30/01/2015 8:12:49

Một số nét về GCCN Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XXI (phần 1)

Theo số liệu thống kê, tính đến cuối năm 2005, tổng số công nhân, lao động làm việc trực tiếp trong các doanh nghiệp và cơ sở kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế ở nước ta là 11,30 triệu người, chiếm 13,5% dân số, 26,46% lao động xã hội. Trong đó 1,84 triệu công nhân làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước, 2,95 triệu công nhân trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước, 1,21 triệu công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; 5,29 triệu lao động làm việc trong các cơ sở kinh tế cá thể.
TS Dương Văn Sa
Viện công nhân- Công đoàn

I. Số lượng, cơ cấu GCCN Việt Nam

Trong 10 năm qua, cùng với sự phát trển mạnh mẽ của nền kinh tế, xã hội, đội ngũ công nhân, lao động Việt Nam có nhiều biến chuyển.

Theo số liệu thống kê, tính đến cuối năm 2005, tổng số công nhân, lao động làm việc trực tiếp trong các doanh nghiệp và cơ sở kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế ở nước ta là 11,30 triệu người, chiếm 13,5% dân số, 26,46% lao động xã hội. Trong đó 1,84 triệu công nhân làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước, 2,95 triệu công nhân trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước, 1,21 triệu công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; 5,29 triệu lao động làm việc trong các cơ sở kinh tế cá thể.

So với năm 1995 Số lượng công nhân làm việc trong các doanh nghiệp đã tăng 2,14 lần. Trong đó, công nhân trong doanh nghiệp nhà nước tăng 1,03 lần, trong doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng 6,86 lần, trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 12,3 lần, lao động thuộc các cơ sở kinh tế cá thể tăng 1,63 lần (xem Bảng 1).

Bảng 1. Dân số và lực lượng lao động trong doanh nghiệp 1995 – 2005

Đơn vị: triệu người

Tiêu chí

1995 2002 2003 2004 2005
Dân số cả nước 71,996 78,686 79,727 80,900 83,110
Tổng số lao động xã hội 33,030 39,507 40,573 41,586 42,709
Tổng số lao động trong DN 2,806 4,658 5,175 5,770 6,006
a) LĐ DN nhà nước 1,778 2,261 2,264 2,249 1,844
b) LĐ DN ngoài nhà nước 0,430 1,706 2,049 2,476 2,950
c) LĐ DN có vốn ĐTNN 0,098 0,691 0,862 1,045 1,211
Lao động trong các cơ sở kinh tế cá thể 3,241 4,436 4,842 4,988

5,297

    Nguồn:    – Tổng cục Thống kê,Niên giám thống kê 2005,NX B Thống kê, Hà Nội, 2006.

                  – Vụ thống kê công nghiệp và xây dựng- Tổng cục Thống kê- 2006

Công nhân các ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 70,9%, ngành dịch vụ và thương mại chiếm 24,3%, các ngành khác chiếm 4,8%.

Trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh cá thể công nhân chủ yếu làm việc trong các lĩnh vực dịch vụ và thương mại, ước tính chiếm 66,67%; còn lại 33,33% hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.

Bảng 2: Cơ cấu công nhân, lao động phân theo loại hình doanh nghiệp

Loại hình DN Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
DN nhà nước 53,8 % 48,5% 43,8% 39,0% 30,7%
DN ngoài nhà nước 33,8% 36,6% 39,6% 42,9% 49,1%
DN có vốn đầu tư NN 12,4% 14,9% 16,6% 18,1% 20,2%

    Nguồn:    – Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê 2005,NX B Thống kê, Hà Nội, 2006.

                 – Vụ thống kê công nghiệp và xây dựng- Tổng cục Thống kê- 2006

1. Đội ngũ công nhân trong khu vực nhà nước.

Khi bắt đầu thực hiện đường lối đổi mới năm 1986, số lượng doanh nghiệp nhà nước là 14.000 với trên 3 triệu công nhân, năm 1995 chỉ còn 7090 doanh nghiệp với 1,77 triệu công nhân, đến cuối năm 2005 đã sắp xếp chuyển đổi được 2935 doanh nghiệp nhà nước nên số doanh nghiệp nhà nước còn 3935 doanh nghiệp và 1,84 triệu công nhân lao động(xem Bảng 3).

Bảng 3: Số lượng lao động và doanh nghiệp nhà nước 1995- 2005

Tiêu chí

1995

2001

2004

2005

Số lượng lao động

(người)

Tổng

1.777.700

2.114.300

2.249.900

1.844.300

TW

1.351.500

1.517.400

1.244.200

ĐP

762.800

732.500

600.100

Số lượng
doanh nghiệp

7.090

5.355

4.596

3935

    Nguồn:    – Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê năm 2005, NXB Thống kê, Hà Nội, 2006.

