Tiếp theo các nội dung tư vấn pháp luật tại kỳ trước, kỳ này Văn phòng Tư vấn pháp luật tiếp tục gửi tới bạn đọc các câu hỏi tư vấn và xử lý tình huống theo quy định của pháp luật như sau:
Câu 1.
Người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động là Tổ phó Tổ Công đoàn (cán bộ công đoàn không chuyên trách) đang trong nhiệm kỳ thì có vi phạm pháp luật không?
Trả Lời:
- Theo quy định tại Khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động năm 2012:
“Điều 36. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động
- Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 192 của Bộ luật này.
…………………………………….”
– Căn cứ Khoản 6 Điều 192 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định:
“Điều 192. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với tổ chức công đoàn
…………………………….
- Khi người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ công đoàn mà hết hạn hợp đồng lao động thì được gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết đến hết nhiệm kỳ.
……………………………”
– Căn cứ Điều 25 Luật Công đoàn năm 2012 quy định:
“Điều 25. Bảo đảm cho cán bộ công đoàn
- Trường hợp hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hết hạn mà người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ thì được gia hạn hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc đến hết nhiệm kỳ.
- Đơn vị sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, sa thải, buộc thôi việc hoặc thuyên chuyển công tác đối với cán bộ công đoàn không chuyên trách nếu không có ý kiến thỏa thuận bằng văn bản của Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở. Trường hợp không thỏa thuận được, hai bên phải báo cáo với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Sau 30 ngày, kể từ ngày báo cáo cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, đơn vị sử dụng lao động có quyền quyết định và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
- Trường hợp người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách bị cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, buộc thôi việc hoặc sa thải trái pháp luật thì Công đoàn có trách nhiệm yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền can thiệp; nếu được ủy quyền thì Công đoàn đại diện khởi kiện tại Toà án để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho cán bộ công đoàn; đồng thời hỗ trợ tìm việc làm mới và trợ cấp trong thời gian gián đoạn việc làm theo quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Như vậy, theo các quy định trên NSDLĐ chấm dứt HĐLĐ với NLĐ là cán bộ Công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ là vi phạm pháp luật lao động và công đoàn.
Câu 2.
NLĐ nghỉ việc để điều trị tai nạn lao động trong 3 tháng và không được hưởng lương từ doanh nghiệp thì thời gian này NSDLĐ có phải đóng BHXH cho NLĐ không? Nếu doanh nghiệp không phải đóng BHXH và NLĐ xin nghỉ việc ngay sau khi điều trị xong thì NLĐ có được hưởng BHTN không?
Trả lời:
+ NLĐ nghỉ việc để điều trị tai nạn lao động trong 3 tháng và không được hưởng lương từ doanh nghiệp thì thời gian này NSDLĐ có phải đóng BHXH cho NLĐ không?
– Căn cứ Khoản 2, Điều 21 Luật BHXH năm 2014 quy định:
“Điều 21. Trách nhiệm của người sử dụng lao động
……………………………………
- Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 86 và hằng tháng trích từ tiền lương của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội.
……………………………………”
– Căn cứ Khoản 3, Điều 85 Luật BHXH năm 2014 quy định:
Điều 85. Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
………………………………….
- Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
……………………………………..”
– Căn cứ Khoản 4, Điều 86 Luật BHXH năm 2014 quy định:
“Điều 86. Mức đóng và phương thức đóng của người sử dụng lao động
……………………………………
- 4. Người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định tại khoản 3 Điều 85 của Luật này.
……………………………………”
Như vậy, NLĐ nghỉ việc để điều trị tai nạn lao động trong 3 tháng và không được hưởng lương từ doanh nghiệp thì NSDLĐ không phải đóng BHXH cho NLĐ.
+ Nếu doanh nghiệp không phải đóng BHXH và NLĐ xin nghỉ việc ngay sau khi điều trị xong thì NLĐ có được hưởng BHTN không?
