1 – An Sinh Xã hội:
Trong Đạo luật về ASXH của Mỹ, ASXH được hiểu khái quát hơn, đó là sự bảo đảm của xã hội, nhằm bảo tồn nhân cách cùng giá trị của cá nhân, đồng thời tạo lập cho con người một đời sống sung mãn và hữu ích để phát triển tài năng đến tột độ.
Để dễ thống nhất, theo chúng tôi nên dùng khái niệm của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đang sử dụng: ASXH là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình thông qua một loạt biện pháp công cộng, nhằm chống lại những khó khăn về kinh tế và xã hội do bị ngừng hoặc giảm thu nhập, gây ra bởi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, thương tật, tuổi già và chết; đồng thời đảm bảo các chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình đông con.
Như vậy, về mặt bản chất, ASXH là góp phần đảm bảo thu nhập và đời sống cho các công dân trong xã hội. Phương thức hoạt động là thông qua các biện pháp công cộng. Mục đích là tạo ra sự “an sinh” cho mọi thành viên trong xã hội và vì vậy mang tính xã hội và tính nhân văn sâu sắc.
2 – Chế độ chính sách:
Chế độ chính sách là các quy định Pháp luật của Nhà nước, quy định của tổ chức/đơn vị/doanh nghiệp cho học sinh, sinh viên, nhà giáo, bác sĩ, công an, quân nhân, người có công, thương binh, thân nhân liệt sĩ, CBCNV-LĐ,… (công dân) mà họ được hưởng các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng theo quy định.
Ví dụ:
Chế độ tiền lương, tiền công, thu nhập, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và chính sách đối với người lao động,… là một bộ phận quan trọng trong hệ thống chính sách kinh tế – xã hội của đất nước và có liên quan chặt chẽ đến động lực phát triển và tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước, khai thác khả năng tiềm tàng từ mỗi người lao động.
Chế độ tiền lương, tiền công, thu nhập, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và chính sách đối với người lao động,… là một bộ phận quan trọng trong hệ thống chính sách kinh tế – xã hội của đất nước và có liên quan chặt chẽ đến động lực phát triển và tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước, khai thác khả năng tiềm tàng từ mỗi người lao động.
Trong tình hình kinh tế – xã hội liên tục phát triển mà chính sách tiền lương không thay đổi kịp thời với sự phát triển của nền kinh tế nên hệ thống tiền lương hiện tại không còn phù hợp, cần phải được thay đổi để chính sách tiền lương có thể vận hành một cách suôn sẻ, có hiệu quả trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Đáp ứng những đòi hỏi cấp thiết phải cải cách chính sách tiền lương cho phù hợp với tình hình hiện tại. Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị định quy định hệ thống thang bảng lương, cơ chế quản lý tiền lương mới, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,… đồng thời, Bộ Nội vụ, Bộ lao động – thương binh và xã hội, Bộ tài chính, Ủy ban dân tộc và các bộ, ngành khác cũng đã ban hành hàng loạt Thông tư hướng dẫn thực hiện các Nghị định nói trên về chính sách tiền lương,…
3 – Tư vấn pháp luật:
* Trích yếu một số nội dung quy định về tổ chức và hoạt động tư vấn pháp luật của Công đoàn ban hành kèm theo quyết định số 785/QĐ-TLĐ ngày 27/5/2004 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam để bạn đọc tham khảo.
I/ Mục đích, tính chất hoạt động tư vấn pháp luật của Công đoàn (Điều 1).
I/ Mục đích, tính chất hoạt động tư vấn pháp luật của Công đoàn (Điều 1).
1. Hoạt động tư vấn pháp luật của Công đoàn nhằm bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn và người lao động; góp phần nâng cao hiểu biết, xây dựng ý thức chấp hành pháp luật của đoàn viên công đoàn, người lao động và các đối tượng khác.
2. Hoạt động tư vấn của Công đoàn về pháp luật lao động và công đoàn là hoạt động không thu phí; trừ các Trung tâm tư vấn pháp luật tổ chức, hoạt động theo Nghị định 65/2003/NĐ-CP ngày 11/6/2003 của Chính phủ, Thông tư số 04/2003/TT-BTP ngày 28/10/2003 của Bộ Tư pháp, Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật Công đoàn.
II/ Đoàn viên Công đoàn được tư vấn miễn phí về pháp luật lao động và Công đoàn. Đoàn viên Công đoàn được yêu cầu Công đoàn cấp quản lý trực tiếp hoặc đề nghị công đoàn cấp trên tư vấn miễn phí về pháp luật lao động và Công đoàn.
