31/07/2017 3:19:08

Giải đáp pháp luật tháng 7/2017

Tiếp theo các nội dung tư vấn pháp luật tại kỳ trước, kỳ này Văn phòng Tư vấn pháp luật tiếp tục gửi tới bạn đọc các câu hỏi tư vấn và xử lý tình huống theo quy định của pháp luật như sau:

Câu 1.

Hội nghị đại biểu, hội nghị toàn thể công đoàn các cấp được tổ chức khi nào? Số lượng đại biểu tham dự và nội dung của hội nghị đại biểu, hội nghị toàn thể được quy định như thế nào?

Trả lời:

* Căn cứ Điều 11 Điều lệ Công đoàn Việt Nam được Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XI thông qua ngày 30/7/2013:

“Điều 11. Hội nghị đại biểu, hội nghị toàn thể

  1. Những nơi xét thấy cần thiết và được ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp đồng ý thì ban chấp hành cấp đó được triệu tập hội nghị đại biểu hoặc hội nghị toàn thể.
  2. Số lượng đại biểu do ban chấp hành cấp triệu tập hội nghị quyết định. Đại biểu dự hội nghị phải được hội nghị biểu quyết công nhận tư cách đại biểu. Thành phần đại biểu gồm:
  3. Các ủy viên đương nhiệm của ban chấp hành cấp triệu tập hội nghị.
  4. Các đại biểu do đại hội (nếu trùng vào dịp đại hội) hoặc do hội nghị đại biểu, hội nghị toàn thể công đoàn cấp dưới bầu lên. Trường hợp không thể tổ chức được hội nghị đại biểu, hội nghị toàn thể và được công đoàn cấp trên trực tiếp đồng ý thì hội nghị ban chấp hành công đoàn cấp đó bầu.
  5. Đại biểu chỉ định với số lượng không quá ba phần trăm (3%) tổng số đại biểu chính thức được triệu tập.
  6. Nội dung của hội nghị đại biểu, hội nghị toàn thể:
  7. Kiểm điểm việc thực hiện nghị quyết đại hội; bổ sung phương hướng nhiệm vụ và chương trình hoạt động của công đoàn khi cần thiết.
  8. Tham gia xây dựng văn kiện đại hội công đoàn cấp trên.
  9. Bổ sung kiện toàn ban chấp hành và bầu đại biểu đi dự đại hội hoặc hội nghị đại biểu công đoàn cấp trên (nếu có).

*Căn cứ Mục 8 Hướng dẫn số 238/HD-TLĐ ngày 04/3/2014 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam:

8. Đại hội, hội nghị công đoàn các cấp theo Điều 10, Điều 11, Điều 12:

…………………………

8.10. Hội nghị đại biểu, hội nghị toàn thể.

– Số lượng đại biểu chính thức dự hội nghị đại biểu và thẩm tra tư cách đại biểu thực hiện như mục 8.5, 8.9 Chương II Hướng dẫn này.

– Trường hợp không thể tổ chức được hội nghị đại biểu, hội nghị toàn thể thì công đoàn cấp trên trực tiếp cho phép tổ chức hội nghị ban chấp hành mở rộng để bầu đại biểu đi dự đại hội, hội nghị công đoàn cấp trên.Số lượng, thành phần dự hội nghị ban chấp hành mở rộng do ban chấp hành triệu tập hội nghị quyết định. Người được bầu đi dự đại hội, hội nghị công đoàn cấp trên phải là đại biểu có mặt dự hội nghị. Ban chấp hành cấp triệu tập hội nghị mở rộng có trách nhiệm báo cáo tư cách đại biểu trước hội nghị (không biểu quyết tư cách đại biểu).

……………………………..”

Câu 2.

Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động được thực hiện như thế nào?

Trả lời:

Căn cứ Điều 38, Bộ luật Lao động năm 2012, quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động được thực hiện như sau:

  1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:
  2. a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
  3. b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;

  1. c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;
  2. d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật này.
  3. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:
  4. a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
  5. b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn;
  6. c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

Câu 3.

