23/11/2017 3:19:49

Giải đáp pháp luật tháng 11/2017

Tiếp theo các nội dung tư vấn pháp luật tại kỳ trước, kỳ này Văn phòng Tư vấn pháp luật tiếp tục gửi tới bạn đọc các câu hỏi tư vấn và xử lý tình huống theo quy định của pháp luật như sau:

Câu 1.

Ban chấp hành công đoàn các cấp là cơ quan lãnh đạo nào của mỗi cấp công đoàn? Số lượng uỷ viên ban chấp hành công đoàn mỗi cấp được quy định ra sao?

Trả lời:

Căn cứ Điều 13 Điều lệ Công đoàn Việt Nam được Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XI thông qua ngày 30/7/2013:

“Điều 13. Ban chấp hành công đoàn các cấp

  1. Ban chấp hành là cơ quan lãnh đạo giữa hai kỳ đại hội của mỗi cấp công đoàn, do đại hội công đoàn cấp đó bầu ra. Ban chấp hành công đoàn cấp dưới phải được ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp công nhận.
  2. Trường hợp cần thiết, công đoàn cấp trên trực tiếp được quyền chỉ định bổ sung uỷ viên ban chấp hành và các chức danh trong cơ quan thường trực của ban chấp hành công đoàn cấp dưới.
  3. Khi thành lập mới hoặc tách, nhập tổ chức công đoàn hoặc những đơn vị, doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn, công đoàn cấp trên trực tiếp chỉ định ban chấp hành lâm thời công đoàn hoặc chỉ định bổ sung uỷ viên ban chấp hành lâm thời công đoàn hoặc công nhận ban chấp hành. Thời gian hoạt động của ban chấp hành lâm thời công đoàn không quá 12 tháng.
  4. Ban chấp hành công đoàn ở cấp nào là đại diện của đoàn viên và người lao động cấp đó. Ở cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở thì ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thực hiện quyền và trách nhiệm đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động khi được người lao động ở đó yêu cầu.
  5. Số lượng uỷ viên ban chấp hành cấp nào do đại hội công đoàn cấp đó quyết định và không vượt quá số lượng quy định của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
  6. Khi khuyết uỷ viên ban chấp hành ở cấp nào, thì hội nghị đại biểu, hội nghị toàn thể hoặc ban chấp hành cấp đó bầu bổ sung. Số lượng uỷ viên ban chấp hành bầu bổ sung trong nhiệm kỳ đại hội đối với công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trở lên không vượt quá một phần ba (1/3) và công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn không vượt quá một phần hai (1/2) số lượng uỷ viên ban chấp hành do đại hội quyết định.
  7. Trường hợp đặc biệt cần bổ sung mà số uỷ viên ban chấp hành bầu bổ sung đã vượt quá số lượng quy định tại điểm a, khoản 3 Điều này, hoặc vượt quá số lượng đại hội đã thông qua, thì phải được sự đồng ý của công đoàn cấp trên trực tiếp, theo quy định của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Việc bầu bổ sung số uỷ viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vượt quá số lượng Đại hội Công đoàn toàn quốc đã thông qua do Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam xem xét, quyết định nhưng không quá ba phần trăm (3%) số lượng uỷ viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã được Đại hội Công đoàn toàn quốc quyết định.
  8. Ủy viên ban chấp hành các cấp khi nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác thì đương nhiên thôi tham gia ban chấp hành, kể từ thời điểm nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác ghi trong quyết định.
  9. Trường hợp uỷ viên ban chấp hành là cán bộ công đoàn chuyên trách công đoàn, khi thôi chuyên trách công đoàn nhưng còn công tác tại ngành hoặc địa phương, đơn vị thì do ban chấp hành công đoàn cấp đó xem xét việc tiếp tục tham gia hoặc không tham gia ban chấp hành và đề nghị công đoàn cấp trên quyết định.

đ. Trường hợp uỷ viên ban chấp hành có đơn xin thôi tham gia ban chấp hành thì do ban chấp hành công đoàn cấp đó xem xét và đề nghị công đoàn cấp trên quyết định, uỷ viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam do Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam xem xét, quyết định.

