I. Căn cứ thực hiện
– Căn cứ Luật Công đoàn 2012; Điều lệ Công đoàn Việt Nam;
– Căn cứ Quyết định số 932/TLĐ ngày 16/12/1991 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Công đoàn Dầu khí Việt Nam;
– Căn cứ Nghị quyết số 467/NQ-BCH ngày 17/6/2013 của Ban Chấp hành Công đoàn Dầu khí Việt Nam lần thứ hai khóa V nhiệm kỳ 2013 – 2018;
– Căn cứ Quyết định số 527/QĐ-CĐDK ngày 16/7/2013 về việc ban hành chương trình làm việc toàn khóa của Ban Chấp hành Công đoàn Dầu khí Việt Nam khoá V nhiệm kỳ 2013 -2018.
II. Mục đích, yêu cầu
1. Tạo được nguồn kinh phí để các cấp công đoàn triển khai tốt các hoạt động theo kế hoạch được duyệt hàng năm.
2. Tổ chức thu – chi đạt hiệu quả cao nhất, không để tình trạng thất thu kinh phí và chi tiêu không đúng mục đích.
3. Nâng cao trình độ của cán bộ làm công tác tài chính công đoàn các cấp.
III. Nhiệm vụ
1. Các công đoàn cơ sở cần bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời. Phân phối nguồn thu công bằng, hợp lý; chi tiêu đúng mục đích, có hiệu quả và tiết kiệm; quản lý chặt chẽ nguồn thu, tuy nhiên cần bảo đảm quyền chủ động cho mỗi cấp công đoàn; chống lãng phí, thất thoát tài chính, tài sản của công đoàn.
2. Kịp thời quyết toán kinh phí đối với các công đoàn giải thể, sáp nhập hợp nhất và xử lý các tồn tại về tài chính.
3. Các công đoàn cơ sở cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát các công đoàn cấp dưới để đảm bảo mọi hoạt động liên quan đến công tác tài chính đúng theo các quy định của Công đoàn Dầu khí Việt Nam và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
III. Giải pháp
Để triển khai tốt các nhiệm vụ trên cần có những giải pháp sau:
1. Về công tác tài chính:
Công tác tài chính công đoàn phải được tiếp tục đổi mới trên cả 3 mặt: thu, chi và quản lý. Các công đoàn cơ sở cần thực hiện tốt những biện pháp sau:
1.1. Về thu:
1.1.1. Về kinh phí công đoàn:
Các công đoàn trực thuộc Công đoàn Dầu khí Việt Nam phải đề cao trách nhiệm của mình và phối hợp chặt chẽ với lãnh đạo đơn vị để đảm bảo thu được triệt để.
Phải tổ chức tốt việc thu trực tiếp ở từng cơ sở, các Công đoàn cơ sở phải đôn đốc, thuyết phục chuyên môn trích nộp kinh phí cho kịp thời, đầy đủ. Công đoàn cấp trên quản lý trực tiếp phải tăng cường kiểm tra tình hình trích nộp ở cơ sở, trong trường hợp chuyên môn không trích nộp đầy đủ có thể căn cứ vào văn bản đối chiếu nộp BHXH giữa đơn vị và cơ quan BHXH để tính trích nộp kinh phí công đoàn.
1.1.2. Về đoàn phí công đoàn và các khoản thu khác:
Việc tổ chức thu đoàn phí phải được đặc biệt quan tâm, các công đoàn cơ sở phải chú trọng đến việc giáo dục, nhắc nhở cán bộ, đoàn viên đề cao ý thức trách nhiệm hơn nữa đối với tổ chức công đoàn và cần áp dụng nhiều biện pháp để thu cho đầy đủ, kịp thời, chống thất thu, động viên đoàn viên đóng góp thêm kinh phí để tổ chức các hoạt động ngoại khoá.
1.2. Về phân phối và chi tài chính:
1.2.1. Về phân phối:
Phân phối tài chính công đoàn dựa trên 2 khoản thu chủ yếu là KPCĐ và đoàn phí công đoàn. Các công đoàn cơ sở cần thực hiện theo đúng quy định của Công đoàn Dầu khí Việt Nam, những quy định về thu KPCĐ và đoàn phí công đoàn đã được quy định chi tiết trong Quy chế quản lý tài chính – tài sản công đoàn Dầu khí Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định số 530/QĐ-CĐDK ngày 16/7/2013 của Công đoàn Dầu khí Việt Nam và các quyết định sửa đổi, bổ sung (nếu có).
1.2.2. Về chi tài chính:
Chi tài chính phải đảm bảo đúng mục đích, có hiệu quả và tiết kiệm.
