Phát triển các hình thức tư vấn pháp luật và hoạt động bổ trợ tư pháp theo hướng xã hội hoá là một chủ trưởng lớn, được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Văn kiện của Đảng tại Đại hội lần thứ VIII, IX; các Nghị quyết Trung ương Trung ương 3 Khoá VIII và Nghị quyết Trung ương 6 khoá X về Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kì CNH, HĐH đất nước đã khẳng định chủ trương tăng cường pháp chế, đẩy mạnh hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, hỗ trợ pháp lý, xây dựng ý thức sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật cho công dân; tạo điều kiện nâng cao vai trò Công đoàn trong đời sống Chính trị, kinh tế và xã hội.
Thời gian qua, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản và triển khai nhiều biện pháp nhằm phát triển hoạt động bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý cho công dân như Luật Trợ giúp pháp pháp lý và các văn bản hướng dẫn thi hành; Nghị định số 77/2008-NĐ-CP của Chính phủ, Thông tư số 01/2010/TT-BTP của Bộ Tư pháp về tổ chức và hoạt động tư vấn pháp luật của tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu chuyên ngành luật
Đối với tổ chức Công đoàn, công tác tư vấn pháp luật đã được đặt ra từ đầu những năm 1990. Đến năm 2004, Đoàn Chủ tịch TLĐ dã ban hành các Quyết định số 785/QĐ-TLĐ ngày 27/5/2004 quy định chung về tổ chức và hoạt động tư vấn pháp luật của Công đoàn, Quyết định số 786/QĐ-TLĐ ngày 27/5/2004 qui định riêng về Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật Công đoàn, Chỉ thị số 02CT và năm 2010 đã ban hành NQ 04/ĐCT về việc đẩy mạnh hoạt động tư vấn pháp luật của CĐ & đã sơ kết sau 2 năm thi hành. Theo đó, đã kết luận rằng: thời gian qua, hoạt động tư vấn pháp luật của CĐ đã có những bước phát triển đáng kể và đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần quan trọng thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của hệ thống CĐ. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, công tác tư vấn pháp luật của Công đoàn vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định:
+ Tổ chức và cán bộ làm công tác tư vấn pháp luật của CĐ còn thiếu về số lượng, chưa thực sự thống nhất về mô hình tổ chức.
+ Nội dung và chất lượng hoạt động chưa đáp ứng yêu cầu đề ra. Tình trạng vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của NLĐ diễn ra khá phổ biến; tranh chấp lao động, đình công vẫn tiềm ẩn, có xu hướng gia tăng về số lượng, diễn biến phức tạp về quy mô và tính chất – Nhưng hoạt động tư vấn pháp luật của CĐ vẫn chưa thực sự bảo vệ, hỗ trợ, giúp đỡ đoàn viên và người lao động thực hiện các quyền, nghĩa vụ theo đúng quy định của pháp luật.
Thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước; chủ trương của tổ chức Công đoàn thông qua các Nghị quyết Đại hội IX, X, XI và Điều lệ Công đoàn Việt Nam; Văn kiện Hội nghị 3 Ban chấp hành TLĐ Khoá XI đã xác định, khẳng định phải tiếp tục củng cố, hát triển hình thức, nâng cao chất lượng tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, thực sự hỗ trợ, đại diện bảo vệ quyền lợi của người lao động, đoàn viên CĐ; Nâng cao năng lực sử dụng các quyền của Công đoàn được pháp luật quy định; đồng thời góp phần quan trọng thực hiện Chỉ thị 22/2008/TWcủa Đảng về xây dựng, phát triển quan hệ lao động dịnh hướng XHCN, Ban chấp hành TLĐ quyết định giao cho Đoàn Chủ tịch TLĐ đưa vào Chương trình kế hoạch toàn khoá việc nghiên cứu, ban hành vào tháng 5/2014 các văn bản sửa đổi, bổ sung quy chế và Chỉ đạo về tổ chức và hoạt động tư vấn pháp luật CĐ, tạo điều kiện cho công tác tư vấn pháp luật CĐ phát triển mạnh mẽ hơn.
Mục tiêu, Quan điểm xây dựng văn bản
Thứ nhất, Các văn bản sửa đổi, bổ sung phải bảo đảm phù hợp với Luật Công đoàn năm 2012, Luật Trợ giúp pháp lý và pháp luật khác liên quan đến hoạt động tư vấn pháp luật của công đoàn.
Thứ hai, Quán triệt và thể hiện đường lối của đảng, chủ trương của Công đoàn VN đặc biệt là Nghị quyết số 20/2008 của TW Đảng và Nghị quyết Đại hội Công đoàn XI, Văn kiện Hội nghị Ban chấp hành Công đoàn Việt Nam về củng cố, phát triển tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý công đoàn nhằm thực thi trách nhiệm theo Luật Công đoàn năm 20122 và đáp ứng ngày càng cao quyền, nguyện vọng, nhu cầu của đoàn viên công đoàn và NLĐ.
Thứ ba, Tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tạo thêm điều kiện và hành lang quy phạm mới thuận lợi cho phát triển tư vấn pháp luật của CĐ trên cơ sở kế thừa quy định hiện hành về tư vấn pháp luật CĐ theo Quyết định số 785, 786/2004 và Nghị quyết 04/2010/ĐCTTLĐ.
Thứ tư, Tăng quyền chủ động cho địa phương, ngành, cơ sở trong việc quyết định tổ chức và hoạt động tư vấn pháp luật phù hợp với pháp luật của Nhà nước; quy định chung và yêu cầu quản lí thống nhất lĩnh vực tư vấn pháp luật CĐ của Tổng Liên đoàn.
Hiện nay, Ban Chính sách – Pháp luật TLĐ đang xây dựng dự thảo văn bản hướng dẫn về tổ chức và hoạt động tư vấn pháp luật của Công đoàn. Dự thảo văn bản gồm 2 phương án.
Phương án 1: Kế thừa văn bản hiện hành, xây dựng 2 văn bản quy định về Tổ chức, hoạt động ư vấn pháp luật của Công đoàn gồm 1 văn bản áp dụng chung trong hệ thống CĐ và Văn bản áp dụng đối với Trung tâm tư vấn pháp luật Công đoàn.
Phương án 2: Toàn bộ tổ chức và hoạt động tư vấn pháp luật của CĐ quy định trong 1 văn bản.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến các cán bộ CĐ làm công tác tư vấn pháp luật tại LĐLĐ các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc, LĐLĐ các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam, Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng Cty trực thuộc TLĐ. Thông qua các cuộc hội thảo, đa số đại biểu tán thành quan điểm xây dựng văn bản hướng dẫn tổ chức, hoạt động tư vấn pháp luật của CĐ trong 1 văn bản cho thống nhất và dễ dàng áp dụng trong thực tiễn.