25/04/2017 9:24:10

Đáp án cuộc thi “Tìm hiểu hoạt động công đoàn” lần I năm 2017 phần online ngày thứ sáu (24/4)

Xin cảm ơn các anh chị CBCNVC-NLĐ Dầu khí đã đồng hành cùng Cuộc thi TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG CÔNG ĐOÀN LẦN I – 2017” phần chính sách pháp luật .

Ban tổ chức xin thông báo Đáp án Ngày thi thứ năm (21/04/20017) như sau:

Câu 1:

  • Nội dung hỏi:So với thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, hợp đồng lao động có giá trị pháp lý:
  1. Thấp hơn
  2. Cao hơn
  3. Ngang bằng
  4. Cả hai đáp án b và c
  • Đáp án:a
  • Diễn giải: Căn cứ vào khoản 2, Điều 17 và khoản 2, Điều 84, BLLĐ 2012

Câu 2:

  • Nội dung hỏi:Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải đối với người lao động khi:
  1. Tự ý bỏ việc 05 ngày làm việc cộng dồn trong phạm vi 30 ngày kể từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc hoặc 20 ngày làm việc cộng dồn trong phạm vi 365 ngày kể từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng
  2. Tự ý bỏ việc 05 ngày làm việc cộng dồn trong một tháng dương lịch hoặc 20 ngày làm việc cộng dồn trong một năm dương lịch mà không có lý do chính đáng
  3. Tự ý bỏ việc 05 ngày làm việc cộng dồn trong một tháng âm lịch hoặc 20 ngày làm việc cộng dồn trong một năm âm lịch mà không có lý do chính đáng
  4. Tự ý bỏ việc 05 ngày làm việc cộng dồn trong một tháng theo hợp đồng lao động hoặc 20 ngày làm việc cộng dồn trong một năm theo hợp đồng lao động mà không có lý do chính đáng
  • Đáp án:a
  • Diễn giải:Căn cứ khoản 3, Điều 126, BLLĐ và khoản 1, Điều 31, NĐ05CP

Câu 3:

  • Nội dung hỏi:Người lao động hưởng lương thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc được hưởng chế độ ốm đau khi:
  1. Người lao động ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền
  2. Người lao động bị ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng ma túy, tiền chất ma túy
  3. Người lao động nghỉ việc điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
  4. Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động trong thời gin nghỉ phép hàng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương, nghỉ chế độ thai sản
  • Đáp án:a
  • Diễn giải:Căn cứ Điều 25, Luật BHXH và khoản 2, Điều 3, TT59

Câu 4:

  • Nội dung hỏi:Điều kiện hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản là:
  1. Lao động nữ, lao động mang thai hộ sau thời gian hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật mà sức khỏe chưa phục hồi để trở lại làm việc
  2. Lao động nữ, lao động mang thai hộ sau thời gian hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi
  3. Lao động nữ, lao động mang thai hộ sau thời gian hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật, trong khoảng thời gian 01 tháng đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi
  4. Lao động nữ, lao động mang thai hộ ngay khi trở lại làm việc sau thời gian hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật mà sức khỏe chưa phục hồi
  • Đáp án:b
  • Diễn giải:Căn cứ khoản 1, Điều 41, Luật BHXH và điểm c, khoản 3, Điều 3, NĐ115CP

Câu 5:

  • Nội dung hỏi:Điều kiện hưởng lương hưu khi người lao động bị suy giảm từ 81% khả năng lao động trở lên là:
  1. Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi, có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên
  2. Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi, có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên
  3. Nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi áp dụng từ năm 2016, sau đó cứ mỗi năm tăng thêm một tuổi cho đến năm 2020: nam từ đủ 55 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi; có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên
  4. Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi, có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên
  • Đáp án: a
  • Diễn giải: Căn cứ vào Điều 55, Luật BHXH 2014 và khoản 1, Điều 16, TT59

Một lần nữa xin chân thành cảm ơn các anh chị CBCNVC-NLĐ Dầu khí đã đồng hành cùng Cuộc thi TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG CÔNG ĐOÀN LẦN I – 2017 và rất mong tiếp tục nhận được sự hưởng ứng nhiều hơn nữa cho những ngày tiếp theo.

BAN TỔ CHỨC