28/09/2018 11:23:58

Tạo nguồn lực vật chất động viên và thúc đẩy các phong trào thi đua yêu nước góp phần xây dựng doanh nghiệp phát triển bền vững

Từ ngày 24 – 26/9/2018, Đại hội XII Công đoàn Việt Nam đã được tổ chức trọng thể tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, thủ đô Hà Nội với 946 đại biểu đại diện cho hơn 10 triệu đoàn viên, CNVCLĐ cả nước, cùng 7 đoàn đại biểu quốc tế.

Tại Đại hội, Chủ tịch Công đoàn Dầu khí Việt Nam Nghiêm Thùy Lan đã có tham luận quan trọng về vấn đề “Tạo nguồn lực vật chất động viên và thúc đẩy các phong trào thi đua yêu nước góp phần xây dựng doanh nghiệp phát triển bền vững”.

Đoàn Đại biểu Công đoàn Dầu khí Việt Nam tham dự Đại hội Công đoàn Việt Nam khóa XII

Từ Nghị quyết Đại hội XI Công đoàn Việt Nam và được cụ thể trong Nghị quyết Đại hội V, Đại hội VI Công đoàn Dầu khí Việt Nam, Công đoàn Dầu khí Việt Nam (CĐ DKVN) đã xác định việc tổ chức đẩy mạnh các phong trào thi đua trong CNVCLĐ là nhiệm vụ quan trọng, gắn liền với mục tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh và việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Chính vì vậy, CĐ DKVN đã xây dựng đưa phong trào thi đua thành 1 trong 5 chương trình công tác trọng yếu của tổ chức Công đoàn với mục tiêu là đẩy mạnh các phong trào thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo, thi đua trên các dự án/công trình đạt chất lượng, hiệu quả cao nhất, không ngừng xây dựng đội ngũ người lao động Dầu khí phát triển.

Minh chứng trong phong trào thi đua lao động sáng tạo: Trong giai đoạn 2013-2018, toàn Ngành đã có 2.205 lượt đăng ký đề tài, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, trong đó có 1.764 sáng kiến được công nhận cấp đơn vị, 61 sáng kiến được công nhận cấp Tập đoàn, số tiền làm lợi hơn 2.000 tỉ đồng. Ngoài ra, có 178 cá nhân được tặng Bằng và Huy hiệu LĐST của Tổng Liên đoàn; CĐDKVN khen thưởng cho 68 tác giả, đồng tác giả được công nhận sáng kiến cấp Tập đoàn và 9 cá nhân được tặng Giấy chứng nhận LĐST cấp CĐDKVN. Tại Hội nghị tổng kết 5 năm phong trào lao động sáng tạo giai đoạn 2012-2017 đã tôn vinh 02 Giải thưởng Hồ Chí Minh và 01 Giải thưởng Nhà nước về khoa học công nghệ, trao thưởng về KHCN Dầu khí cho 12 cụm công trình/công trình, khen thưởng cấp Tổng Liên đoàn cho 7 tập thể và 14 cá nhân, khen thưởng cấp Tập đoàn và CĐDKVN cho 6 tập thể và 97 cá nhân.

Tính đến nay, Công đoàn Dầu khí Việt Nam cùng các cấp Công đoàn trong toàn Tập đoàn đã triển khai phát động phong trào thi đua trên 47 công trình/dự án của Ngành và trên 30 công trình/dự án do công đoàn các cấp tổ chức phát động đã mang lại những kết quả thiết thực nhất.

Để triển khai công tác thi đua được thuận lợi, đồng chí Nghiêm Thùy Lan cho biết, CĐ DKVN đã phối hợp với các đơn vị có công trình/dự án thành lập các “Ban chỉ đạo phong trào thi đua” và các “Tiểu ban giúp việc Ban chỉ đạo”, trong đó quy định rõ chức năng nhiệm vụ, Ban chỉ đạo có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung, quy chế khen thưởng tại chỗ cho các công trình/dự án nhằm kịp thời khen thưởng bằng vật chất cũng như tinh thần đối với các tập thể, cá nhân đạt được thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua lao động sản xuất góp phần hoàn thành đúng tiến độ bảo đảm an toàn hiệu quả; Chỉ đạo, tổ chức phát động, ký kết thi đua giữa các đơn vị tham gia công trình/dự án.

