Phong cách quần chúng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: có thể nói là phong cách quan trọng hàng đầu trong hệ thống phong cách Hồ Chí Minh, được biểu hiện bằng những hành động cụ thể.
– Sâu sát quần chúng, chú ý tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng, quan tâm đến mọi mặt đời sống của quần chúng.
– Tin dân, tôn trọng dân, chú ý lắng nghe ý kiến và giải quyết những kiến nghị chính đáng của dân, sẵn sàng tiếp thu ý kiến dân phê bình và kịp thời sửa chữa những khuyết điểm.
– Giáo dục, lãnh đạo quần chúng đồng thời không ngừng học hỏi quần chúng, tôn trọng quyền làm chủ của quần chúng theo tinh thần cán bộ là người lãnh đạo, người đầy tớ trung thành của nhân dân.
– Tự mình phải mẫu mực để xứng đáng với sự tin cậy của nhân dân.
Với phong cách như trên, Hồ Chí Minh đến với nhân dân một cách tự nhiên, bình dị, quần chúng đến với Người cũng bình dị, tự nhiên, không chút e ngại, không bị ngăn cách bởi khoảng cách giữa Chủ tịch nước với công dân. Phong cách quần chúng đã làm cho chủ tịch hồ Chí Minh và nhân dân, lãnh tụ và quần chúng hòa nhập, đồng cảm sâu sắc. Dân có thể nói hết suy nghĩ, trăn trở của mình với lãnh tụ, còn lãnh tụ có thể nghe được, hiểu được những gì mà cuộc sống đang đòi hỏi, mong chờ.
Theo Hồ Chí Minh, không chỉ quan hệ giữa cán bộ với dân mà quan hệ cán bộ với cán bộ, cấp trên với cấp dưới cũng cần thiết phải có phong cách quần chúng. Đối với người lãnh đạo cấp trên, việc hiểu dân và hiểu cấp dưới đều quan trọng như nhau. Hiểu được dân và hiểu được cấp dưới, người lãnh đạo cấp trên càng hiểu được chính mình.
Không kém phần quan trọng đó là phong cách dân chủ Hồ Chí Minh: Là người đứng đầu Đảng cầm quyền, đứng đầu Nhà nước dân chủ, ở đỉnh cao của quyền lực nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên có phong cách làm việc tập thể và dân chủ. Gắn bó với tập thể, tôn trọng tập thể, phát huy sức mạnh của tập thể là phương châm chỉ đạo suy nghĩ và hành động của Hồ Chí Minh.
Không kém phần quan trọng đó là phong cách dân chủ Hồ Chí Minh: Là người đứng đầu Đảng cầm quyền, đứng đầu Nhà nước dân chủ, ở đỉnh cao của quyền lực nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên có phong cách làm việc tập thể và dân chủ. Gắn bó với tập thể, tôn trọng tập thể, phát huy sức mạnh của tập thể là phương châm chỉ đạo suy nghĩ và hành động của Hồ Chí Minh.
Chuyên quyền, độc đoán rất xa lạ với Hồ Chí Minh. Nhiều lần Người đã phê bình cách lãnh đạo của một số cán bộ không dân chủ, do đó mà người có ý kiến, người muốn phê bình không dám phát biểu “không phải họ không có gì nói, nhưng vì họ không dám nói, họ sợ”.
Hồ Chí Minh trân trọng ý kiến của mọi người không phân biệt chức vụ, cấp bậc. Đẳng cấp, gia trưởng không bao giờ có ở Hồ Chí Minh. Người đã chuyển nhiều bài viết của mình cho lãnh đạo chủ chốt đọc và góp ý trước khi công bố. Người trao đổi với đồng chí phục vụ những bài báo ngắn để sửa chữa những chỗ viết còn khó hiểu trước khi đăng.
Hồ Chí Minh luôn đòi hỏi cán bộ, đảng viên, trước hết là những người lãnh đạo, phải có tác phong tập thể dân chủ thực sự. Bởi vì, mọi sự giả tạo đều làm suy yếu, thậm chí phá vỡ tập thể, mọi thói hình thức chủ nghĩa sớm muộn sẽ làm xói mòn, thậm chí triệt tiêu dân chủ.
