15/01/2015 6:26:19

Giao ban trực tuyến công tác quan hệ lao động năm 2014 và triển khai thực hiện kế hoạch năm 2015

Ngày 15/01, Tổng Liên đoàn LĐVN tổ chức Hội nghị giao ban trực tuyến công tác quan hệ lao động năm 2014 và triển khai thực hiện kế hoạch năm 2015. Chủ tịch TLĐ Đặng Ngọc Tùng, Phó Chủ tịch Thường trực TLĐ Trần Thanh Hải và các Phó Chủ tịch Mai Đức Chính, Trần Văn Lư chủ trì hội nghị.

Báo cáo tại Hội nghị, Ủy viên ĐCT, Trưởng Ban Quan hệ lao động Lê Trọng Sang nêu: Năm 2014, những khó khăn, thách thức của nền kinh tế khiến người lao động chịu nhiều ảnh hưởng, đặc biệt là những vấn đề về việc làm, tiền lương, thu nhập, nhà ở, đời sống… Nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất kinh doanh, phá sản, giải thể, ngừng hoạt động, làm cho hàng trăm ngàn lao động bị thiếu việc làm, thất nghiệp, nhất là những công nhân, lao động trực tiếp sản xuất. Nhưng với nỗ lực của cả hệ thống, tổ chức công đoàn đă chủ động nắm bắt tình hình đời sống, việc làm của người lao động, tình hình quan hệ lao động, từ đó đã tham mưu triển khai các biện pháp tổng thể, kịp thời tham gia với Chính phủ, chính quyền các cấp trong công tác xây dựng các văn bản pháp luật; tuyên truyền, phổ biến, triển khai các chính sách mới; tham gia với người sử dụng lao động thực hiện tốt công tác tiền lương, tư vấn pháp luật, thực hiện quy chế dân chủ, đối thoại tại nơi làm việc, thương lượng tập thể, ký kết TƯLĐTT, chú trọng tới công tác đảm bảo ATVSLĐ nhằm hạn chế tới mức thấp nhất TNLĐ, BNN … từ đó đó đã giúp cải thiện đời sống, việc làm, điều kiện làm việc của người lao động, góp phần không nhỏ vào việc hạn chế tranh chấp lao động xảy ra, từng bước xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ tại doanh nghiệp.

19936546

Với vai trò của của mình tại Hội đồng Tiền lương Quốc gia, trong năm 2014, Tổng Liên đoàn đă thể hiện trách nhiệm cao trước người lao động, tham gia hiệu quả vào xây dựng chính sách về tiền lương tối thiểu vùng năm 2015. Thông qua việc tham gia của Tổng Liên đoàn, mức lương tối thiểu vùng đă được điều chỉnh hợp lý, phù hợp với điều kiện thực tế, đáp ứng cơ bản nguyện vọng của đông đảo người lao động.

Tình hình thương lượng tập thể, ký kết TƯLĐTT tiếp tục được cải thiện. Tính đến ngày 30/12/2014, theo báo cáo của 47 tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn đă có 70,91% đơn vị, doanh nghiệp ký kết được TƯLĐTT, trong đó, khu vực doanh nghiệp nhà nước đạt 96,94%, khu vực FDI đạt 59,55% và khu vực ngoài nhà nước đạt 70,99%.

Số lượng vụ việc tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý do các Trung tâm tư vấn pháp luật thực hiện trong năm 2014 tăng nhanh; các hình thức tư vấn pháp luật cũng phong phú, đa dạng hơn, trong đó hình thức tư vấn pháp luật lưu động được chú trọng và thực hiện thường xuyên, hiệu quả. Số người lao động và đoàn viên công đoàn được tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý tăng cao. Số các vụ, việc được Công đoàn đại diện, bảo vệ người lao động trước Tòa án, tham gia giải quyết tại Tòa án cao hơn nhiều so với các năm trước.

Công tác phối hợp, tham gia thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật lao động, công đoàn, bảo hiểm xă hội tiếp tục được quan tâm, thực hiện hiệu quả. Trong năm 2014, các cấp công đoàn đã phối hợp với các ngành thanh tra, lao động thương binh và xă hội, bảo hiểm xã hội, mặt trận tổ quốc thực hiện trên 12,7 ngàn cuộc thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật, chính sách, chế độ có liên quan đến lao động và công đoàn. Tổng Liên đoàn đã phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức giám sát tại 4 địa phương, thanh tra, kiểm tra 94 doanh nghiệp trên địa bàn 15 tỉnh, thành phố. Qua kiểm tra, giám sát, Công đoàn đă góp ý, đề xuất, kiến nghị với cơ quan chức năng, doanh nghiệp nhiều vấn đề nhằm giúp doanh nghiệp thực hiện đúng các qui định của pháp luật, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ; có biện pháp xử lý đúng đắn, kịp thời các hành vi vi phạm.