Chủ tịch CĐ DKVN Nghiêm Thùy Lan tham luận tại Đại hội

Có thể nói, chính những phong trào thi đua thiết thực đã mang lại hiệu quả đáng kể và thực sự khơi dậy lòng yêu nghề, sự lao động sáng tạo, sáng kiến cải tiến kỹ thuât, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng xuất lao động. Tại nhiều đơn vị, phong trào thi đua đã thực sự đem lại lợi ích kinh tế như về đích trước các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh và làm lợi hàng trăm tỷ đồng như: Phong trào thi đua bảo dưỡng NMLD Dung Quất lần 1 rút ngắn 2 ngày làm lợi 6 triệu USD, bảo dưỡng NMLD Dung Quất lần 2 rút ngắn 4 ngày góp phần tăng doanh thu lên gần 2.800 tỉ đồng, phong trào thi đua bảo dưỡng Nhà máy Nhà máy đạm Phú Mỹ, Nhà máy điện Nhơn Trạch đã rút ngắn thời gian bảo dưỡng và làm lợi hàng trăm tỷ đồng….

Đồng thời, thông qua phong trào thi đua đã động viên được đông đảo CNVCLĐ tham gia thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của từng đơn vị góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển của ngành Dầu khí Việt Nam; tham gia xây dựng tổ chức cơ sở Đảng, chính quyền các cấp ngày càng trong sạch vững mạnh và văn hóa doanh nghiệp, văn hóa Dầu khí tiếp tục được củng cố xây dựng và phát triển.

Cũng không thể không nhắc tới công tác khen thưởng, biểu dương đã động viên kịp thời người lao động. Theo thống kê, từ năm 2010 đến nay, Công đoàn Dầu khí Việt Nam đã trích từ kinh phí công đoàn trên 5 tỷ đồng/năm để khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua.

Qua thực tiễn tổ chức các phong trào thi đua, lãnh đạo CĐ DKVN nhận thấy, để các phong trào thi đua thực sự đạt hiệu quả tích cực, thì các cấp ủy, chính quyền cần nhận thức đúng đắn vai trò quan trọng của phong trào thi đua yêu nước trong CNVCLĐ; phong trào phải được nuôi dưỡng, tổng kết, nhân rộng thông qua sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy và chuyên môn, Công đoàn là nòng cốt trong việc tổ chức vận động thực hiện thì mới mang lại kết quả mong đợi.

Đồng thời cần hướng xây dựng và nhân rộng điển hình vào nhiệm vụ trọng tâm, đột xuất, khâu yếu, việc khó và thường xuyên quan tâm đến quyền lợi và tạo điều kiện cho những tập thể, cà nhân điển hình tiên tiến được khẳng định trong thực tiễn làm cho phong trao thi đua thực sự đổi mới, thực chất và hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó, các cấp công đoàn cần chú trọng tổ chức Hội thi tay nghề, cuộc thi ý tưởng sáng tạo thường xuyên, hội thảo chuyên ngành, đây vừa là biện pháp để đánh giá chất lượng chuyên môn, tay nghề, đồng thời cũng thúc đẩy tính tích cực, sáng tạo, chia sẻ kinh nghiệm của mỗi người lao động trong. Phần lớn sáng kiến đều bắt nguồn từ thực tiễn, hoạt động thực tiễn sẽ là môi trường thuận lợi nảy sinh những ý tưởng mới, nâng cao chất lượng sáng tạo.

