CHƯƠNG I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Mục đích, ý nghĩa thành lập Quỹ:
– Phát huy truyền thống tốt đẹp “lá lành đùm lá rách” của dân tộc Việt Nam và giá trị nhân văn của Văn hóa Dầu khí;
– Tiếp tục hưởng ứng Phong trào “Ngày tiết kiệm vì phụ nữ nghèo” trong CNLĐ do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động theo Kế hoạch số 362/TLĐ ngày 01/4/1996; thực hiện Hướng dẫn số 1928/HD-TLĐ ngày 25/12/2013 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về Hướng dẫn nhiệm vụ trọng tâm công tác nữ công 2014.
– Là hình thức tuyên truyền, giáo dục hiệu quả về tinh thần tiết kiệm, lòng nhân ái, sẻ chia đối với những chị em có hoàn cảnh khó khăn để giúp nhau vượt khó, cùng tiến bộ.
– Tạo nguồn quỹ để kịp thời thăm hỏi, sẻ chia với nữ CNVCLĐ đang công tác trong ngành Dầu khí bị bệnh hiểm nghèo, hoàn cảnh khó khăn; cán bộ nữ ngành Dầu khí đã nghỉ hưu bị bệnh hiểm nghèo, bệnh nặng có hoàn cảnh khó khăn neo đơn; hỗ trợ phụ nữ và trẻ em nghèo ngoài Ngành với mục đích từ thiện nhân đạo.
– Tiếp tục hưởng ứng Phong trào “Ngày tiết kiệm vì phụ nữ nghèo” trong CNLĐ do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động theo Kế hoạch số 362/TLĐ ngày 01/4/1996; thực hiện Hướng dẫn số 1928/HD-TLĐ ngày 25/12/2013 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về Hướng dẫn nhiệm vụ trọng tâm công tác nữ công 2014.
– Là hình thức tuyên truyền, giáo dục hiệu quả về tinh thần tiết kiệm, lòng nhân ái, sẻ chia đối với những chị em có hoàn cảnh khó khăn để giúp nhau vượt khó, cùng tiến bộ.
– Tạo nguồn quỹ để kịp thời thăm hỏi, sẻ chia với nữ CNVCLĐ đang công tác trong ngành Dầu khí bị bệnh hiểm nghèo, hoàn cảnh khó khăn; cán bộ nữ ngành Dầu khí đã nghỉ hưu bị bệnh hiểm nghèo, bệnh nặng có hoàn cảnh khó khăn neo đơn; hỗ trợ phụ nữ và trẻ em nghèo ngoài Ngành với mục đích từ thiện nhân đạo.
Điều 2: Phạm vi, đối tượng áp dụng:
1. Phạm vi: Quy chế này quy định việc thành lập và tổ chức hoạt động của Quỹ “Vì phụ nữ khó khăn” theo các quy định của pháp luật, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và quy định của Công đoàn Dầu khí Việt Nam.
2. Đối tượng áp dụng:
2.1. Nữ CNVCLĐ là người Việt Nam đang làm việc trong ngành Dầu khí, có hợp đồng lao động từ 01 năm trở lên có hoàn cảnh khó khăn.
2.2. Nữ CNVCLĐ của Ngành Dầu khí đã nghỉ hưu bị bệnh hiểm nghèo/bệnh nan y có hoàn cảnh khó khăn, neo đơn.
2.3. Một số trường hợp đặc biệt khác.
Điều 3: Nguyên tắc hoạt động và quản lý tài chính:
3.1. Quỹ thành lập và hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận.
3.2 Hoạt động của Quỹ theo nguyên tắc vận động sự đóng góp của tất cả CNVCLĐ và các nhà hảo tâm.
3.3. Quỹ được quản lý tại tài khoản của Công đoàn Dầu khí Việt Nam và tuân thủ các quy định của pháp luật.
3.4 Quỹ phải được công khai mọi khoản thu, chi qua hệ thống sổ sách quản lý do Ban Tài chính Công đoàn Dầu khí Việt Nam thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.
