18/07/2018 5:07:52

Giải đáp pháp luật tháng 07/2018

Tiếp theo các nội dung tư vấn pháp luật tại kỳ trước, kỳ này Văn phòng Tư vấn pháp luật tiếp tục gửi tới bạn đọc các câu hỏi tư vấn và xử lý tình huống theo quy định của pháp luật như sau:

Câu 1. Anh A đã làm việc tại Công ty Đ được 10 năm loại hợp đồng không xác định thời hạn (từ 2005 đến 2015), Công ty và NLĐ tham gia đóng BHTN từ tháng 01/2009. Vào tháng 9/2015 anh A lên trình bày với Trưởng phòng nhân sự xin nghỉ việc và đề nghị Công ty chi trả trợ cấp thôi việc trong thời gian làm việc tại Công ty Đ thì được Trưởng phòng nhân sự thông báo anh A chỉ được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định của pháp luật? Vậy Trưởng phòng nhân sự phát biểu chi trả trợ cấp thất nghiệp là đúng hay sai? Cụ thể quy định hiện hành giải quyết trong trường hợp trên?

Trả lời:

– Căn cứ Điều 48, Bộ luật Lao động 2012 thì anh A sẽ được Công ty Đ chi trả trợ cấp thôi việc từ khi ký HĐLĐ năm 2005 đến hết tháng 12/2008 như sau:

“Điều 48. Trợ cấp thôi việc

1- Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

2- Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

3- Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.”

 

– Từ tháng 01/2009 đến tháng 9/2015 anh A và Công ty đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc theo quy định của Nhà nước, anh A sẽ được cơ quan bảo hiểm chi trả trợ cấp thất nghiệp theo Điều 49, Điều 50 Luật Việc làm năm 2013 với các điều kiện và mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:

Điều 49. Điều kiện hưởng

Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

  1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:
  2. a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
  3. b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
  4. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;
  5. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;
  6. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:
  7. a) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
  8. b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
  9. c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
  10. d) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;

đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;

  1. e) Chết.

Điều 50. Mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp

  1. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
  2. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
  3. Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này.”

 

Câu 2. Công đoàn ngành Trung ương là công đoàn nào và có những nhiệm vụ, quyền hạn gì?

Trả lời:

Căn cứ Điều 31 Điều lệ Công đoàn Việt Nam được Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XI thông qua ngày 30/7/2013:

“Điều 31. Công đoàn ngành Trung ương

  1. Công đoàn ngành Trung ương do Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quyết định thành lập hoặc giải thể phù hợp với đặc điểm của ngành.

Trường hợp trong một bộ có nhiều công đoàn ngành Trung ương, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thực hiện theo quy định Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

  1. Đối tượng tập hợp của công đoàn ngành Trung ương là đoàn viên, người lao động trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thuộc ngành.

Công đoàn ngành Trung ương trực tiếp quản lý và chỉ đạo công đoàn cơ quan Trung ương, công đoàn tổng công ty và tương đương thuộc bộ, ngành, theo quy định của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

  1. Nhiệm vụ, quyền hạn của công đoàn ngành Trung ương:
  2. Tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn.
  3. Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động thuộc ngành.
  4. Nghiên cứu tham gia quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế – xã hội của ngành:

– Nghiên cứu tham gia với bộ, ngành về chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của ngành, gắn với việc xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công nhân lao động trong ngành.

– Nghiên cứu tham gia xây dựng pháp luật, các chế độ, chính sách lao động, tiền lương, bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chế độ, chính sách khác có liên quan đến người lao động cùng ngành, nghề; tham gia cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, chống lãng phí.

– Đại diện cho người lao động thương lượng ký thỏa ước lao động tập thể ngành.

– Phối hợp kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách thuộc ngành, nghề; tham gia các hội đồng của ngành để giải quyết các vấn đề có liên quan đến người lao động; kiến nghị với cơ quan Nhà nước bổ sung, sửa đổi và giải quyết những chế độ, chính sách ngành, nghề đáp ứng yêu cầu phát triển ngành.

