07/04/2016 6:54:15

Phần I: Sự hình thành đội ngũ công nhân Dầu khí và tổ chức Công đoàn Dâu khí Việt Nam

Sau ngày hoà bình lập lại (1954), đất nước tạm thời chia làm 2 miền, nhưng các nhà địa chất Việt Nam với sự giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa anh em đã tiến hành nghiên cứu các đối tượng về địa chất dầu khí.

Tháng 7 năm 1959 trong chuyến thăm Azecbaizan, Bác Hồ đã nói

1. Phong trào công nhân và hoạt động Công đoàn trước khi thành lập Công đoàn dầu khí Việt Nam.

Sau ngày hoà bình lập lại (1954), đất nước tạm thời chia làm 2 miền, nhưng các nhà địa chất Việt Nam với sự giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa anh em đã tiến hành nghiên cứu các đối tượng về địa chất dầu khí. Tháng 7 năm 1959 trong chuyến thăm Azecbaizan, Bác Hồ đã nói : “Sau khi Việt Nam kháng chiến thắng lợi, Azecbaizan nói chung và Cu ba nói riêng phải giúp đỡ Việt Nam khai thác và chế biến dầu khí, xây dựng được những khu công nghiệp dầu khí mạnh như”.

Tiếp đó chính phủ đã mời chuyên gia Liên Xô sang nghiên cứu địa chất dầu khí ở miền Bắc nước ta, đến năm 1961, thành lập đoàn thăm dò dầu lửa 36 trực thuộc Tổng cục điạc chất, đây là đơn vị đầu tiên có nhiệm vụ tiến hành công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí ở vùng đồng bằng sông Hồng, lúc đầu chủ yếu thăm dò dầu khí ở vùng Đồng Bằng sông Hồng, thăm dò bằng phương pháp địa vật lý. Sau hơn một năm thành lập, đoàn chỉ có hơn 100 cán bộ nhân viên, lao động. Công đoàn cơ sở đầu tiên của đòan dầu lửa 36 cũng được thành lập tại trường Đảng thị xã Bắc Ninh.

Để đẩy mạnh công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí ở vùng Đồng Bằng Sông Hồng, ngày 9-10-1969, Chính phủ đã quyết định thành lập Liên đoàn Địa chất 36 trên cơ sở Đoàn dầu lửa 36, trực thuộc Tổng cục địa chất, có trụ sở ở chọ Gạo, thị xã Hưng Yên.

Liên đoàn 36 đã thành lập hàng loạt các chuyên đề như: Các đoàn chuyên thăm dò dầu khí bằng phương pháp địa vật lý gồm có đoàn thăm dò trọng lực (36T), Đoàn thăm dò điện(36Đ), đoàn thăm dò địa chấn phản xạ (36F); các đoàn khoan làm nhiệm vụ khoan tìm kiếm cấu tạo và khoan thông số gồm có Đoàn 36K ở chợ Đậu ( thị xã Thái Bình), Đoàn 36N ở thị trấn Xuân Thuỷ (Hà Nam Ninh), Đoàn 36 Y ở Phù Cừ (tỉnh Hải Hưng), đoàn 36 S là đoàn Khoan sâu (3.000 – 5.000m) ở Đông Hưng (Thái Bình). Ngoài ra còn có : Đoàn địa chất 36C làm nhiệm vụ tìm kiếm, nghiên cứu địa chất dầu khí ở vùng Đông Bắc có trụ sở tại thị xã Bắc Giang, đoàn 36B làm công tác nghiên cứu, tổng hợp tài liệu và phân tích thí nghiệm ở thị xã Hưng Yên, Trường công nhân kỹ thuật Tân Cầu (Hưng Yên) cũng được thành lập để đào tạo công nhân khoan và công nhân địa vật lý, đồng thời thành lập bệnh viện 1 dầu khí ở Tân Cầu (Hưng Yên) để chăm lo sức khỏe cho người lao động trong ngành. Lúc này, lực lượng công nhân viên chức, lao động đã phát triển nên tới 2500 người bao gồm các cán bộ quản lý khoa học kỹ thuật, và nghiệp vụ làm việc dưới sự chỉ đạo kỹ thuật của cácchuyên gia Liên Xô. Các đơn vị này đều có tổ chức công đoàn cơ sở dưới sự chỉ đạo của công đoàn Liên đoàn 36 (trực thuộc Liên hiệp Công đoàn tỉnh Hải Hưng).