                 – Vụ thống kê công nghiệp và xây dựng- Tổng cục Thống kê-2006

Tuy đội ngũ công nhân trong doanh nghiệp nhà nước có xu hướng giảm về tỷ trọng trong tổng số công nhân cả nước, nhưng đây là lực lượng có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế và là lực lượng nòng cốt của giai cấp công nhân nước ta.

2. Đội ngũ công nhân trong khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước.

Khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước bao gồm: hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân. Năm 1991, mới có khoảng 1.230 doanh nghiệp, nhưng đến năm 1995 đã tăng lên tới 17.143 doanh nghiệp với hơn 430 nghìn công nhân. Cuối năm 2005, khu vực này có 2,95 triệu công nhân làm việc trong hơn 102.000 DN ngoài Nhà nước. (xem Bảng 4).

Bảng 4 : Công nhân trong doanh nghiệp ngoài nhà nước 1995- 2005

Đơn vị tính: ngàn người

Hình thức DN 1995 2001 2002 2003 2004 2005
Số lao động (người) Tổng số CNLĐ khu vực ngoài nhà nước 430,1 1.329,7 1.706,8 2.049,9 2.475,4 2.950, 2
Tập thể 152,4 159,9 160,9 157,8 1.555, 2
Tư nhân 277,6 339,6 378,1 431,9 476, 5
Loại khác 899,7 1207,3 1510,9 1885,7 918, 5
Số lượng doanh nghiệp ngoài nhà nước 17.143 44.314 55.237 64.526 84.003

102.164

    Nguồn:     – Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê năm 2005, NXB Thống kê, Hà Nội, 2006.

                   – Vụ thống kê công nghiệp và xây dựng- Tổng cục Thống kê- 2006

Công nhân khu vực ngoài nhà nước chủ yếu tăng ở những tỉnh, thành phố phát triển mạnh về công nghiệp và dịch vụ, như: thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đồng Nai, Bình Dương, Đà Nẵng.

3. Đội ngũ công nhân trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

Tính đến cuối năm 2005, khu vực đầu tư nước ngoài đã thu hút hơn 1211,8 nghìn công nhân (gồm 1.023,9 nghìn công nhân doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, 187,8 nghìn công nhân công ty liên doanh với nước ngoài) vào làm việc trong hơn 3.556 doanh nghiệp. Ngoài ra, còn hàng trăm nghìn lao động phục vụ cho khu vực này.

Bảng 5 : Số lượng lao động và số lượng doanh nghiệp khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, 1995- 2005

Tiêu chí 1995 2001 2002 2003 2004 2005
Số lao động (ngàn người) Tổng 97,8 489,3 691,1 860,2 1.044,9 1211,8
100% ĐTNN 364,3 536,3 687,7 865,2 1.023,9
Liên doanh 125,0 154,8 172,5 179,7 187,8
Số doanh nghiệp 692 2.011 2.308 2.641 3.156 3.656

    Nguồn:    – Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê năm 2005, NXB Thống kê, Hà Nội, 2006.

                 – Vụ thống kê công nghiệp và xây dựng- Tổng cục Thống kê-2006

Hiện nay cả nước đã hình thành hơn 100 khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế mở tại 3 vùng kinh tế trọng điểm. Các khu công nghiệp, khu chế xuất thu hút hơn 500 nghìn công nhân Việt Nam, trong đó chủ yếu là công nhân trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

4. Công nhân, lao động thuộc cơ sở kinh tế cá thể.

Hiện nay, cả nước có hơn 3 triệu cơ sở sản xuất, kinh doanh cá thể tạo được khoảng 5,2 triệu việc làm (xem Bảng 6).

Bảng 6: Công nhân, lao động trong các cơ sở kinh tế cá thể

1995 2002 2003 2004 2005
Tổng số(triệu người) 3,241 4,436 4,842 4,988 5,297
Nam 1,598 2,222 2,540 2,591 2,751
Nữ 1,642 2,214 2,302 2,397 2,546
Số cơ sở kinh tế cá thể 1.879.402 2.619.341 2.712.177 2.913.907 3.080.741

    Nguồn:    – Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê 2005, NXB TK, Hà Nội, 2006.

                  – Vụ thống kê công nghiệp- Tổng cục Thống kê.

Trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh cá thể, công nhân lao động làm việc trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, dịch vụ chiến tỷ lệ cao, tiếp đến là lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, vận tải và các hoạt động khác.
Trong những năm qua, do doanh nghiệp nhà nước đang tổ chức, sắp xếp lại đội ngũ Công nhân, lao động khu vực này có xu hướng giảm. Công nhân thuộc các thành phần kinh tế ngoài nhà nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh do số doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh. Hiện tượng thay đổi việc làm, nghề nghiệp của công nhân nước ta cũng có chiều hướng gia tăng. Cùng với sự thay đổi nghề nghiệp thì sự thay đổi nơi làm việc cũng diễn ra thường xuyên ở tất cả các thành phần kinh tế. Đặc biệt, công nhân lao động khu vực kinh tế ngoài nhà nước có tỷ lệ thay đổi nơi làm việc rất lớn.