3.5. Các chi phí cho mọi hoạt động của Hội đồng Quỹ do Công đoàn Dầu khí chi trả. Không sử dụng từ nguồn Quỹ.
3.6. Thời gian nộp Quỹ: trước ngày 15/12 hàng năm.
CHƯƠNG II: TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ
Điều 4: Hội đồng Quỹ
1. Hội đồng Quỹ được thành lập theo quyết định của Ban Thường vụ Công đoàn Dầu khí Việt Nam, gồm: Chủ tịch Hội đồng Quỹ là 01 đồng chí Phó chủ tịch Công đoàn Dầu khí Việt Nam phụ trách công tác nữ công, 01 phó Chủ tịch Hội đồng là Phó Chủ tịch Công đoàn phụ trách công tác Chính sách – Pháp luật, 01 Phó chủ tịch là đại diện Lãnh đạo Ban Tuyên giáo – Nữ công; các thành viên là đại diện Ban Tài chính, Ban Chính sách Pháp luật, Ban TG – Nữ công,
2. Hội đồng Quỹ có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
2.1. Xây dựng kế hoạch hoạt động và các biện pháp thu, chi của Quỹ hàng năm;
2.2. Xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn, đối tượng, định mức hỗ trợ trong phạm vi nguồn Quỹ;
2.3. Giám sát, kiểm tra việc thực hiện Quy chế Quỹ; Hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị thu nộp kinh phí đủ và đúng hạn theo quy định;
2.4. Báo cáo quyết toán Quỹ với Chủ tịch Công đoàn Dầu khí vào tháng 12 hàng năm.
3. Cơ chế làm việc của Hội đồng Quỹ
3.1. Hội đồng Quỹ làm việc theo chế độ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
3.2. Hội đồng Quỹ họp theo định kỳ 6 tháng 1 lần để đánh giá tình hình hoạt động của Quỹ và giải quyết các vấn đề vướng mắc, khó khăn. Cuối năm có tổng kết, đánh giá hoạt động của Quỹ, báo cáo Chủ tịch Công đoàn Dầu khí Việt Nam và các Công đoàn trực thuộc được biết.
3.3. Các vấn đề phát sinh do yêu cầu thực tế, Chủ tịch Hội đồng Quỹ báo cáo Chủ tịch Công đoàn Dầu khí và tiến hành triệu tập cuộc họp đột xuất hoặc lấy ý kiến các thành viên qua thư điện tử.
4. Nhiệm vụ và quyền hạn của các thành viên Hội đồng Quỹ
4.1. Chủ tịch Hội đồng Quỹ:
– Điều hành và quản lý các hoạt động của Quỹ theo đúng Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ “Vì phụ nữ khó khăn”.
– Chịu trách nhiệm trước CNVCLĐ, trước Ban Thường vụ và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Quỹ.
– Quyết định và ký các văn bản thuộc trách nhiệm quản lý, điều hành của Chủ tịch Quỹ và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
– Có thẩm quyền quyết định phê duyệt mức hỗ trợ không quá 15 triệu đồng/1 người.
– Báo cáo định kỳ 6 tháng/1 lần về tình hình hoạt động của Quỹ với Thường trực Công đoàn dầu khí Việt Nam và báo cáo các cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu;
– Điều hành và quản lý các hoạt động của Quỹ theo đúng Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ “Vì phụ nữ khó khăn”.
– Chịu trách nhiệm trước CNVCLĐ, trước Ban Thường vụ và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Quỹ.
– Quyết định và ký các văn bản thuộc trách nhiệm quản lý, điều hành của Chủ tịch Quỹ và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
– Có thẩm quyền quyết định phê duyệt mức hỗ trợ không quá 15 triệu đồng/1 người.
– Báo cáo định kỳ 6 tháng/1 lần về tình hình hoạt động của Quỹ với Thường trực Công đoàn dầu khí Việt Nam và báo cáo các cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu;
4.2. Phó Chủ tịch Hội đồng Quỹ:
– Giúp việc cho Chủ tịch Hội đồng Quỹ và thực hiện các nhiệm vụ do Chủ tịch Hội đồng phân công.
– Thay mặt Chủ tịch hội đồng điều hành hoạt động của quỹ khi được Chủ tịch Hội đồng Quỹ ủy quyền, chịu trách nhiệm về các quyết định của mình trong thời gian được ủy quyền.