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, nước nhà thống nhất, ngày 3.9.1975, Chính phủ quyết định thành lập Tổng cục dầu khí Việt Nam trên cơ sở công nhân, viên chức, lao động của Liên đoàn 36, một số cán bộ của Tổng cục dầu hoả và khoáng sản (cũ) của Miền nam. Đây là bước phát triển mới của ngành dầu khí đồng thời cũng là bước phát triển nhảy vọt của đội ngũ công nhân, viên, lao động cả về số lượng và chất lượng.

Trong thời gian này, Công ty dầu khí I được thành lập trên cơ sở sát nhập các đoàn khoan (36K, 36S, 36Y) có trụ sở ở Chợ Đậu, thị xã Thái Bình. THành lập Đoàn Địa lý trên cơ sở sát nhập các đoàn chuyên đề (36T, 36Đ, 36F) sau đổi tên thành Công ty dầu khí Việt Nam. Đồng thời thành lập mới Công ty dầu khí Việt Nam (sau này đổi tên thành Công ty Dầu khí II) để làm nhiệm vụ tìm kiếm thăm dò dầu khí ở Miền Nam Việt Nam và giám sát các Công ty dầu khí nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam, Đoàn 21 ở thành phố Vũng Tàu, đoàn 22 ở thành phố Cần Thơ cũng thuộc Công ty này.

Tháng 7.1997, thành lập Công ty Dầu mỏ và khí đốt Việt Nam (gọi tắt là PetroVietNam trực thuộc Tổng cục dầu khí ) làm nhiệm vụ tìm kiếm thăm dò dầu khí với các nước ngoài. Ngoài ra, còn thành lập Trường công nhân kỹ thuật dầu khí Bà Rịa, Công ty vật tư – Vận tải, công ty đời sống, trường bổ túc chính trị ở Cổ Nhuế (Hà Nội)

Trên cơ sở tuyên bố chung về hợp tác dầu khí năm 1979, ngày 19.6.1981, hai CHính phủ Việt Nam và Liên Xô đã ký hiệp định thành lập Xí nghiệp liên doanh dầu khí Việt – Xô (nay đổi tên là Xí nghiệp liên doanh Vietsopetro). Ngày 7.11.1981, Xí nghiệp Liên doanh Vietsopetro chính thức đi vào hoạt động, nơi tập trung đông đảo lực lượng cán bộ quản lý, khoa học kỹ thuật, công nhân kỹ thuật của cả hai phía. Để phục vụ cho các hoạt động của Xí nghiệp liên doanh Vietsopetro. Ban quản lý công trình dầu khí Vũng Tàu và Xí nghiệp Liên hợp xây lắp dầu khí cũng được thành lập (trên cơ sở Binh đoàn 318) để xây dựng, quản lý kho cảng, bến bãi và nhà ở cho công nhân, viên chức, lao động Việt Nam và Liên Xô. Từ đây công nhân, viên chức, lao động dầu khí được bổ sung một lực lượng mới từ quân đội chuyển sang.

Tháng 4.1990, sát nhập Tổng cục dầu khí và Bộ Công nghiệp nặng, tháng 7.1990 thành lập Tổng công ty dầu mỏ và khí đốt Việt Nam trên cơ sở các đơn vị cũ của Tổng cục dầu khí.

Tháng 4.1992, Tổng công ty dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam tách khỏi Bộ công nghiệp nặng, trực thuộc thủ tướng chính phủ, tháng 5.1995, đổi tên thành Tổng công ty dầu khí Việt Nam và Thủ tướng quyết định giao quyền hạn là Tổng công ty Nhà nước.