– Căn cứ Điều 49 Luật Việc làm thì điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp được quy định như sau:
“Điều 49. Điều kiện hưởng
Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:
- a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
- b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
- Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;
- Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;
- Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:
- a) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
- b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
- c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
- d) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;
đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
- e) Chết”.”
– Căn cứ Khoản 2, Điều 12 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệpđược quy định như sau:
“Điều 12. Đóng bảo hiểm thất nghiệp
……………………………….
- Người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp là người lao động có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã đóng bảo hiểm thất nghiệp và được tổ chức bảo hiểm xã hội xác nhận. Tháng liền kề bao gồm cả thời gian sau:
- a) Người lao động có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc nghỉ việc hưởng chế độ thai sản hoặc ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị mà hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội;
- b) Người lao động có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã giao kết theo quy định của pháp luật không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị.
………………………………..”
Như vậy, nếu NLĐ xin nghỉ việc ngay sau khi điều trị tai nạn lao động xong và được NSDLĐ đồng ý chấm dứt HĐLĐ thì NLĐ được hưởng chế độ BHTN theo quy định trên.
Câu 3.
Công tác bầu cử tại Đại hội Công đoàn các cấp được quy định như thế nào? Những quy định về bầu đại biểu đi dự đại hội, hội nghị công đoàn cấp trên và quy định về việc chuyển đại biểu dự khuyết thành đại biểu chính thức của đại hội là gì?
Trả lời:
Căn cứ Mục 8 Hướng dẫn số 238/HD-TLĐ ngày 04/3/2014 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam, cụ thể:
“8. Đại hội, hội nghị công đoàn các cấp theo Điều 10, Điều 11, Điều 12:
…………………………………….
8.12. Công tác bầu cử.
- Danh sách bầu cử.
Đoàn chủ tịch đại hội có trách nhiệm tổng hợp và báo cáo đầy đủ danh sách đề cử, ứng cử, người xin rút khỏi danh sách và ý kiến của đoàn chủ tịch cho rút hoặc không cho rút khỏi danh sách đề cử, ứng cử để đại hội thảo luận. Danh sách bầu cử được đại hội thông qua bằng biểu quyết giơ tay.
- Ban bầu cử.
Ban bầu cử gồm những đại biểu chính thức trong đại hội không có tên trong danh sách bầu cử, do đoàn chủ tịch đại hội giới thiệu để đại hội thông qua bằng biểu quyết giơ tay.
Ban bầu cử có nhiệm vụ sau:
– Phổ biến nguyên tắc, thể lệ bầu cử, hướng dẫn cách thức bỏ phiếu, phát phiếu, thu phiếu. Kiểm tra thùng phiếu trước khi bỏ phiếu và niêm phong thùng phiếu.
– Kiểm phiếu (ban bầu cử không phải đếm số phiếu bầu trước đại hội), lập biên bản kiểm phiếu và thông qua biên bản kiểm phiếu trong ban bầu cử, công bố kết quả bầu cử, kết quả trúng cử trước đại hội; niêm phong phiếu bầu chuyển cho đoàn chủ tịch đại hội.
Nếu kiểm phiếu bằng các phương tiện kỹ thuật, ban bầu cử được sử dụng một số kỹ thuật viên không phải là đại biểu đại hội. Ngoài các thành viên ban bầu cử, các kỹ thuật viên và đại diện của công đoàn cấp trên giám sát việc kiểm phiếu, ban bầu cử không được phép cho người không có nhiệm vụ vào khu vực kiểm phiếu.
……………………………………
8.15. Bầu đại biểu đi dự đại hội, hội nghị công đoàn cấp trên.
Bầu đại biểu đi dự đại hội, hội nghị công đoàn cấp trên thực hiện như hướng dẫn bầu ban chấp hành công đoàn. Đại hội, hội nghị có thể bầu đại biểu dự khuyết, số lượng đại biểu dự khuyết do đại hội, hội nghị quyết định; có thể bầu riêng đại biểu dự khuyết, hoặc xin ý kiến đại hội, hội nghị lấy đại biểu dự khuyết là người có số phiếu quá một phần hai (1/2) liền kề với người có số phiếu thấp nhất đã trúng cử đại biểu chính thức. Nếu chưa đủ số lượng đại biểu dự khuyết theo quyết định của đại hội, hội nghị thì việc có tiếp tục bầu nữa hay không do đại hội, hội nghị quyết định.