Căn cứ Mục 9 Hướng dẫn số 238/HD-TLĐ ngày 04/3/2014 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam:

” 9. Ban chấp hành công đoàn các cấp theo Điều 13

9.1. Ban chấp hành công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận, nghiệp đoàn bộ phận do ban chấp hành công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn quyết định công nhận.

9.2. Số lượng ủy viên ban chấp hành công đoàn mỗi cấp do đại hội công đoàn cấp đó quyết định, theo quy định sau:

– Ban chấp hành công đoàn bộ phận, nghiệp đoàn bộ phận: Từ 03 đến 07 ủy viên.

– Ban chấp hành công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn, công đoàn cơ sở thành viên: Từ 03 đến 15 ủy viên. Công đoàn cơ sở có từ 3.000 đoàn viên trở lên không quá 19 ủy viên.

– Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở: Không quá 27 ủy viên. Riêng ban chấp hành công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn không quá 35 ủy viên.

– Ban chấp hành công đoàn ngành trung ương và tương đương, ban chấp hành LĐLĐ tỉnh, thành phố trực thuộc Tổng Liên đoàn không quá 39 ủy viên; Trường hợp công đoàn ngành trung ương, LĐLĐ tỉnh, thành phố có từ 100.000 đoàn viên trở lên ban chấp hành không quá 49 ủy viên. Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội, Liên đoàn Lao động thành phố Hồ Chí Minh không quá 55 ủy viên.

Trường hợp cần phải tăng thêm số lượng ban chấp hành vượt quá quy định phải được công đoàn cấp trên trực tiếp đồng ý. Số lượng ban chấp hành tăng thêm không vượt quá 10% so với quy định trên.

…………………………………”

Câu 2.

Đại biểu chính thức dựĐại hội Công đoàn cơ sở là đảng viên thì có quyền ứng cử vào danh sách để bầu Ban chấp hành Công đoàn khóa mớihay không?

Trả lời:

Căn cứ nội dung 7 Mục I của Quy định số 47/QĐ-TW ngày 01/11/2011 của Ban Chấp hành Trung ương về việc quy định những điều đảng viên không được làm thìđảng viên không được ứng cử vào danh sách để bầu Ban chấp hành Công đoàn khóa mới được quy định như sau:

I. Những điều đảng viên không được làm

……………………………..

7- Đảng viên (kể cả cấp uỷ viên và đảng viên là cán bộ diện cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ quản lý) tự ứng cử, nhận đề cử và đề cử các chức danh của tổ chức nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị – xã hội (theo quy định phải do tổ chức đảng giới thiệu) khi chưa được tổ chức đảng có thẩm quyền cho phép.

…………………………..”

          – Căn cứ Điều 7 Mục I của Hướng dẫn số 03-HD/UBKTTW ngày 15/03/2012 của UBKT Trung ươngđã hướng dẫn và quy định như sau:

I Nội dung hướng dẫnnhững điều đảng viên không được làm

…………………………………..

Điều 7. Đảng viên (kể cả cấp uỷ viên và đảng viên là cán bộ diện cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ quản lý) tự ứng cử, nhận đề cử và đề cử các chức danh của tổ chức nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị – xã hội (theo quy định phải do tổ chức đảng giới thiệu) khi chưa được tổ chức đảng có thẩm quyền cho phép.

1- Điều này chỉ áp dụng với các chức danh phải được tổ chức đảng có thẩm quyền giới thiệu hoặc cho phép từ Trung ương đến cơ sở theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Chính trị và cấp uỷ các cấp.

2- Đảng viên ở bất cứ cương vị nào, khi chưa được tổ chức đảng có thẩm quyền giới thiệu hoặc cho phép thì không được:

  1. a) Tự ứng cử, nhận đề cử và đề cử người khác vào các chức danh của tổ chức nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị – xã hội (mà những chức danh này theo quy định phải do tổ chức đảng có thẩm quyền giới thiệu).
  2. b) Tập hợp lực lượng, tổ chức phe nhóm, dòng họ, cục bộ địa phương để vận động người tự ứng cử, nhận đề cử và đề cử vào các chức danh của tổ chức nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị – xã hội.

