28/10/2019 8:39:04

GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT THÁNG 10/2019

 

Văn phòng Tư vấn Pháp luật giải đáp các câu hỏi của công đoàn viên và người lao động.

Câu 1.

Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty TNHH một thành viên công đoàn được quy định như thế nào?

Trả lời:

Căn cứ Điều 6 của “Quy chế tổ chức, quản lý tài chính công ty TNHH MTV công đoàn” do Tổng Liên đoàn ban hành kèm theo QĐ số 1913/QĐ-TLĐ ngày 19/12/2016 quy định cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty TNHH MTV công đoàn được quy định như sau:

Điều 6. Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty TNHH MTV công đoàn

  1. Công ty TNHH MTV do công đoàn làm Chủ sở hữu được tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây:
  2. a) Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên.
  3. b) Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên.
  4. Quy định về kiêm nhiệm đối với chức danh Chủ tịch Công ty, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên.

2.1. Người được bổ nhiệm giữ chức danh Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty

  1. a) Không là cán bộ, công chức, viên chức;

Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức được bổ nhiệm giữ chức danh quản lý thì phải có quyết định thuyên chuyển, điều động công tác (đối với cán bộ, công chức) hoặc phải chấm dứt hợp đồng làm việc (đối với viên chức).

  1. b) Không được kiêm nhiệm chức danh Tổng giám đốc, Giám đốc tại tập đoàn, tổng công ty, công ty mình và các doanh nghiệp khác.
  2. c) Không được kiêm nhiệm các chức danh quản lý, điều hành ở tổng công ty, công ty thành viên.

2.2. Người được bổ nhiệm giữ chức danh thành viên Hội đồng thành viên

  1. a) Thực hiện theo quy định tại Điểm a và Điểm c Khoản 2.1 Điều này.
  2. b) Có thể kiêm nhiệm chức danh Tổng giám đốc, Giám đốc tập đoàn, tổng công ty, công ty mình.
  3. Quy định về kiêm nhiệm đối với chức danh Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc
  4. a) Người được bổ nhiệm giữ chức danh Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc không là cán bộ, công chức, viên chức;

Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức được bổ nhiệm giữ chức danh quản lý thì phải có quyết định thuyên chuyển, điều động công tác (đối với cán bộ, công chức) hoặc phải chấm dứt hợp đồng làm việc (đối với viên chức).

  1. b) Không được kiêm nhiệm chức danh Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp khác.
  2. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty là người đại diện theo pháp luật của công ty.”

 

Câu 2.

 

Quy định Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động cơ sở tại doanh nghiệp được quy định như thế nào?

Trả lời:

Căn cứ Điều 75 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 thì Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động cơ sở được quy định như sau:

Điều 75. Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động cơ sở

  1. Căn cứ vào quy mô, tính chất lao động, nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, điều kiện lao động mà người sử dụng lao động thành lập Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động cơ sở.

Chính phủ quy định chi tiết khoản này.

  1. Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động cơ sở có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
  2. a) Tư vấn, phối hợp với người sử dụng lao động trong việc xây dựng nội quy, quy trình, kế hoạch và các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở sản xuất, kinh doanh;
  3. b) Hằng năm, tổ chức đối thoại tại nơi làm việc giữa người lao động, người sử dụng lao động nhằm chia sẻ thông tin, tăng cường sự hiểu biết và thúc đẩy cải thiện các điều kiện làm việc công bằng, an toàn cho người lao động; nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở sản xuất, kinh doanh;
  4. c) Tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở sản xuất, kinh doanh;
  5. d) Yêu cầu người sử dụng lao động thực hiện các biện pháp xử lý, khắc phục nếu phát hiện thấy nguy cơ mất an toàn, vệ sinh lao động.
  6. Thành phần của Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động cơ sở bao gồm:
  7. a) Đại diện người sử dụng lao động làm Chủ tịch Hội đồng;
  8. b) Đại diện của Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc đại diện tập thể người lao động nơi chưa có tổ chức công đoàn làm Phó Chủ tịch Hội đồng;
  9. c) Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở sản xuất, kinh doanh là ủy viên thường trực kiêm thư ký Hội đồng;
  10. d) Người làm công tác y tế ở cơ sở sản xuất, kinh doanh;

đ) Các thành viên khác có liên quan.

Thành phần của Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động cơ sở phải bảo đảm tỷ lệ thành viên nữ tham gia phù hợp với nguyên tắc bình đẳng giới, điều kiện thực tế ở cơ sở sản xuất, kinh doanh.”

 

Câu 3.

Hồ sơ giải quyết khiếu nại và áp dụng biện pháp khẩn cấp trong quá trình giải quyết khiếu nại được quy định như thế nào?

Trả lời:

Căn cứ Điều 34 đến Điều 35 Luật Khiếu nại năm 2011 (Luật số: 02/2011/QH13 đã được Quốc hội thông qua ngày 11/11/2011) thì hồ sơ giải quyết khiếu nại và áp dụng biện pháp khẩn cấp trong quá trình giải quyết khiếu nại được quy định như sau:

“Điều 34. Hồ sơ giải quyết khiếu nại

  1. Việc giải quyết khiếu nại phải được lập thành hồ sơ. Hồ sơ giải quyết khiếu nại bao gồm:
  2. a) Đơn khiếu nại hoặc bản ghi lời khiếu nại;
  3. b) Tài liệu, chứng cứ do các bên cung cấp;
  4. c) Biên bản kiểm tra, xác minh, kết luận, kết quả giám định (nếu có);
  5. d) Biên bản tổ chức đối thoại (nếu có);

đ) Quyết định giải quyết khiếu nại;

  1. e) Các tài liệu khác có liên quan.
  2. Hồ sơ giải quyết khiếu nại phải được đánh số trang theo thứ tự tài liệu và được lưu giữ theo quy định của pháp luật. Trường hợp người khiếu nại khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án thì hồ sơ đó phải được chuyển cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết khi có yêu cầu.

