Tham dự và truyền đạt thông tin tại Hội nghị có PGS.TS Vũ Quang Thọ, Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn; Th.S Phạm Thị Thu Lan, Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn.
Về phía lãnh đạo Công đoàn Dầu khí Việt Nam có đồng chí Nguyễn Mạnh Kha, Phó Chủ tịch; cùng Chủ tịch, Phó Chủ tịch, người đại diện Công đoàn các đơn vị trong ngành Dầu khí khu vực phía Nam.
Đồng chí Nguyễn Mạnh Kha, Phó Chủ tịch Công đoàn Dầu khí Việt Nam
Mục tiêu của Hội nghị là tuyên truyền về Cách mạng công nghiệp 4.0 và những vấn đề thách thức đối với người lao động và tổ chức Công đoàn đến các cán bộ trong hệ thống Công đoàn Dầu khí để thông qua đó truyền đạt đến người lao động.
PGS.TS Vũ Quang Thọ, Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn
Tại Hội nghị, PGS.TS Vũ Quang Thọ, Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn đã truyền đạt về vấn đề doanh nghiệp cùng Công đoàn giúp người lao động vượt qua thách thức của Cách mạng công nghiệp 4.0. Th.S Phạm Thị Thu Lan, Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn truyền đạt về công nghiệp 4.0 với vấn đề việc làm trong tương lai gần của công nhân và người lao động Việt Nam.
Th.S Phạm Thị Thu Lan, Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn
Cách mạng công nghiệp 4.0 xuất phát từ khái niệm “Industrie 4.0” trong một báo cáo của chính phủ Đức năm 2013. “Industrie 4.0” kết nối các hệ thống nhúng và cơ sở sản xuất thông minh để tạo ra sự hội tụ kỹ thuật số giữa công nghiệp, kinh doanh, chức năng và quy trình bên trong.
Đại diện Công đoàn các đơn vị tham gia Hội nghị
Theo Th.S Phạm Thị Thu Lan, Cách mạng công nghiệp 4.0 cho ra đời công nghệ đảm bảo tính chính xác; xóa nhòa đi ranh giới giữa các lĩnh vực; tự động hóa hoàn toàn; giảm sức lao động con người, tăng năng suất sản phẩm; bình đẳng về cơ hội cho tất cả các quốc gia…
Từ đó đưa ra kết luận, doanh nghiệp nào quan tâm đến người lao động đều có uy tín, có lợi nhuận, tồn tại lâu dài và phát triển bền vững hơn.
Nguyễn Hiển