Cũng trong thời gian này, các công ty như Công ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí, Công ty dung dịch khoan và hoá phẩm dầu khí và trung tâm nghiên cứu chế biến và phát triển dầu khí cũng được thành lập để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển ngành dầu khí. Đội ngũ công nhân, viên chức, lao động dầu khí lớn mạnh nhanh chóng, gắn liền với nhiệm vụ đẩy mạnh công tác tìm kiếm, thăm dò, khai thác, dịch vụ, thương mại, vận chuyển và chế biến dầu khí…

Lúc này lực lượng công nhân, viên chức, lao động đã phát triển lên tới gần một vạn người, tất cả các đơn vị làm dầu khí trên đều đã có công đoàn cơ sở trực thuộc các liên đoàn lao động quận, huyện, tỉnh, thành phố tại những địa phương có trụ sở của cơ quan dầu khí làm việc.

2. Quá trình thành lập Công đoàn dầu khí Việt Nam

Đội ngũ công nhân, viên chức, lao động ngành dầu khí đã lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng nhưng do tính chất phải hoạt động phân tán, lưu động trên khắp mọi miền của Tổ quốc, đặc điểm hoạt động này khi chưa được tập hợp lại đã tất yếu xuất hiện cơ cấu tổ chức các Công đoàn cơ sở rất đa dạng, không thống nhất, nhiều mô hình rất khác nhau, nơi tổ chức 2 cấp, 3 cấp, 4 cấp có nơi chỉ tổ chức Công đoàn cơ sở xuống đến Công đoàn bộ phận, không thành lập tổ Công đoàn, có nơi phải tổ chức ghép lại để hoạt động. Tình hình trên thể hịên sự manh mún, chắp vá không phù hợp với yêu cầu xây dựng và hoạt động của một tổ chức Công đoàn nghành nghề. Trong khi đó, tổ chức chính quyền đã có sự thống nhất quản lý từ Tổng công ty xuống các đơn cị thành viên và giai đoạn này các đồng chí lãnh đạo Tổng công ty luôn luôn mong muốn có sự phối hợp với tổ chức Công đoàn đồng cấp trong việc tham gia quản lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động trong ngành một cách có hiệu quả, để tạo ra sức mạnh hoàn thành mục tiêu chung của toàn ngành.

Trước những đòi hỏi khách quan rất bức xúc như vậy, đã dẫn đến việc thành lập một tổ chức Công đoàn thống nhất trong ngành, đó là Công đoàn dầu khí Việt Nam.

* Sự chỉ đạo của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam đối với việc thành lập Công đoàn dầu khí Việt Nam.

Vào cuối những năm của thập kỷ 80, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam đã tiến hành cải tiến tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động của Công đoàn trong tình hình đất nước đang chuyển sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt việc xem xét, cụ thể hoá các nội dung phân công, phân cấp chỉ đạo các Công đoàn cơ sở trong mối quan hệ giữa các Công đoàn ngành nghề và liên đoàn lao động địa phương đã đặt ra những yêu cầu bức xúc. Theo đó, một số Công đoàn ngành nghề đã được phục thành lập và dự kiến sẽ được nghiên cứu thành lập, trong đó có Công đoàn dầu khí Việt Nam. Đó là điều kiện tiên quyết và cơ sở để thúc đẩy các công tác nghiên cứu đề xuất việc thành lập Công đoàn dầu khí Việt Nam, nhưng việc nghiên cứu đó đã bị lắng xuống do việc Tổng cục dầu khí Việt Nam bị giải thể để sát nhập vào Bộ công nghiệp nặng. Đến khi thành lập Tổng công ty dầu khí trực thuộc Bộ công nghiệp nặng vào tháng 6.1990, thì công việc chuẩn bị thành lập Công đoàn dầu khí Việt Nam lại được thúc đẩy mạnh mẽ hơn.

