Năm 2021, Hội Dầu khí Việt Nam (VPA) tập trung mọi mặt hoạt động nghiên cứu, tham mưu, đề xuất nhiều giải pháp thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) và các đơn vị thành viên.
VPA tổ chức hội nghị trực tuyến lấy ý kiến góp ý cho Dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi) |
Vai trò của VPA ngày càng quan trọng và thiết thực khi tổ chức của Hội bao phủ gần khắp các vùng, các khu vực có hoạt động dầu khí. Đến hết năm 2021, VPA đã thành lập được 8 chi hội dầu khí trong cả nước với tổng số 23 hội viên tập thể trực thuộc Trung ương Hội và 1.000 hội viên cá nhân sinh hoạt tại các chi hội. Cơ cấu tổ chức của VPA ngày càng hoàn thiện, tinh gọn, hiệu quả.
Trong năm 2021, năm có nhiều ngày kỷ niệm đánh dấu các mốc phát triển của Petrovietnam. Do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, yêu cầu hạn chế đi lại, hội họp, các cuộc họp định kỳ của Ban Thường vụ VPA không được tổ chức thường xuyên, nhiều hoạt động trong chương trình năm 2021 không thực hiện được. Để duy trì sự chỉ đạo hoạt động, các cuộc họp Ban Thường vụ vẫn được tổ chức theo hình thức trực tuyến.
Ban Thường vụ VPA đã có buổi làm việc với Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Hoàng Quốc Vượng để cập nhật thông tin về các hoạt động của VPA trong năm 2021, đưa ra một số kiến nghị liên quan đến chiến lược phát triển Petrovietnam, về quan hệ làm việc giữa Petrovietnam và VPA. Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Hoàng Quốc Vượng đánh giá cao vai trò của VPA, đặc biệt trong công tác phản biện, tư vấn cho Petrovietnam, các đơn vị thành viên. Lãnh đạo Petrovietnam mong muốn duy trì công tác giáo dục truyền thống, xây dựng văn hóa dầu khí, truyền đạt kinh nghiệm cho các thế hệ trẻ.
Trong năm 2021, VPA đã triển khai nhiều hoạt động liên quan đến công tác tư vấn, phản biện, trong đó có phản biện thẩm định báo cáo FDP mỏ Nam Rồng – Đồi Mồi do Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro lập; hỗ trợ tư vấn cho Ban Công nghệ, An toàn và Môi trường Tập đoàn; hoàn chỉnh các báo cáo công trình Giải thưởng Dầu khí, Giải thưởng Nhà nước và Giải thưởng Hồ Chí Minh. Kết quả: có 6/6 công trình được trình duyệt liên quan đến các lĩnh vực hoạt động cốt lõi của Petrovietnam từ E&P đến công nghiệp khí, lọc hóa dầu, xây lắp chế tạo các công trình biển và thiết bị số dầu khí; xây dựng Quy chế tìm kiếm và thăm dò các mỏ dầu khí và giao nộp sản phẩm cho Petrovietnam; soạn thảo và trình đề cương nội dung giảng dạy tổng hợp về công nghiệp dầu khí Việt Nam cho cán bộ không chuyên ngành Dầu khí và phổ cập nâng cao kiến thức cho cán bộ mới vào ngành Dầu khí theo yêu cầu của lãnh đạo Petrovietnam; tổ chức và trao đổi lấy ý kiến ở cấp chuyên gia về những bất cập, khó khăn khi thực hiện Luật Dầu khí và hợp đồng dầu khí; tổ chức 2 cuộc hội thảo góp ý cho Dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi)…
VPA đã hỗ trợ, tư vấn cho Petrovietnam, Vietsovpetro tổ chức kỷ niệm 40 năm thành lập Vietsovpetro và 30 năm ngày khai thác tấn dầu thô đầu tiên. Chi hội Dầu khí Thái Bình đã hỗ trợ Petrovietnam trong việc xây dựng các nội dung trưng bày công trình “Khu lưu niệm công trình khai thác dầu khí đầu tiên tại Việt Nam” tại giếng khoan số 61 (xã Đông Cơ, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình) để chào mừng kỷ niệm 60 năm Ngày Truyền thống ngành Dầu khí Việt Nam (27/11/1961-27/11/2021).
Về công tác chuẩn bị Đại hội các cấp, VPA đã quyết định thành lập các tiểu ban chuẩn bị cho Đại hội Trung ương Hội Dầu khí Việt Nam. Tiểu ban nhân sự đã có báo cáo trình Ban Thường vụ góp ý về phương án nhân sự dự kiến để chuẩn bị cho Đại hội các Chi hội Dầu khí và Hội Dầu khí Việt Nam khóa IV vào quý I và quý II/2022.
Năm 2021, cơ quan ngôn luận của VPA là Tạp chí Năng lượng Mới và Tạp chí Điện tử PetroTimes đã thể hiện tốt vai trò truyền thông, luôn bám sát và thông tin kịp thời, phong phú về mọi mặt hoạt động của ngành Dầu khí, của Petrovietnam và các doanh nghiệp thành viên. Nhiều bài viết, tư liệu giới thiệu về thành tựu, lịch sử phát triển, truyền thống ngành Dầu khí được đăng tải để xã hội hiểu biết đầy đủ về những đóng góp đáng trân trọng của người lao động dầu khí đối với đất nước.
Kết quả hoạt động của VPA trong năm 2021 đã được lãnh đạo Petrovietnam và Liên hiệp Các hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam đánh giá cao, đúng tôn chỉ mục đích, đóng góp hiệu quả cho sự phát triển của ngành Dầu khí nói chung, của Petrovietnam nói riêng.
Năm 2022, VPA tiếp tục tập trung vào các hoạt động tham mưu, tư vấn phản biện, nghiên cứu khoa học theo đơn đặt hàng của Bộ Công Thương, Petrovietnam và Liên hiệp Các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam; phối hợp cùng Petrovietnam vinh danh, giới thiệu sâu rộng về các công trình khoa học công nghệ của Petrovietnam được Giải thưởng Nhà nước, Giải thưởng Dầu khí.
VPA tiếp tục tổ chức các hội thảo khoa học chuyên đề, đẩy mạnh công tác tư vấn, phản biện với các công trình dự án của Petrovietnam, để tiếng nói của VPA, của các nhà khoa học kỹ thuật dầu khí có sức thuyết phục, lan tỏa, tạo lòng tin, sự đồng thuận và ủng hộ đối với các hoạt động của Petrovietnam, đóng góp, phát huy kinh nghiệm, trí tuệ của các hội viên vì sự phát triển của ngành Dầu khí Việt Nam.
Năm 2022, VPA tiếp tục tập trung vào các hoạt động tham mưu, tư vấn phản biện, nghiên cứu khoa học theo đơn đặt hàng của Bộ Công Thương, Petrovietnam và Liên hiệp Các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam; phối hợp cùng Petrovietnam vinh danh, giới thiệu sâu rộng về các công trình khoa học công nghệ của Petrovietnam được Giải thưởng Nhà nước, Giải thưởng Dầu khí.
Nguyễn Văn