– Phối hợp hướng dẫn, tổ chức các phong trào thi đua yêu nước và các hoạt động xã hội phù hợp với đặc điểm ngành.

  1. Nghiên cứu đề xuất với Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về mô hình tổ chức; chức năng, nhiệm vụ của mỗi cấp thuộc công đoàn ngành; hướng dẫn chỉ đạo đại hội các công đoàn cấp dưới; thực hiện quy hoạch, quản lý, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và thực hiện chính sách cán bộ theo phân cấp.

đ. Hướng dẫn, chỉ đạo công đoàn cấp dưới:

– Triển khai các chỉ thị, nghị quyết của công đoàn cấp trên, nghị quyết đại hội công đoàn ngành Trung ương.

– Tham gia quản lý, thực hiện quy chế dân chủ cơ sở; đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; thương lượng và ký thỏa ước lao động tập thể.

– Tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật liên quan đến đoàn viên và người lao động, vận động đoàn viên, người lao động nâng cao trình độ, nghề nghiệp. Tổ chức phong trào thi đua yêu nước và các hoạt động xã hội phù hợp với đặc điểm ngành.

  1. Chủ động phối hợp với liên đoàn lao động tỉnh, thành phố chỉ đạo hướng dẫn các công đoàn ngành địa phương thực hiện các nội dung: chế độ, chính sách lao động ngành; tuyên truyền, giáo dục truyền thống ngành; phương hướng nhiệm vụ phát triển ngành; thành lập công đoàn trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nước cùng ngành.
  2. Chủ động phối hợp với liên đoàn lao động tỉnh, thành phố xây dựng quy chế phối hợp chỉ đạo các công đoàn cơ sở của ngành đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố.
  3. Thực hiện công tác đối ngoại theo quy định của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
  4. Quản lý tài chính, tài sản và hoạt động kinh tế của công đoàn theo quy định của pháp luật và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.”

 

Câu 3. Tập thể Ban chấp hành, Ban thường vụ, Ủy ban kiểm tra và các tổ chức khác trong hệ thống công đoàn vi phạm về quan điểm chính trị, đường lối, chủ trương của Đảng, của Công đoàn thì bị xử lý kỷ luật như thế nào?

Trả lời:

Căn cứ Điều 17 của “Quy định hình thức xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn” do Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn ban hành kèm theo Quyết định số 1602/QĐ-TLĐ ngày 15/9/2017 quy định việc xử lý kỷ luật đối với Tập thể Ban chấp hành, Ban thường vụ, Ủy ban kiểm tra và các tổ chức khác trong hệ thống công đoàn vi phạm về quan điểm chính trị, đường lối, chủ trương của Đảng, của Công đoàn như sau:

“ Điều 17. Vi phạm về quan điểm chính trị, đường lối, chủ trương của Đảng, của Công đoàn

  1. Vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
  2. Tổ chức thực hiện sai các nghị quyết, chỉ thị, quy định gây thiệt hại về quyền lợi vật chất, tinh thần của tổ chức, cá nhân.
  3. Buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo đấu tranh chống những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, tự diễn biến, tự chuyển hóa để cán bộ trong tổ chức vi phạm.
  4. Vi phạm một trong các trường hợp sau đây thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo:
  5. Vi phạm lần đầu những trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này gây hậu quả nghiêm trọng hoặc tái phạm.
  6. Không chấp hành các nghị quyết, chỉ thị, quy định, làm tổn hại đến sự đoàn kết nội bộ trong tổ chức; tổn hại đến tài chính, tài sản của tập thể, cá nhân, ảnh hưởng đến niềm tin và uy tín của tổ chức Công đoàn.
  7. Vi phạm một trong các trường hợp sau đây thì kỷ luật bằng hình thức giải tán:
  8. Có chủ trương, nghị quyết hoặc tổ chức hoạt động chống lại quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, của Công đoàn; phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, của Công đoàn cấp trên.
  9. Ban hành nghị quyết, chỉ thị, quy định có nội dung xuyên tạc, hoặc phủ nhận Cương lĩnh chính trị, đường lối, chủ trương của Đảng, của Công đoàn.”