Được sự thống nhất và sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo Tổng công ty dầu khí Việt Nam, sự đồng tình giúp đỡ của các ban ngành trong cơ quan Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, ban vận động thành lập Công đoàn dầu khí Việt Nam đã được thành lập do đồng chí Nguyễn Đức Tuấn, Trưởng phòng Tổ chức nhân sự – Đào tạo làm trưởng ban, các đồng chí Nguyễn Văn Tam, Nguyễn Quốc Toại, Vũ Ngọc Diêu, Lê Thuần Phong, Phùng Văn Cậy… Đào tạo của Tổng công ty làm nòng cốt, tổ chức nghiên cứu, xây dựng phương án trình Tổng liên đoàn lao động Việt Nam xem xét.

Trên cơ sở những đề nghị trên, ngày 23.2.1991, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, do đồng chí Đinh Gia Bẩy, uỷ viên ban thư ký (nay là Đoàn Chủ tịch), Trưởng ban tổ chức, đồng chí Phạm Đình Tác, Phó trưởng ban tổ chức và một số cán bộ, chuyên viên các ban Tổng liên đoàn lao động Việt Nam , đã làm việc với Tổng công ty dầu khí Việt Nam do đồng chí Trương Thiên, Tổng giám đốc, đồng chí Nguyễn Đức Tuấn, trưởng phòng Tổ chức nhân sự – Đào tạo, trưởng ban vận động thành lập Công đoàn dầu khí Việt Nam và một số cán bộ chuyên viên của Tổng công ty, đã thảo luận thống nhất chủ trương, cơ cấu tổ chức, việc quản lý các Công đoàn cơ sở trong ngành, dự kiến nhân sự Ban chấp hành lâm thời và tổ chức bộ máy cơ quan cơ quan công đoàn ngành.

Ngày 16.12.1991, quyết định số 932/ QĐ- TLĐ của Ban thư ký ( nay là Đoàn chủ tịch) Tổng liên đoàn lao động Việt Nam về việc thành lập công đoàn Dầu khí Việt Nam đã được ban hành, trên cơ sở phong trào công nhân, công đoàn trong ngành đã phát triển cả về số lượng và chất lượng. Đó là một tất yếu khách quan.

Theo quyết định trên, Ban chấp hành lâm thời được chỉ định gồm 21 uỷ viên theo cơ cấu tại công đoàn xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro và uỷ viên Ban thường vụ. Đồng chí Nguyễn Đức Tuấn làm chủ tịch, các đồng chí Mai Cương Chính, Nguyễn Văn Tam làm phó chủ tịch va các đồng chí Phùng Văn Cậy, Lê Thuần Phong, Vũ Ngọc Diêu, Nguyễn Quốc Toại làm uỷ viên Ban thường vụ.

Ngày 25.1.1992, lễ ra mắt công đoàn Dầu khí Việt Nam đã được tổ chức trọng thể tại Cung văn hoá hữu nghị Việt Xô (Hà Nội).

 Căn cứ theo quyết định và các văn bản hướng dẫn của Tổng liên đoàn, các công đoàn cơ sở Dầu khí khi đóng trên địa bàn các địa phương trong cả nước sẽ được chuyển về công đoàn Dầu khí Việt Nam để thống nhất quản lý và chỉ đạo trực tiếp, các liên đoàn lao động địa phương phối hợp chỉ đạo, theo nội dung trách nhiệm của thông tri 1587 ToC/TLĐ của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam.

Tuy vậy, việc triển khai công tác bàn giao, tiếp nhận đã gặp không ít những khó khăn, phức tạp, nhưng với tinh thần chủ động của mình, sự chỉ đạo, giúp đỡ của Ban thư ký và các ban của Tổng liên đoàn, công tác bàn giao, chuyển nhận các cơ sở về ngành đã hoàn thành vào ngày 12.6.1992. Kết quả công đoàn Dầu khí Việt Nam đã tiếp nhận 6 công đoàn cơ sở trực thuộc tỉnh, thành phố, 6 công đoàn trực thuộc các quận, huyện và 3 công đoàn cơ sở không có công đoàn cấp trên đã được tập hợp về.