy định, công đoàn các cấp cần quan tâm, quán triệt hơn nữa các quy định hiện hành về quản lý tài chính, tài sản công đoàn, xây dựng dự toán 2017 còn có 1 số một số nội dung mới cần đặc biệt lưu ý như sau:
Một là, Quỹ tiền lương xác định thu KPCĐ năm 2017 được xác định là tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bình quân 6 tháng đầu năm 2016 có xác định yếu tố tăng trưởng (trên cơ sở số liệu của BHXH) nhân với số lao động thuộc đối tượng phải đóng KPCĐ ước năm 2017.
Hai là, Đoàn phí công đoàn (ĐPCĐ) thu theo hướng dẫn số 803/CĐDK ngày 31/10/2016 về việc quy định mức đóng ĐPCĐ. Nếu thu ĐPCĐ vượt mức theo hướng dẫn số 258/HD – TLĐ ngày 7/3/2016, số ĐPCĐvượt được xác định là số thu ĐPCĐ chênh lệch giữa mức đóng 1% lương thực lĩnh hàng tháng với 10% tiền lương cơ sở theo quy định nhà nước;
Ba là, thực hiện Nghị quyết số 09c /NQ – BCH ngày 18/10/2016 của BCH Tổng liên đoàn về “Điều chỉnh giảm tỷ trọng chi hành chính, hoạt động phong trào tại các cấp công đoàn để tạo nguồn kinh phí cho đầu tư xây dựng các thiết chế của công đoàn tại các Khu công nghiệp, Khu chế xuất”. Mức điều chỉnh giảm 10% chi hành chính và 10% chi hoạt động phong trào tại các cấp công đoàn và được chuyển tập trung về Tổng liên đoàn.
Ba là, tiếp tục triển khai Nghị quyết 07b/NQ – TLĐ ngày 21/1/2016, tăng tỷ lệ kinh phí công đoàn cơ sở được sử dụng theo hướng từ năm 2016, mỗi năm tăng 1% để đạt mức 75%. Năm 2017, tỷ lệ kinh phí công đoàn cơ sở được sử dụng 67%.
Bốn là, các cấp công đoàn cần tuân thủ xây dựng dự toán chi trong phạm vi nguồn thu được phân phối, sử dụng trong năm theo quy định. Trong dự toán chi cần cân nhắc nguồn kinh phí để tổ chức nhiệm vụ trọng tâm đồng thời cần xác định nghĩa vụ nộp kinh phí về cấp trên.
Năm là, nếu trong dự toán thu chi tài chính công đoàn năm 2017 của công đoàn các cấp sử dụng tài chính công đoàn tích lũy tối đa không quá 50%, nội dung chi được thuyết minh cụ thể và được thực hiện khi Công đoàn cấp trên duyệt.
Mặc dù dự toán mang tính dự báo không thể đòi hỏi chính xác tuyệt đối đến từng con số, nhất là trong tình hình nền kinh tế còn khủng hoảng, ngành Dầu khíđang gặp nhiều khó khăn như hiện nay. Nhưng vớiquy trình, thủ tục lập dự toán thu chi TCCĐ được công đoàn các cấp tuân thủ là tiền đề giúp công tác quản trị tài chính công đoàn ngày càng hiệu quả hơn.
Nguyễn Ngọc Anh (Ban Tài chính – Công đoàn Dầu khí Việt Nam)