…………………………………….” 

Câu 3.

Nhiệm kỳ đại hội công đoàn được quy định như thế nào?Nhiệm kỳ đại hội công đoàn khi chia tách, sáp nhập và khi có sự thay đổi về mô hình tổ chức được tính như thế nào?

Trả lời:

  1. Nhiệm kỳ đại hội công đoàn là khoảng thời gian hoạt động công đoàn, tính từ thời điểm đại hội lần này đến kỳ đại hội tiếp theo của công đoàn cùng cấp.Theo Mục 2 Điều 10 Điều lệ Công đoàn Việt Nam thì nhiệm kỳ đại hội công đoàn các cấp được quy định như sau:

“2. Nhiệm kỳ Đại hội Công đoàn các cấp:

  1. Nhiệm kỳ của Đại hội Công đoàn các cấp 5 năm 1 lần. Trường hợp Công đoàn cơ sở có ít đoàn viên hoặc thường xuyê
  2. n biến động, nếu có đề nghị bằng văn bản của Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở thì Công đoàn cấp trên quản lý trực tiếp quyết định nhiệm kỳ Đại hội của Công đoàn cơ sở 5 năm 2 lần.
  3. Trường hợp đặc biệt, nếu được Công đoàn cấp trên đồng ý, Đại hội Công đoàn các cấp có thể triệu tập sớm hoặc muộn hơn, nhưng không quá 12 tháng đối với nhiệm kỳ 5 năm và không quá 6 tháng đối với nhiệm kỳ 5 năm 2 lần. Đại hội Công đoàn Việt Nam do Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quyết định.”
  4. Nhiệm kỳ đại hội khi chia tách, sáp nhập và khi có sự thay đổi về mô hình tổ chức.

Căn cứMục 8.2 Hướng dẫn số 238/HD-TLĐ ngày 04/3/2014 hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Namthì cách tính nhiệm kỳ đại hội công đoàn các cấpquy định như sau:

8.2 Cách tính nhiệm kỳ đại hội:

– Đối với các tổ chức công đoàn khi chia tách được kế thừa nhiệm kỳ trước lúc chia tách tổ chức.

–  Đối với tổ chức công đoàn khi sáp nhập, hợp nhất nếu giữ nguyên tên gọi của tổ chức công đoàn nào thì tiếp tục kế thừa nhiệm kỳ trước của tổ chức công đoàn đó, nếu có tên gọi mới thì tính theo nhiệm kỳ lần thứ nhất.

–  Đối với công đoàn cơ sở do có sự thay đổi về mô hình tổ chức hoặc được nâng cấp thành công đoàn cấp trên cơ sở thì tính theo nhiệm kỳ lần thứ nhất của công đoàn cấp trên cơ sở (không kế thừa nhiệm kỳ của cấp cơ sở đối với cấp trên cơ sở).”

Câu 4.

Người lao động được trợ cấp một lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như thế nào? Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bênh tật được thực hiện như thế nào?

Trả lời:

– Căn cứ Điều 51, Luật BHXH số 58/2014/QH13 quy định:

“Điều 51. Trợ cấp một lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Người lao động đang làm việc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng 36 lần mức lương cơ sở.”

Căn cứ Điều 52, Luật BHXH số 58/2014/QH13 quy định:

“Điều 52. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật

  1. Người lao động sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động hoặc bệnh tật do bệnh nghề nghiệp mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày.
  2. Mức hưởng một ngày bằng 25% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình; bằng 40% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại cơ sở tập trung.”

Câu 5.

Những tình tiết tăng nặng mức kỷ luật trong tổ chức công đoàn được quy định như thế nào? Các trường hợp nào chưa xem xét, xử lý kỷ luật và không xử lý kỷ luật?