Hồ sơ giải quyết để hưởng chế độ ốm đau của NLĐ và trách nhiệm của NSDLĐ khi tham gia giải quyết chế độ ốm đau cùng Cơ quan BHXH cho NLĐ được quy định như thế nào?

Trả lời:

– Căn cứ Điều 100, Điều 102 Luật BHXH năm 2014 thì hồ sơ giải quyết để hưởng chế độ ốm đau của người lao động và trách nhiệm của người sử dụng lao động khi tham gia giải quyết chế độ ốm đau cùng Cơ quan BHXH cho NLĐ được quy định tại như sau:

“Điều 100. Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau

  1. Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với người lao động hoặc con của người lao động điều trị nội trú. Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động điều trị ngoại trú phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
  2. Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài thì hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này được thay bằng bản dịch tiếng Việt của giấy khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài cấp.
  3. Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau do người sử dụng lao động lập.
  4. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định mẫu, trình tự, thẩm quyền cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội, giấy ra viện và các mẫu giấy quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều 101 của Luật này.

          ……………………………….

Điều 102. Giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản

  1. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 100, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 101 của Luật này cho người sử dụng lao động.

Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 101 của Luật này và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

  1. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ quy định tại Điều 100 và Điều 101 của Luật này nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
  2. Trách nhiệm giải quyết của cơ quan bảo hiểm xã hội:
  3. a) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động;
  4. b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.
  5. Trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”

– Căn cứ Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 thì hồ sơ giải quyết để hưởng chế độ ốm đau của người lao động được quy định tại Điều 8 như sau:

“Điều 8. Hồ sơ, giải quyết hưởng chế độ ốm đau

  1. Hồ sơ, giải quyết hưởng chế độ ốm đau thực hiện theo quy định tại Điều 100 và Điều 102 của Luật bảo hiểm xã hội.
  2. Người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 100 của Luật bảo hiểm xã hội cho người sử dụng lao động nhưng không quá 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc.”

– Căn cứ Quyết định số 636/QĐ-BHXH ngày 22/4/2016 của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam thì hồ sơ để giải quyết và hưởng chế độ ốm đau của người lao động được quy định tại Điều 8 như sau:

“Điều 8. Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau

  1. Giấy ra viện đối với người lao động hoặc con của người lao động Điều trị nội trú. Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động Điều trị ngoại trú phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH (bản chính), trường hợp cả cha và mẹ đều nghỉ việc chăm con thì giấy chứng nhận nghỉ việc của một trong hai người là bản sao.
  2. Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài thì hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này được thay bằng bản dịch tiếng Việt được chứng thực của giấy khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài cấp.
  3. Danh sách theo mẫu C70a-HD do người sử dụng lao động lập (bản chính).”

Câu hỏi 4:

Quy trình tiến hành cuộc kiểm tra của Uỷ ban kiểm tra công đoàn được quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo Quy chế hoạt động đoàn kiểm tra cuả UBKT công đoàn được ban hành theo Quyết định số 1924/QĐ-TLĐ ngày 20/12/2016 của Đoàn Chủ tịch Tổng liên đoàn LĐVN thì quy trình tiến hành cuộc kiểm tra của Uỷ ban kiểm tra công đoàn quy định như sau:

“Bước 1:CHUẨN BỊ KIỂM TRA

          Điều 11. Ban hành Quyết định kiểm tra

Căn cứ vào kế hoạch kiểm tra hàng năm hoặc nhiệm kỳ để ra quyết định kiểm tra. Quyết định kiểm tra phải ghi rõ: căn cứ pháp lý, đối tượng kiểm tra, nội dung, phạm vi, nhiệm vụ kiểm tra, thành viên đoàn kiểm tra, thời hạn tiến hành kiểm tra và các nội dung khác (nếu có).

Điều 12. Xây dựng kế hoạch tiến hành kiểm tra

Sauk khi có quyết định kiểm tra, trưởng đoàn kiểm tra có trách nhiệm tổ chức việc xây dựng kế hoạch tiến hành kiểm tra trình người có thẩm quyền phê duyệt. Kế hoạch tiến hành kiểm tra phải xác định rõ mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp tiến hành kiểm tra và tiến độ thực hiện.