Bên cạnh việc phát động các phong trào thi đua tại các công trình/dự án, công tác sơ kết, tổng kết, biểu d­­ương khen thư­­ởng cũng cần được thực hiện kịp thời, công khai, dân chủ. Thường xuyên chú ý phát hiện, bồi dưỡng và nhân rộng các điển hình tiên tiến trong phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, biểu dương, khen thưởng kịp thời, tạo động lực để phong trào phát triển bền vững, hiệu quả; Gắn hoạt động sáng kiến, cải tiến kỹ thuật với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Xác định sáng kiến, cải tiến kỹ thuật là một biện pháp trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ, một nội dung thi đua, một chỉ tiêu đăng ký danh hiệu thi đua của tập thể, cá nhân, là một trong các tiêu chí để xét khen thưởng hàng năm, nhất là danh hiệu chiến sỹ thi đua.

Đồng thời, cần huy động nguồn lực vật chất từ phía chuyên môn, từ các nhà thầu và các nguồn của công đoàn để khen thưởng, động viên kịp thời người lao động có sáng kiến, sáng chế, cải tiến kỹ thuật.

Đối với cán bộ công đoàn, cần củng cố, tăng cường tổ chức, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ theo dõi công tác thi đua khen thưởng, đặc biệt là phong trào Lao động sáng tạo để đảm bảo thực hiện các chế độ quy định trong công tác xét duyệt và đề nghị khen thưởng kịp thời đúng quy định. Cán bộ làm công tác thi đua khen thưởng và cán bộ công đoàn cần tâm huyết với phong trào, biết cách vận động, khơi dậy tiềm năng sáng tạo của CNVCLĐ; sẵn sàng giúp đỡ, đề nghị chuyên môn hỗ trợ thử nghiệm, áp dụng các đề tài, giải pháp sáng tạo mới…

Đối với mục tiêu của phong trào thi đua, cần gắn liền với nhiệm vụ chính trị của từng đơn vị và mục tiêu chung của đơn vị, dự án, công trình, sản phẩm; ngay sau khi tổ chức phát động và ký kết giao ước thi đua, các đơn vị đã thống nhất những mục tiêu chung của phong trào như: chất lượng, an toàn, tiến độ, giá trị khác mang lại của từng hạng mục công trình, sản phẩm; từ các mục tiêu chung, các đơn vị phải cụ thể hoá thành những chương trình hành động và đề ra những biện pháp tổ chức thực hiện khả thi.

Muốn đạt được kết quả như vậy, công tác tuyên truyền, giáo dục của công đoàn đối với người lao động phải được triển khai đồng bộ, rộng khắp. Cụ thể, cần triển khai đồng bộ công tác tuyên truyền bằng phương pháp trực quan như pano, khẩu hiệu, tin, bài trên hệ thống báo chí, phát thanh truyền hình của địa phương và trung ương, phát thanh nội bộ tại đợn vị, công trường… nhằm góp phần nâng cao chất lượng các hoạt động của phong trào thi đua.

Từ thực tiễn hoạt động công đoàn và công tác phát động thi đua tại các công trình/dự án trong ngành Dầu khí, CĐ DKVN kiến nghị với Tổng Liên đoàn LĐVN về những bất cập trong quy chế thi đua khen thưởng, cần sửa đổi nhằm tạo khuyến khích, tạo động lực cho người lao động. Cụ thể, việc quy định hạn mức 8% tổng chi thường xuyên cho công tác khen thưởng như hiện nay chưa phù hợp (Ngành Dầu khí đã có không ít sáng kiến làm lợi hàng hàng triệu USD cho doanh nghiệp). Do đó, cần có cơ chế, chính sách đặc thù cho công tác thi đua khen thưởng cho các đơn vị doanh nghiệp, người lao động có sáng kiến làm lợi cao.

Bên cạnh đó, CĐ DKVN cũng đề nghị Tổng Liên đoàn tập trung rà soát chính sách, luật, nghị định, thông tư liên tịch liên quan đến các vấn đề ảnh hưởng tới việc làm của người lao động. Thực tế hiện nay có 1 số luật, quy định của VN về chính sách mở cửa, hội nhập chưa chú ý đến yếu tố an toàn, giữ được việc làm cho NLĐ. Công đoàn Việt Nam tăng cường cóý kiến, kiến nghị Chính phủđể có sự điều chỉnh tốt hơn về chính sách.