 

Câu 4. Quyền lợi bảo hiểm xã hội khi người lao động làm việc ở nhiều công ty khác nhau được quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội thì người lao động giao kết hợp đồng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc với nhiều người sử dụng lao động thì chỉ đóng bảo hiểm xã hội đối với hợp đồng lao động giao kết đầu tiên. Riêng đối với chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, theo quy định tại Khoản 2 Điều 43 Luật An toàn, Vệ sinh lao động thì trường hợp người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo từng hợp đồng lao động đã giao kết nếu người lao động thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Như vậy, về quyền lợi bảo hiểm xã hội khi người lao động bị ốm đau, thai sản, hưu trí và tử tuất thì sẽ được thực hiện dựa trên quan hệ lao động của người lao động và công ty đang đóng trước đó. Riêng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì quyền lợi bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được dựa trên quan hệ lao động ở công ty nơi xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mức hưởng được xác định dựa trên tổng mức đóng bảo hiểm xã hội ở tất cả các hợp đồng lao động tham gia bảo hiểm xã hội.

 

Câu 5. Trợ cấp khi người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được thực hiện như thế nào? Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất khi NLĐ chết gồm những giấy tờ gì?

Trả lời:

– Căn cứ Điều 53 Luật An toàn, Vệ sinh lao động 2015 quy định hưởng trợ cấp khi người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được thực hiện như sau:

“Điều 53. Trợ cấp khi người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Thân nhân người lao động được hưởng trợ cấp một lần bằng ba mươi sáu lần mức lương cơ sở tại tháng người lao động bị chết và được hưởng chế độ tử tuất theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  1. Người lao động đang làm việc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
  2. Người lao động bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
  3. Người lao động bị chết trong thời gian điều trị thương tật, bệnh tật mà chưa được giám định mức suy giảm khả năng lao động.

Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất trong trường hợp người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 111 của Luật bảo hiểm xã hội.”

 

– Căn cứ khoản 1 Điều 111 của Luật Bảo hiểm xã hội thì hồ sơ hưởng chế độ tử tuất khi NLĐ chết được quy định như sau:

“Điều 111. Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất

  1. Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất đối với người đang đóng bảo hiểm xã hội và người bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội bao gồm:
  2. a) Sổ bảo hiểm xã hội;
  3. b) Bản sao giấy chứng tử hoặc giấy báo tử hoặc bản sao quyết định tuyên bố là đã chết của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
  4. c) Tờ khai của thân nhân và biên bản họp của các thân nhân đối với trường hợp đủ điều kiện hưởng hằng tháng nhưng chọn hưởng trợ cấp tuất một lần;
  5. d) Biên bản điều tra tai nạn lao động, trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì phải có thêm biên bản tai nạn giao thông hoặc biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông quy định tại khoản 2 Điều 104 của Luật này; bản sao bệnh án điều trị bệnh nghề nghiệp đối với trường hợp chết do bệnh nghề nghiệp;

đ) Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với thân nhân bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.

  1. Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất của người đang hưởng hoặc người đang tạm dừng hưởng lương hưu, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng bao gồm:
  2. a) Bản sao giấy chứng tử hoặc giấy báo tử hoặc quyết định tuyên bố là đã chết của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
  3. b) Tờ khai của thân nhân và biên bản họp của các thân nhân đối với trường hợp đủ điều kiện hưởng hằng tháng nhưng chọn hưởng trợ cấp tuất một lần;
  4. c) Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với thân nhân bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.”