– Trực tiếp theo dõi và báo cáo Chủ tịch Hội đồng Quỹ về tình hình hoạt động của Quỹ.
– Giúp việc cho Chủ tịch Hội đồng Quỹ và thực hiện các nhiệm vụ do Chủ tịch Hội đồng phân công.
– Thay mặt Chủ tịch hội đồng điều hành hoạt động của quỹ khi được Chủ tịch Hội đồng Quỹ ủy quyền, chịu trách nhiệm về các quyết định của mình trong thời gian được ủy quyền.
– Trực tiếp theo dõi và báo cáo Chủ tịch Hội đồng Quỹ về tình hình hoạt động của Quỹ.
4.3. Thành viên Hội đồng Quỹ:
– Giúp việc cho Chủ tịch Hội đồng, thực hiện các nhiệm vụ do Chủ tịch Hội đồng Quỹ hoặc người được ủy quyền phân công.
– Tuyên truyền trong CNVCLĐ về ý nghĩa, mục đích của Quỹ, hướng dẫn các Công đoàn trực thuộc, các cá nhân liên quan về thủ tục, quy trình đề nghị hỗ trợ từ Quỹ này.
– Tham gia ý kiến xét duyệt về đối với những trường hợp hỗ trợ cao hơn mức quy định tại Quy chế này và các trường hợp đặc biệt khác.
– Chủ động theo dõi, nắm bắt tình hình nữ CNVCLĐ thuộc đối tượng cần hỗ trợ để kịp thời phản ảnh với Hội đồng Quỹ, nghiên cứu và tham mưu chương trình từ thiện phù hợp.
– Giúp việc cho Chủ tịch Hội đồng, thực hiện các nhiệm vụ do Chủ tịch Hội đồng Quỹ hoặc người được ủy quyền phân công.
– Tuyên truyền trong CNVCLĐ về ý nghĩa, mục đích của Quỹ, hướng dẫn các Công đoàn trực thuộc, các cá nhân liên quan về thủ tục, quy trình đề nghị hỗ trợ từ Quỹ này.
– Tham gia ý kiến xét duyệt về đối với những trường hợp hỗ trợ cao hơn mức quy định tại Quy chế này và các trường hợp đặc biệt khác.
– Chủ động theo dõi, nắm bắt tình hình nữ CNVCLĐ thuộc đối tượng cần hỗ trợ để kịp thời phản ảnh với Hội đồng Quỹ, nghiên cứu và tham mưu chương trình từ thiện phù hợp.
4.4. Thư ký Hội đồng Quỹ:
– Thực hiện các nhiệm vụ do Chủ tịch Hội đồng phân công.
– Tiếp nhận hồ sơ đề nghị hỗ trợ, nghiên cứu đề xuất các định mức, hình thức hỗ trợ trình Chủ tịch Quỹ. Tham gia các hoạt động hỗ trợ để nắm tình hình, viết tin, bài tuyên truyền về hoạt động của Quỹ.
– Chuẩn bị các tài liệu, nội dung cần thiết phục vụ các cuộc họp Hội đồng Quỹ.
– Phối hợp với Ban Tài chính để xây dựng báo cáo Quỹ theo định kỳ.
– Lưu giữ các hồ sơ hỗ trợ đảm bảo chính xác, đầy đủ, khoa học.
– Thực hiện các nhiệm vụ do Chủ tịch Hội đồng phân công.
– Tiếp nhận hồ sơ đề nghị hỗ trợ, nghiên cứu đề xuất các định mức, hình thức hỗ trợ trình Chủ tịch Quỹ. Tham gia các hoạt động hỗ trợ để nắm tình hình, viết tin, bài tuyên truyền về hoạt động của Quỹ.
– Chuẩn bị các tài liệu, nội dung cần thiết phục vụ các cuộc họp Hội đồng Quỹ.
– Phối hợp với Ban Tài chính để xây dựng báo cáo Quỹ theo định kỳ.
– Lưu giữ các hồ sơ hỗ trợ đảm bảo chính xác, đầy đủ, khoa học.
Điều 5: Tổ chức và thực hiện công tác tài chính, kế toán, thống kê:
Do thành viên Hội đồng Quỹ là đại diện Ban Tài chính Công đoàn DK thực hiện.