1.3. Về công tác quản lý:
– Tài chính công đoàn quản lý theo nguyên tắc tập trung, thống nhất. Các cấp công đoàn lập dự toán thu – chi ngân sách công đoàn phải thực hiện chế độ báo cáo dự toán, quyết toán và công khai tài chính theo đúng quy định của Nhà nước, của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Công đoàn Dầu khí Việt Nam.
– Hàng năm các cấp công đoàn căn cứ vào số lao động, đoàn viên, quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH để xây dựng kế hoạch thu chi ngân sách, phần kinh phí và đoàn phí nộp lên cấp trên tính theo số thực thu, được thanh toán vào cuối năm, nếu hoàn thành hoặc nộp vượt kế hoạch sẽ được thưởng theo quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
– Quản lý tài chính là trách nhiệm của Ban Chấp hành mà trực tiếp là Ban thường vụ mỗi cấp công đoàn. Các công đoàn cơ sở cần bố trí cán bộ quản lý tài chính chuyên trách và Ban Tài chính Công đoàn Dầu khí Việt Nam có trách nhiệm thường xuyên tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ tài chính công đoàn và áp dụng sử dụng phần mềm kế toán cho tất cả các công đoàn cơ sở trở lên nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý tài chính công đoàn.
– Công tác kiểm tra tài chính cần phải được tăng cường, trong đó cần đặc biệt quan tâm việc cấp trên kiểm tra cấp dưới để chấn chỉnh công tác quản lý, bảo đảm kỷ cương, kỷ luật tài chính, chống lãng phí, chống tham nhũng.
– Các cấp công đoàn cần tổ chức tổng kết công tác tài chính hàng năm để kịp thời động viên, khen thưởng và rút kinh nghiệm để công tác tài chính ngày càng hoàn thiện.
– Thường xuyên tổ chức tập huấn tài chính công đoàn.
– Hàng năm, Ban Thường vụ Công đoàn Dầu khí Việt Nam và Ban Thường vụ các công đoàn trực thuộc tổ chức họp liên tịch giữa Đảng uỷ, Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc và Công đoàn cùng cấp (từ công đoàn cơ sở trở lên) để có phương án phối hợp với chuyên môn và đề nghị chuyên môn hỗ trợ kinh phí vì nguồn kinh phí trong những năm tới giảm nghiêm trọng so với năm 2012 trở về trước do áp dụng Luật Công đoàn 2012 (sửa đổi).
– Ngoài nhiệm vụ phục vụ cho các hoạt động thường xuyên của Công đoàn Dầu khí Việt Nam và thực hiện nhiệm vụ thu kinh phí và đoàn phí; làm đầu mối xem xét dự toán, quyết toán của các công đoàn trực thuộc Công đoàn Dầu khí Việt Nam, dự kiến công tác tài chính trong nhiệm kỳ V sẽ triển khai các hoạt động sau:
+ Hoàn thiện Quy chế quản lý tài chính và Quy chế chi tiêu nội bộ;
+ Tổ chức tập huấn công tác tài chính công đoàn cho các công đoàn cơ sở trở lên (tổ chức hàng năm);
+ Tổ chức tập huấn sử dụng phần mềm kế toán công đoàn cho các Công đoàn trực thuộc (tổ chức vào năm 2014 và năm 2016);
+ Kiểm tra và quyết toán thu chi NSCĐ đối với các Công đoàn trực thuộc (tổ chức hàng năm);
+ Tổ chức trao đổi kinh nghiệm giữa các công đoàn trong toàn ngành để tìm giải pháp tạo nguồn kinh phí để triển khai các hoạt động;
+ Tổ chức Hội thảo về công tác tài chính sau 01 năm thực hiện Luật Công đoàn sửa đổi (tổ chức vào đầu năm 2014);
+ Tổ chức hội nghị Sơ kết công tác tài chính giữa nhiệm kỳ V (tổ chức vào đầu năm 2016);
+ Tổ chức hội nghị Tổng kết công tác tài chính nhiệm kỳ V (tổ chức vào đầu năm 2018).
V. Tổ chức thực hiện
1. Giao Ban Tài chính Công đoàn Dầu khí Việt Nam làm đầu mối xây dựng nội dung và kế hoạch cụ thể hàng năm trình thường trực phê duyệt.
2. Công đoàn các cấp căn cứ nội dung trên và hướng dẫn hàng năm của Công đoàn Dầu khí Việt Nam, bám sát tình hình thực tế của đơn vị để tổ cức thực hiện chương trình.
3. Ban Chấp hành Công đoàn Dầu khí Việt Nam sẽ tổ chức sơ kết và tổng kết đánh giá kết quả thực hiện chương trình này vào kỳ họp Ban Chấp hành giữa nhiệm kỳ và cuối nhiệm kỳ V (2013-2018).