Điều 35. Áp dụng biện pháp khẩn cấp

Trong quá trình giải quyết khiếu nại, nếu xét thấy việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại sẽ gây hậu quả khó khắc phục, thì người giải quyết khiếu nại phải ra quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định đó. Thời hạn tạm đình chỉ không vượt quá thời gian còn lại của thời hạn giải quyết. Quyết định tạm đình chỉ phải được gửi cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền, nghĩa vụ liên quan và những người có trách nhiệm thi hành khác. Khi xét thấy lý do của việc tạm đình chỉ không còn thì phải hủy bỏ ngay quyết định tạm đình chỉ đó.”

 

Câu 4.

Quyền, trách nhiệm của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trong việc đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ; quyền, trách nhiệm của công đoàn cấp trên và trách nhiệm của đơn vị sử dụng lao động có liên quan được quy định như thế nào?

Trả lời:

Căn cứ Điều 13, Điều 14 và Điều 15 Nghị định 43/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 thì quyền, trách nhiệm của của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trong việc đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ; quyền, trách nhiệm của công đoàn cấp trên và trách nhiệm của đơn vị sử dụng lao động có liên quan được quy định như sau:

  “Điều 13. Quyền, trách nhiệm của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trong việc đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động

Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có quyền, trách nhiệm sau đây:

  1. Thực hiện quyền, trách nhiệm của công đoàn cơ sở quy định tại Điều 3, 4, 5, 6, 8, 9, 10, 11 và 12 Nghị định này ở những nơi chưa thành lập tổ chức công đoàn cơ sở khi được người lao động ở đó yêu cầu;
  2. Hỗ trợ công đoàn cơ sở thực hiện quyền, trách nhiệm theo quy định tại Nghị định này.

Điều 14. Quyền, trách nhiệm của công đoàn cấp trên

  1. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy của công đoàn quy định tại Điều lệ Công đoàn Việt Nam hướng dẫn công đoàn các cấp thực hiện quyền, trách nhiệm trong việc đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động theo quy định tại Nghị định này.
  2. Công đoàn cấp tỉnh, công đoàn ngành Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, công đoàn cơ sở thực hiện quyền, trách nhiệm trong việc đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động theo quy định tại Nghị định này.

Điều 15. Trách nhiệm của đơn vị sử dụng lao động, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan

Đơn vị sử dụng lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động, cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan có trách nhiệm cung cấp thông tin, phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi để công đoàn các cấp thực hiện quyền, trách nhiệm trong việc đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động quy định tại Nghị định này.”

 

Câu 5.

Chị C là công nhân làm việc tại Công ty A, sau khi nghỉ sinh con và trở lại Công ty làm việc thì gặp một số khó khăn về việc giải quyết các chế độ thai sản, Chị C rất cần sự hỗ trợ và tư vấn của mọi người trong Công ty. Vậy xin hỏi, Công đoàn có phải là tổ chức đại diện cho lao động nữ không?

Trả lời:

Theo Điều 154 Bộ luật Lao động (Số: 52/VBHN-VPQH ngày 10/12/2018) và Điều 4 Nghị định 85/2015/NĐ-CP ngày 01/10/2015 thì đại diện của lao động nữ trong doanh nghiệp được xác định như sau:

  1. Là công đoàn cơ sở.
  2. Là công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở nếu doanh nghiệp chưa thành lập tổ chức công đoàn cơ sở và được tập thể lao động nữ có yêu cầu.
  3. Là công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở nếu doanh nghiệp chưa thành lập tổ chức công đoàn cơ sở và được sự đồng ý của trên 50% lao động nữ tại doanh nghiệp khi người sử dụng lao động lấy ý kiến về vai trò đại diện của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở (nếu tập thể lao động nữ không có yêu cầu).

Như vậy, Chị C tìm đến tổ chức công đoàn cấp mình để đề nghị được hỗ trợ, tư vấn và bảo vệ quyền lợi theo luật định. Cụ thể:

+ Căn cứ Điều 154 Bộ luật Lao động:

“Điều 154. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động đối với lao động nữ

1. Bảo đảm thực hiện bình đẳng giới và các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương và các chế độ khác.

2. Tham khảo ý kiến của lao động nữ hoặc đại diện của họ khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của phụ nữ.

3. Bảo đảm có đủ buồng tắm và buồng vệ sinh phù hợp tại nơi làm việc.

4. Giúp đỡ, hỗ trợ xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo hoặc một phần chi phí gửi trẻ, mẫu giáo cho lao động nữ.

+ Điều 4 Nghị định 85/2015/NĐ-CP ngày 01/10/2015:

“Điều 4. Đại diện của lao động nữ

Đại diện của lao động nữ theo quy định tại Khoản 2 Điều 154 Bộ luật Lao động được xác định như sau:

  1. Trường hợp đã thành lập tổ chức công đoàn thì đại diện của lao động nữ là công đoàn cơ sở;
  2. Trường hợp chưa thành lập tổ chức công đoàn thì đại diện của lao động nữ là công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở nếu được tập thể lao động nữ có yêu cầu. Trường hợp không có yêu cầu thì người sử dụng lao động lấy ý kiến của trên 50% lao động nữ tại doanh nghiệp;
  3. Công đoàn cơ sở quy định tại Khoản 1 và công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở quy định tại Khoản 2 Điều này thực hiện quyền, trách nhiệm trong việc tổng hợp và phản ánh ý kiến của lao động nữ đối với những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của họ khi người sử dụng lao động tham khảo ý kiến.”

Văn phòng Tư vấn pháp luật