Do thành viên Hội đồng Quỹ là đại diện Ban Tài chính Công đoàn DK thực hiện.
5.1. Mở sổ theo dõi thu, chi theo theo quy định của Bộ tài chính.
5.2. Thường xuyên theo dõi, đôn đốc các Công đoàn trực thuộc Công đoàn Dầu khí về việc nộp Quỹ theo Quy chế. Đề xuất Lãnh đạo Công đoàn biểu dương, khen thưởng những đơn vị tích cực đóng góp, ủng hộ Quỹ.
5.3. Lập biểu báo cáo thu chi Quỹ định kỳ, thực hiện quyết toán Quỹ hàng năm, chuyển Ban Tuyên giáo – Nữ công CĐDK xây dựng báo cáo Thường trực Công đoàn Dầu khí vào tuần đầu của tháng 7 và tuần cuối tháng 12 hàng năm.
Điều 6: Quan hệ của Quỹ với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến các hoạt động của Quỹ:
6.1. Hội đồng Quỹ được quyền quan hệ với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để vận động hỗ trợ cho Quỹ.
6.2. Quỹ có trách nhiệm thực hiện hỗ trợ theo đúng sự ủy quyền của CNVCLĐ và các tổ chức, cá nhân hảo tâm có đóng góp cho Quỹ. Việc hỗ trợ phải đúng với mục đích, ý nghĩa của Quỹ, có đối tượng và địa chỉ cụ thể.
CHƯƠNG III
NGUỒN THU VÀ SỬ DỤNG QUỸ
Điều 7. Nguồn thu của Quỹ:
7.1. Thu từ sự đóng góp của tất cả CNVCLĐ đang làm việc tại các đơn vị trong Tập đoàn Dầu khí với mức 100.000đ (một trăm ngàn đồng)/1 người/1năm.
7.2. Các nguồn thu hợp pháp khác do các tổ chức, cá nhân hảo tâm ở trong và ngoài nước ủng hộ xây dựng Quỹ.
Điều 8. Mức hỗ trợ:
Điều 8. Mức hỗ trợ:
8.1. Hỗ trợ nữ trường hợp đặc biệt khó khăn: đối với nữ CNVCLĐ qua đời mà hoàn cảnh khó khăn và để lại con nhỏ dưới 18 tuổi, Hội đồng Quỹ sẽ hỗ trợ bằng sổ tiết kiệm cho con nữ CNVCLĐ với mức tiền không quá 15 triệu đồng/ 1 sổ.
8.2. Hỗ trợ đột xuất:
8.2.1. Mức 10.000.000đ/1 người/1 lần/1 năm đối với nữ đang làm việc tại Ngành Dầu khí bị bệnh ung thư, bệnh nan y phải chi phí tốn kém và điều trị lâu dài.
8.2.2. Mức 5.000.000đ/người/1 lần/năm đối với nữ CNVCLĐ có một trong các hoàn cảnh khó khăn sau:
– Bị bệnh/tai nạn phải phẫu thuật và điều trị nội trú tại bệnh viện.
– Bị bệnh/tai nạn phải phẫu thuật và điều trị nội trú tại bệnh viện.
– Phải ở nhờ/ở nhà thuê mà đơn thân nuôi con nhỏ (con đẻ hoặc con nuôi hợp pháp) dưới 18 tuổi.
– Nữ CNVCLĐ có chồng/con bị bệnh nặng phải điều trị lâu dài hoặc không may qua đời.
– Gia đình nữ CNVCLĐ gặp rủi ro đột xuất/thiên tai/hoả hoạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống vật chất, tinh thần.
– Nữ CNVCLĐ Ngành Dầu khí đã nghỉ hưu có hoàn cảnh khó khăn, neo đơn bị bệnh ung thư/ bệnh nan y phải điều trị lâu dài.
8.2.3. Mức 3.000.000đ/người/1 lần/năm đối với nữ có hoàn cảnh khó khăn, ốm đau phải điều trị tại bệnh viện hoặc phải điều trị ngoại trú dài ngày theo chỉ định của bác sỹ.