Trả lời:

Theo Điều 5 của “Quy định hình thức xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn” do Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn LĐVN ban hành kèm theo Quyết định số 1602/QĐ-TLĐ ngày 15/9/2017 thì những trường hợp vi phạm có một hoặc một số tình tiết sau phải xem xét tăng nặng mức kỷ luật như sau:

     “Điều 5. Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng mức kỷ luật

……………………………….

  1. Những trường hợp vi phạm có một hoặc một số tình tiết sau phải xem xét tăng nặng mức kỷ luật như sau:
  2. Đã được tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giáo dục, nhắc nhở mà không sửa chữa.
  3. Không tự giác kiểm điểm, nhận khuyết điểm, vi phạm của mình mà còn quanh co, che giấu.
  4. Bao che cho người cùng vi phạm; trù dập, trả thù người đấu tranh, tố cáo vi phạm hoặc người cung cấp chứng cứ vi phạm.
  5. Cung cấp thông tin, báo cáo sai sự thật; ngăn cản người khác cung cấp chứng cứ vi phạm; tiêu hủy chứng cứ, lập hồ sơ, chứng cứ giả.

đ. Đối phó, cản trở, gây khó khăn, trở ngại cho quá trình kiểm tra, giám sát, xác minh, thu thập chứng cứ vi phạm.

  1. Vi phạm do lợi dụng tình trạng khẩn cấp, thiên tai, thực hiện chính sách xã hội.
  2. Vi phạm gây thiệt hại về vật chất phải bồi hoàn nhưng không bồi hoàn, không khắc phục hậu quả.
  3. Vi phạm nhiều lần, có hệ thống, tái phạm; bị xử lý kỷ luật nhiều lần.
  4. Vi phạm có tổ chức; là người tổ chức, chủ mưu, khởi xướng hành vi vi phạm.
  5. Ép buộc, vận động, tổ chức cho người khác cùng vi phạm.
  6. Ép buộc, tạo điều kiện cho người khác tạo tài liệu, hồ sơ, chứng cứ giả, che giấu, tiêu hủy chứng cứ, hồ sơ, tài liệu.”

Theo Điều 6 của “Quy định hình thức xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn” do Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn LĐVN ban hành kèm theo Quyết định số 1602/QĐ-TLĐ ngày 15/9/2017 thì các trường hợp chưa xem xét, xử lý kỷ luật và không xử lý kỷ luật được quy định như sau:

“Điều 6. Các trường hợp chưa xem xét, xử lý kỷ luật và không xử lý kỷ luật.

  1. Trường hợp cán bộ, đoàn viên vi phạm chưa xem xét xử lý kỷ luật:
  2. Đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.
  3. Đang mắc bệnh hiểm nghèo hoặc tạm thời đang mất khả năng nhận thức, bị ốm nặng điều trị nội trú tại bệnh viện được cơ quan y tế có thẩm quyền theo quy định của pháp luật (từ cấp huyện trở lên) xác nhận.
  4. Đang bị tạm giữ, tạm giam chờ kết luận cơ quan có thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử về hành vi vi phạm pháp luật.
  5. Trường hợp cán bộ, đoàn viên vi phạm không xem xét xử lý kỷ luật:
  6. Đã qua đời.
  7. Đã kịp thời báo cáo với cấp có thẩm quyền khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật nhưng không được xem xét giải quyết hoặc đã ý kiến tỏ rõ sự không tán thành với việc sai trái đó nhưng vẫn phải chấp hành và đã được bảo lưu ý kiến.
  8. Trước khi sự việc xảy ra đã chủ động báo cáo cho lãnh đạo, nghiêm túc và thành khẩn nhận khuyết điểm, tích cực phối hợp với đơn vị trong việc khắc phục hậu quả.
  9. Được cấp có thẩm quyền xác nhận vi phạm trong tình thế bất khả kháng khi thi hành nhiệm vụ, công vụ.

đ. Mất năng lực hành vi dân sự.”

 Văn phòng Tư vấn pháp luật