Điều 13. Phổ biến kế hoạch kiểm tra

  1. Trưởng đoàn kiểm tra tổ chức họp đoàn kiểm tra để phổ biến và phân công nhiệm vụ cho các thành viên đoàn kiểm tra; thảo luận về phương pháp tiến hành kiểm tra; sự phối hợp giữa các thành viên đoàn kiểm tra.
  2. Thành viên đoàn kiểm tra phải xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ được phân công và báo cáo với trưởng đoàn kiểm tra.

Điều 14. Xây dựng đề cương kiểm tra

  1. Căn cứ nội dung kiểm tra, kế hoạch tiến hành kiểm tra, trưởng đoàn kiểm tra có trách nhiệm chủ trì cùng thành viên đoàn kiểm tra xây dựng đề cương kiểm tra yêu cầu đối tượng được kiểm tra báo cáo.
  2. Người ra quyết định kiểm tra hoặc cấp có thẩm quyền phải có văn bản gửi đối tượng được kiểm tra chuẩn bị báo cáo theo nội dung đề cương yêu cầu kèm với quyết định kiểm tra gửi cho đoàn kiểm tra (ít nhất 05 ngày trước khi công bố quyết định kiểm tra). Đề cương kiểm tra phải bám sát vào nội dung kiểm tra

Bước2:TIẾN HÀNH KIỂM TRA

Điều 15. Công bố quyết định kiểm tra

  1. Trưởng đoàn kiểm tra có trách nhiệm công bố quyết định kiểm tra với cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng kiểm tra.
  2. Thành phần tham dự buổi công bố quyết định kiểm tra gồm có: đoàn kiểm tra, thủ trưởng cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân là đối tượng kiểm tra và các thành phần khác có liên quan(nếu có).
  3. Trưởng đoàn kiểm tra chủ trì buổi công bố Quyết định kiểm tra; thông qua chương trình làm việc; nêu rõ mục đích, yêu cầu, nội dung, thời hạn, thời gian cuộc kiểm tra; nhiệm vụ, quyền hạn của đoàn kiểm tra; quyền và trách nhiệm của đối tượng kiểm tra; dự kiến kế hoạch làm việc của đoàn kiểm tra; mối quan hệ công tác giữa đoàn kiểm tra và đối tượng được kiểm tra; các nội dung khác liên quan đến hoạt động của đoàn kiểm tra.
  4. Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng kiểm tra báo cáo bằng văn bản về những nội dung kiểm tra theo đề cương đoàn kiểm tra đã yêu cầu.
  5. Các thành viên khác tham dự buổi công bố quyết định kiểm tra tham gia ý kiến liên quan đến nội dung kiểm tra (nếu có).
  6. Việc công bố quyết định kiểm tra phải được lập thành biên bản. Biên bản họp công bố quyết định kiểm tra được ký giữa trưởng đoàn kiểm tra và Thủ trưởng (hoặc người được ủy quyền) cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng kiểm tra.”

Câu 5.

Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu để giải quyết các vụ án về tranh chấp lao động được quy định thế nào?

Trả lời:

Căn cứ Điều 40 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 thì thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầuđể giải quyết các vụ án về tranh chấp lao độngđược quy định như sau:

Điều 40. Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu

  1. Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp sau đây:
  2. a) Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết;

……………………………………………..

đ) Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội,bảo hiểm y tế,bảo hiểm thất nghiệp, quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác đối với người lao động thì nguyên đơn là người lao động có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết;

  1. e) Nếu tranh chấp phát sinh từ việc sử dụng lao động của người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi người sử dụng lao động là chủ chính cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi người cai thầu, người có vai trò trung gian cư trú, làm việc giải quyết;
  2. g) Nếu tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết;
  3. h) Nếu các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi một trong các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết;
  4. i) Nếu tranh chấp bất động sản mà bất động sản có ở nhiều địa phương khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi có một trong các bất động sản giải quyết.

………………………………..”

Văn phòng Tư vấn pháp luật