II/ Đoàn viên Công đoàn được tư vấn miễn phí về pháp luật lao động và Công đoàn. Đoàn viên Công đoàn được yêu cầu Công đoàn cấp quản lý trực tiếp hoặc đề nghị công đoàn cấp trên tư vấn miễn phí về pháp luật lao động và Công đoàn.
III/ Trách nhiệm của Công đoàn trong việc tư vấn pháp luật cho đoàn viên Công đoàn và người lao động (Điều 3).
1. Tư vấn pháp luật cho đoàn viên công đoàn và người lao động là trách nhiệm của các cấp Công đoàn. Căn cứ vào điều kiện cụ thể, từng cấp công đoàn lựa chọn, quyết định thành lập tổ chức hoặc phân công cán bộ để thực hiện công tác tư vấn pháp luật.
2. Khi đoàn viên Công đoàn yêu cầu hoặc người lao động đề nghị tư vấn về pháp luật lao động và Công đoàn, Công đoàn nơi tiếp nhận có trách nhiệm xem xét, đáp ứng, trừ các trường hợp quy định tại điểm đ và e khoản 1 Điều 12 của Quy định này.
IV/ Các hình thức tổ chức tư vấn pháp luật của công đoàn (Điều 4).
IV/ Các hình thức tổ chức tư vấn pháp luật của công đoàn (Điều 4).
Căn cứ vào điều kiện ở từng cấp, hoạt động tư vấn pháp luật của Công đoàn được tổ chức theo các hình thức sau đây:
1. Trung tâm tư vấn pháp luật;
2. Văn phòng tư vấn pháp luật;
3. Tổ tư vấn pháp luật;
4. Chuyên viên tư vấn pháp luật.
V/ Văn phòng tư vấn pháp luật (Điều 6).
V/ Văn phòng tư vấn pháp luật (Điều 6).
1. Văn phòng tư vấn pháp luật là hình thức tổ chức do Công đoàn thành lập ở những nơi chưa đủ điều kiện thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật quy định tại Điều 5 của Quy định này.
2. Văn phòng tư vấn pháp luật là hình thức tổ chức thuộc công đoàn cấp ra quyết định thành lập, có ít nhất một cán bộ chuyên trách thuộc biên chế của cơ quan Công đoàn cấp đó.
3. Văn phòng tư vấn pháp luật bao gồm Chủ nhiệm và các thành viên là cán bộ có hiểu biết về pháp luật, có kinh nghiệm hoạt động công đoàn đang công tác tại các ban, đơn vị của cấp công đoàn ra quyết định thành lập.
VI/ Tổ tư vấn pháp luật (Điều 7).
VI/ Tổ tư vấn pháp luật (Điều 7).
1. Tổ tư vấn pháp luật là hình thức tổ chức do Công đoàn thành lập ở những nơi chưa đủ điều kiện thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật, Văn phòng tư vấn pháp luật quy định tại Điều 5, Điều 6 của Quy định này.
2. Tổ tư vấn pháp luật bao gồm Tổ trưởng và các thành viên là cán bộ của cấp Công đoàn ra quyết định thành lập.
VII/ Chuyên viên tư vấn pháp luật (Điều 8).
VII/ Chuyên viên tư vấn pháp luật (Điều 8).
Chuyên viên tư vấn pháp luật là những tư vấn viên pháp luật được công nhận theo quy định của Nghị định 65/2003/NĐ-CP
và những cán bộ làm công tác pháp luật của Công đoàn được công đoàn cấp đó cử làm công tác tư vấn pháp luật.
VIII/ Nội dung tư vấn pháp luật (Điều 9).
VIII/ Nội dung tư vấn pháp luật (Điều 9).
Hoạt động tư vấn pháp luật của Công đoàn tập trung chủ yếu vào lĩnh vực pháp luật lao động và công đoàn.
IX/ Các hình thức tư vấn pháp luật (Điều 10).
IX/ Các hình thức tư vấn pháp luật (Điều 10).
Hoạt động tư vấn pháp luật của Công đoàn được thực hiện theo các hình thức sau đây:
1. Hướng dẫn, giải đáp pháp luật;
2. Cung cấp thông tin, văn bản pháp luật;
3. Tư vấn soạn thảo các văn bản;
4. Dịch vụ pháp lý;
5. Kiến nghị giải quyết yêu cầu, đề nghị của đối tượng tư vấn pháp luật;
6. Các hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật và quy định của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.
X/ Hình thức, phương pháp tư vấn pháp luật (Điều 11).
X/ Hình thức, phương pháp tư vấn pháp luật (Điều 11).