Hồ Chí Minh luôn đòi hỏi cán bộ, đảng viên, trước hết là những người lãnh đạo, phải có tác phong tập thể dân chủ thực sự. Bởi vì, mọi sự giả tạo đều làm suy yếu, thậm chí phá vỡ tập thể, mọi thói hình thức chủ nghĩa sớm muộn sẽ làm xói mòn, thậm chí triệt tiêu dân chủ.
Nói về việc nêu gương, Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương vĩ đại trong gương mẫu tôn trọng luật lệ, dù bất cứ ở môi trường nào, hoàn cảnh nào, từ việc nhỏ đến việc lớn: năm 1946, cả nước tiến hành cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên, từ nhiều nơi trong cả nước, đồng bào viết thư đề nghị Bác không cần ra ứng cử ở một tỉnh nào, nhân dân cả nước đồng thanh nhất trí đề cử Bác vào Quốc hội. Trước tình cảm đó, Bác đã viết một bức thư ngắn cảm tạ đồng bào và đề nghị đồng bào để Bác thực hiện quyền công dân của mình “Tôi là một công dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nên tôi không thể vượt khỏi thể lệ Tổng tuyển cử đã định …”.
Một lần Bác đến thăm một ngôi chùa lịch sử. Hôm ấy là ngày lễ, các vị sư, khách nước ngoài và nhân dân đi lễ, tham quan chùa rất đông. Bác vừa vào chùa, vị sư cả liền ra đón Bác và khẩn khoản xin Người đừng cởi dép, nhưng Bác không đồng ý, bác dừng lại để dép ở bên ngoài như mọi người, xong mới bước vào và giữ đúng mọi nghi thức như người dân đi lễ …
Phong cách của Bác như vậy đó, trong thời gian qua kể từ khi học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, nhiều cán bộ, đảng viên đã noi theo và cố gắng học tập và làm theo Bác: luôn giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, kiên quyết đấu tranh chống lại các biểu hiện chuyên quyền, độc đoán, tạo một môi trường làm việc đoàn kết, đồng thuận.Tôn trọng, sâu sát quần chúng, quan tâm lắng nghe quần chúng, giải quyết các kiến nghị búc xúc của quần chúng. Là những tấm gương trong công tác học tập, sinh hoạt để quần chúng noi theo.
Song, cũng còn những cán bộ, đảng viên xa rời quần chúng, quan liêu, mệnh lệnh bàn giấy, tự cho mình có những đặc quyền, đặc lợi v.v…mà theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI) về một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay đã đánh giá có một bộ phận không nhỏ đảng viên suy thoái tư tưởng, chính trị …
Nhưng quan trọng là qua kiểm điểm từng tập thể, cá nhân đã nghiêm khắc kiểm điểm, phê và tự phê bình, nhận rõ những biểu hiện suy thoái và đề ra những biện pháp, giải pháp khắc phục.
Học tập và làm theo Bác về phong cách quần chúng, dân chủ, nêu gương; nêu cao trách nhiệm gương mẫu của cán bộ, đảng viên nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp đòi hỏi cán bộ, đảng viên phải hết sức nỗ lực:
– Trước mắt từng cán bộ, đảng viên phải ra sức khắc phục những hạn chế khuyết điểm của mình qua kiểm điểm theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI), đồng thời tham gia cùng chi bộ thực hiện các giải pháp khắc phục hạn chế, khuyết điểm của chi bộ mình. Trong từng thời gian có kiểm điểm, đánh giá kết quả đã khắc phục, cũng như giám sát việc thực hiện của chi bộ, đảng viên, sơ kết rút kinh nghiệm.
– Cần phân tích, nhận rõ một cách cụ thể phong cách quần chúng, dân chủ, nêu gương trong công tác Mặt trận, đối với cán bộ làm công tác Mặt trận. Từ đó, nhuyển hóa nội dung phong cách quần chúng, dân chủ, nêu gương trong công tác Mặt trận.
– Từng tập thể, cá nhân đăng ký cụ thể những nội dung, giải pháp để làm theo phong cách dân chủ, quần chúng, nêu gương của Bác trong từng tổ chức Đảng, Mặt trận, đoàn thể; từng đảng viên, đoàn viên. Lấy đó làm mục tiêu phấn đấu xuyên suốt trong quá trình công tác và sinh hoạt.
– Tăng cường công tác kiểm tra giám sát, biểu dương khen thưởng kịp thời tạo nguồn động viên, khích lệ, động thực thúc đẩy thực hiện làm theo phong cách của bác một cách thiết thực hiệu quả.
Sỹ Hùng