8.3. Hỗ trợ, thăm hỏi nhân dịp 8/3, 20/10 và tết Nguyên đán hàng năm:
Căn cứ vào nguồn quỹ, thành viên Hội đồng Quỹ, Ban Tuyên giáo – Nữ công tham mưu hình thức, đối tượng và mức hỗ trợ để trình Chủ tịch Quỹ xem xét, quyết định.
Căn cứ vào nguồn quỹ, thành viên Hội đồng Quỹ, Ban Tuyên giáo – Nữ công tham mưu hình thức, đối tượng và mức hỗ trợ để trình Chủ tịch Quỹ xem xét, quyết định.
8.4. Các hoạt động cứu trợ, từ thiện xã hội đối với phụ nữ và trẻ em nghèo ngoài Ngành Dầu khí:
Căn cứ kế hoạch công tác và tình hình cụ thể, thành viên hội đồng Quỹ thuộc Ban tham mưu sẽ đề xuất phương án hỗ trợ để trình Chủ tịch Quỹ xem xét. Nếu tổng mức hỗ trợ cao hơn 15 triệu đồng thì Chủ tịch Quỹ tiến hành họp, lấy ý kiến các thành viên Hội đồng Quỹ và báo cáo Chủ tịch Công đoàn Dầu khí phê duyệt.
Tổng mức hỗ trợ cho các đối tượng trên không vượt quá 15% nguồn quỹ.
Tổng mức hỗ trợ cho các đối tượng trên không vượt quá 15% nguồn quỹ.
8.5. Các trường hợp đặc biệt khác: Sau khi lấy ý kiến thành viên Hội đồng, Chủ tịch Quỹ xem xét, quyết định và báo cáo Chủ tịch Công đoàn Dầu khí.
Điều 9: Hồ sơ, thủ tục đề nghị hỗ trợ gồm:
9.1. Công văn đề nghị của Công đoàn trực thuộc Công đoàn DK
9.2. Đơn đề nghị hỗ trợ của cá nhân (Mẫu 1).
9.3. Phô tô bệnh án/giấy ra viện và đơn thuốc (đối với trường hợp phải chữa trị bệnh); phô tô Hợp đồng thuê nhà; tờ tin buồn đối với trường hợp nữ có chồng/con không may qua đời;
Điều 10: Trách nhiệm của Công đoàn trực thuộc và Ban Nữ công cơ sở:
Các Công đoàn trực thuộc có trách nhiệm đề xuất Hội đồng Quỹ hỗ trợ kịp thời nhằm đảm bảo ý nghĩa của Quỹ.
Ban Nữ công thường xuyên nắm bắt đời sống, hoàn cảnh của nữ CNVCLĐ để tham mưu, đề xuất với Công đoàn cùng cấp, hướng dẫn các cá nhân nữ thuộc diện được hỗ trợ thực hiện đúng thủ tục đề nghị hỗ trợ theo các quy định tại Quy chế này.
Ban Nữ công thường xuyên nắm bắt đời sống, hoàn cảnh của nữ CNVCLĐ để tham mưu, đề xuất với Công đoàn cùng cấp, hướng dẫn các cá nhân nữ thuộc diện được hỗ trợ thực hiện đúng thủ tục đề nghị hỗ trợ theo các quy định tại Quy chế này.
CHƯƠNG IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 11: Căn cứ vào các quy định tại Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ “Vì phụ nữ khó khăn”, Công đoàn, Ban Nữ công cơ sở tổ chức phổ biến, hướng dẫn và triển khai thực hiện thống nhất trong toàn Ngành.
Điều 12: Khi tình hình thực tế và các điều kiện cụ thể, các tiêu chuẩn, đối tượng và định mức hỗ trợ theo Quy chế này có thể được xem xét, sửa đổi, bổ sung theo quyết định của Chủ tịch Công đoàn Dầu khí Việt Nam trên cơ sở đề nghị của Hội đồng Quỹ “Vì phụ nữ khó khăn”.
Quy chế này có hiệu lực kể từ ngày ký Quyết định ban hành. Những quy định khác trái với quy định tại Quy chế này đều được bãi bỏ.
CHỦ TỊCH CĐ DKVN Hồ Công Kỳ