Hoạt động tư vấn pháp luật của Công đoàn được thực hiện thông qua các phương pháp, cách thức sau:
1. Trực tiếp;
2. Bằng văn bản;
3. Điện thoại;
4. Các phương tiện thông tin đại chúng;
5. Phương pháp, cách thức khác.
XI/ Quyền hạn và trách nhiệm của người làm công tác tư vấn pháp luật (Điều 12).
XI/ Quyền hạn và trách nhiệm của người làm công tác tư vấn pháp luật (Điều 12).
1. Khi hoạt động tư vấn pháp luật, người làm công tác tư vấn pháp luật có các quyền sau đây:
a) Đề nghị các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho hoạt động tư vấn pháp luật theo quy định của pháp luật;
b) Khi được uỷ quyền hoặc phân công của công đoàn, có quyền đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên công đoàn, người lao động trước người sử dụng lao động, cơ quan nhà nước, tổ chức khác theo quy định của pháp luật;
c) Đề xuất với công đoàn cấp có thẩm quyền kiến nghị với các cơ quan, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm giải quyết yêu cầu hoặc đề nghị của đối tượng tư vấn pháp luật theo quy định của pháp luật;
d) Được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng tư vấn pháp luật; được hưởng các quyền lợi theo quy định của pháp luật và Tổng Liên đoàn;
đ) Từ chối tư vấn pháp luật trong những trường hợp không thuộc chức năng, nhiệm vụ, nội dung tư vấn; đối tượng tư vấn có hành vi vi phạm nội quy, quy chế của cơ quan, cố tình cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật;
e) Từ chối yêu cầu tư vấn pháp luật trái quy định của pháp luật, quy định của Tổng Liên đoàn và đạo đức xã hội.
2. Khi hoạt động tư vấn pháp luật, người làm công tác tư vấn pháp luật có trách nhiệm:
a) Tư vấn pháp luật trung thực, khách quan;
b) Tuân thủ các quy định của pháp luật và Tổng Liên đoàn về tư vấn pháp luật;
c) Chịu trách nhiệm về nội dung tư vấn pháp luật do mình thực hiện.
XII/ Quyền hạn và trách nhiệm của tổ chức làm công tác tư vấn pháp luật (Điều 13).
XII/ Quyền hạn và trách nhiệm của tổ chức làm công tác tư vấn pháp luật (Điều 13).
1. Khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, Tổ chức làm công tác tư vấn pháp luật có các quyền sau đây:
a) Được đề nghị các cơ quan, tổ chức và cá nhân hữu quan cung cấp thông tin về những vấn đề có liên quan đến nội dung tư vấn;
b) Đề xuất với công đoàn cấp có thẩm quyền kiến nghị với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân hữu quan giải quyết những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích của đoàn viên công đoàn và người lao động.
2. Khi thực hiện hoạt động tư vấn pháp luật, Tổ chức làm công tác tư vấn pháp luật có trách nhiệm:
a) Tuân theo các quy định của pháp luật, quy định của Tổng Liên đoàn và các quy định của Công đoàn cấp ra quyết định thành lập;
b) Định kỳ 6 tháng, báo cáo cơ quan Công đoàn cấp mình về kết quả hoạt động tư vấn pháp luật;
c) Chịu trách nhiệm về hoạt động của cán bộ tư vấn pháp luật do mình quản lý.
XIII/ Đối tượng tư vấn pháp luật của Công đoàn (Điều 14).
XIII/ Đối tượng tư vấn pháp luật của Công đoàn (Điều 14).
Đối tượng được tư vấn pháp luật của Công đoàn bao gồm:
1. Đoàn viên công đoàn;
2. Người lao động;
3. Tổ chức công đoàn.
Ngoài ra, căn cứ vào điều kiện cụ thể, có thể mở rộng phạm vi tư vấn sang một số đối tượng khác.
XIV/ Quyền của đối tượng được tư vấn pháp luật (Điều 15).
XIV/ Quyền của đối tượng được tư vấn pháp luật (Điều 15).
Đối tượng được tư vấn pháp luật có quyền sau đây:
1. Được tư vấn pháp luật theo quy định của Tổng Liên đoàn;
2. Tự mình hoặc uỷ quyền cho người khác đề nghị tư vấn pháp luật; được thông báo về kết quả tư vấn;
3. Được giữ bí mật về nội dung tư vấn pháp luật khi có yêu cầu;
4. Được khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật đối với các hành vi gây phiền hà, cản trở hoặc hành vi vi phạm khác của người thực hiện tư vấn.