Trường hợp bầu riêng đại biểu dự khuyết dự đại hội, hội nghị công đoàn cấp trên chỉ được thực hiện khi đã bầu đủ số lượng đại biểu chính thức.
8.16. Việc chuyển đại biểu dự khuyết thành đại biểu chính thức của đại hội do ban chấp hành, ban thường vụ (Đoàn Chủ tịch) cấp triệu tập đại hội, hội nghị quyết định theo đề nghị của ban chấp hành, ban thường vụ công đoàn cấp có đại biểu dự khuyết được bầu. Việc chuyển đại biểu dự khuyết thành đại biểu chính thức phải được thể hiện trong nội dung báo cáo của ban thẩm tra tư cách đại biểu đại hội.”
Câu 4.
Các hình thức kỷ luật trong tổ chức công đoàn được quy định như thế nào?
Trả lời:
Theo “Quy định hình thức xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn” do Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn ban hành kèm theoQuyết định số 1602/QĐ-TLĐ ngày 15/9/2017, các hình thức kỷ luật trong tổ chức công đoàn được quy định như sau:
- Đối với tập thể ban chấp hành, ban thường vụ, ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp và các tổ chức trong hệ thống công đoàn: Khiển trách, cảnh cáo, giải tán.
- Đối với đoàn viên: Khiển trách, cảnh cáo, khai trừ.
- Đối với cán bộ công đoàn không chuyên trách: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức (các chức vụ của công đoàn).
- Đối với cán bộ công đoàn chuyên trách: Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, cách chức, buộc thôi việc.
Câu 5.
Chị H làm việc tại Công ty A được 5 năm. Hiện nay chị H đang mang thai tháng thứ 7 nhưng Công ty A khôngáp dụng thời giờ làm việc rút ngắn cho chị H. Vậy Công ty A có vi phạm pháp luật lao động không?
Trả lời:
– Căn cứ Khoản 1, Điều 4 Bộ luật Lao động 2012 quy định:
“Điều 4. Chính sách của Nhà nước về lao động
- Bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của người lao động; khuyến khích những thoả thuận bảo đảm cho người lao động có những điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật về lao động; có chính sách để người lao động mua cổ phần, góp vốn phát triển sản xuất, kinh doanh.
…………………………….”
– Căn cứ Khoản 2, Điều 153 Bộ luật Lao động 2012 quy định:
“Điều 153. Chính sách của Nhà nước đối với lao động nữ
………………………………..
- Khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để lao động nữ có việc làm thường xuyên, áp dụng rộng rãi chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt, làm việc không trọn thời gian, giao việc làm tại nhà.
……………………………..”
– Căn cứ Khoản 1, Điều 154Bộ luật Lao động 2012 quy định:
“Điều 153. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động đối với lao động nữ
- Bảo đảm thực hiện bình đẳng giới và các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trongtuyển dụng, sử dụng, đào tạo, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương và các chế độ khác.
………………………………….”
– Căn cứ Khoản 2, Khoản 4 Điều 155Bộ luật Lao động 2012 quy định:
“Điều 155. Bảo vệ thai sản đối với lao động nữ
…………………………………
- Lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 07, được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà vẫn hưởng đủ lương.
……………………………..
4.Trong thời gian mang thai, nghỉ hưởng chế độ khi sinh con theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ không bị xử lý kỷ luật lao động.
………………………………”
Như vậy, việc Công ty A không áp dụng thời giờ làm việc rút ngắn đối với chị Hkhi mang thai từ tháng thứ 07là sai quy định của pháp luật lao động.
Văn phòng Tư vấn pháp luật