Tại điểm cầu trực tuyến tại các địa phương, các đại biểu đă tham luận, làm rơ các nội dung về tình hình thực hiện tiền lương tối thiểu vùng theo Nghị định 103/201/NĐ-CP của Chính phủ; kế hoạch chăm lo Tết Ất Mùi cho NLĐ; tình hình nợ lương NLĐ; kinh nghiệm trong việc đảm bảo ổn định quan hệ lao động trong dịp tết Nguyên đán; kinh nghiệm xây dựng phần mềm quản lý và đánh giá chất lượng TƯLĐTT; thương lượng và kí kết TƯLĐTT ngành; công tác BHLĐ; giải quyết ngừng việc tập thể; công tác bảo vệ NLĐ tại tòa án…

Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch TLĐ Đặng Ngọc Tùng nhấn mạnh: Năm 2015, CNVCLĐ cả nước và các cấp công đoàn đứng trước nhiều khó khăn và thách thức mới như: Tình hình thế giới và khu vực có những chuyển biến nhanh, tác động trực tiếp đến chính trị, kinh tế và xă hội của nước ta, diễn biến an ninh khu vực Biển Đông còn nhiều phức tạp;Việt Nam tiếp tục tham gia đàm phán và ký kết Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU mở ra nhiều cơ hội đồng thời đặt ra nhiều khó khăn, thách thức sẽ tác động trực tiếp đến đời sống, việc làm của NLĐ, tiêu chuẩn lao động, quan hệ lao động và đặc biệt là về tổ chức và hoạt động của các cấp công đoàn. Trước những khó khăn và thách thức đó,tổ chức công đoàn cần phải nỗ lực, phấn đấu, gắn bó máu thịt với quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, khắc phục những tồn tại, hạn chế, yếu kém hoàn thành các mục tiêu nhiệm vụ công tác năm 2015 theo nghị quyết của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn.

Đồng chí đề nghị, trong công tác quan hệ lao động, cần chú trọng thực hiện các nhiệm vụ: Tham gia xây dựng có hiệu quả các văn bản pháp luật có liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích của NLĐ. Chú trọng công tác đối thoại, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể, phải có đối thoại thật, thương lượng thật, quyền lợi thật. Các nội dung của thỏa ước phải cao hơn qui định của pháp luật đặc biệt là về tiền lương. Cần mở rộng đội ngũ chuyên gia về thỏa ước lao động tập thể, những chuyên gia này đồng thời phải nắm chắc về công tác tiền lương để có thể thương lượng được nội dung về tiền lương tại doanh nghiệp. Công tác trợ giúp pháp lý cho người lao động và đoàn viên công đoàn, cần được coi là công cụ, là dịch vụ của công đoàn phục vụ cho người lao động. Đội ngũ cán bộ làm công tác tư vấn pháp luật phải nắm vững pháp luật, có kỹ năng tư vấn và tham gia tranh tụng tại tòa án, chất lượng tư vấn phải được đảm bảo và trở thành trở thành chỗ dựa cho người lao động khi có bức xúc. Cần nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng của người lao động, tranh thủ tối đa sự lãnh đạo của Đảng và sự phối hợp với các cấp chính quyền, cơ quan quản lý nhà nước trong giải quyết và tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho người lao động tại doanh nghiệp, nhằm ngăn ngừa tình trạng vi phạm pháp luật của người sử dụng lao động, ngăn ngừa tranh chấp lao động ngừng việc tập thể và đình công. Cán bộ công đoàn cơ sở và cấp trên cơ sở cần thể hiện rõ vai trò đại diện và bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho người lao động, đặc biệt tại những doanh nghiệp để xảy ra tình trạng vi phạm pháp luật nghiêm trọng, đồng thời nắm và chia sẻ khó khăn của doanh nghiệp, động viên người lao động làm việc góp phần nâng cao năng suất lao động…

Tin từ Tổng liên đoàn LĐVN