02/01/2018 12:25:13

Câu hỏi Online phần Chính sách pháp luật đối với lao động nữ, công tác nữ công

Ban Tuyên giáo – Nữ công Công đoàn Dầu khí Việt Nam công bố bộ câu hỏi Online phần Chính sách pháp luật đối với lao động nữ, công tác nữ công.

Anh/chị hãy lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1: Đại diện của lao động nữ được xác định như sau:

  1. Là công đoàn cơ sở
  2. Là công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở nếu doanh nghiệp chưa thành lập tổ chức công đoàn cơ sở và được tập thể lao động nữ có yêu cầu
  3. Là công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở nếu doanh nghiệp chưa thành lập tổ chức công đoàn cơ sở và được sự đồng ý của trên 50% lao động nữ tại doanh nghiệp khi người sử dụng lao động lấy ý kiến về vai trò đại diện của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở (nếu tập thể lao động nữ không có yêu cầu)
  4. Cả 3 đáp án a, b, c

 (Đáp án câu 1: d – căn cứ khoản 1, Điều 154, BLLĐ, Điều 4, NĐ85/CP)

Câu 2: Nội dung bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động không bao gồm:

  1. Nam nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng
  2. Nam nữ được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác
  3. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức danh trong các ngành, nghề có tiêu chuẩn chức danh
  4. Nam, nữ được bình đẳng trong quyền và nghĩa vụ công dân.

 (Đáp án câu 2: d – căn cứ khoản 1, Điều 13, Luật bình đẳng giới)

Câu 3: Không được coi là hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới khi:

  1. Chỉ tuyển dụng nam giới làm những công việc không thuộc danh mục các công việc cấm sử dụng lao động nữ
  2. Trả lương cho lao động nữ thấp hơn so với lao động nam khi cùng thực hiện một công việc và đều có trình độ, khả năng thực hiện công việc như nhau
  3. Áp dụng thời giờ làm việc rút ngắn đối với lao động nữ trong thời gian mang thai từ tháng thứ 07.
  4. Sa thải lao động nữ vì lý do vi phạm cam kết trong hợp đồng lao động về thời gian không sinh con khi vào làm việc tại doanh nghiệp

 (Đáp án câu 3: c – căn cứ khoản 1, Điều 4; khoản 2, Điều 153; khoản 1, Điều 154, BLLĐ)

Câu 4: Được coi là hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới khi:

  1. Chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ đang mang thai khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động
  2. Không áp dụng thời giờ làm việc rút ngắn đối với lao động nữ đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
  3. Từ chối tuyển dụng lao động nữ đối với những công việc thuộc danh mục các công việc cấm sử dụng lao động nữ
  4. Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động đối với lao động nữ mang thai mà theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.

 (Đáp án câu 4: b – căn cứ khoản 1, Điều 4; khoản 2, Điều 153; khoản 1, Điều 154; khoản 4, Điều 155, BLLĐ)

Câu 5: Nghĩa vụ của người sử dụng lao động đối với lao động nữ là:

  1. Đảm bảo buồng vệ sinh tại nơi làm việc
  2. Đảm bảo buồng tắm, buồng vệ sinh tại nơi làm việc
  3. Đảm bảo buồng tắm, buồng vệ sinh phù hợp tại nơi làm việc theo quy định của Bộ Y tế
  4. Đảm bảo có đủ buồng tắm, buồng vệ sinh phù hợp tại nơi làm việc theo quy định của Bộ Y tế.

 (Đáp án câu 5: d – căn cứ khoản 1, Điều 6, NĐ85/CP)

Câu 6: Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ:

  1. Mỗi ngày 30 phút, tối thiểu là 03 ngày trong một tháng và thời gian nghỉ cụ thể do người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ
  2. Mỗi ngày 30 phút, tối thiểu là 05 ngày trong một tháng và thời gian nghỉ cụ thể do người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ
  3. Mỗi ngày 60 phút, tối thiểu là 03 ngày trong một tháng và thời gian nghỉ cụ thể do người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ
  4. Mỗi ngày 60 phút, tối thiểu là 05 ngày trong một tháng và thời gian nghỉ cụ thể do người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ

(Đáp án câu 6: a – căn cứ khoản 5, Điều 155, BLLĐ; khoản 2, Điều 7, NĐ85/CP)

Câu 7: Lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ:

  1. Mỗi ngày 30 phút trong thời gian làm việc để cho con bú, vắt, trữ sữa, nghỉ ngơi vẫn được hưởng nguyên lương
  2. Mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc để cho con bú, vắt, trữ sữa, nghỉ ngơi vẫn được hưởng nguyên lương
  3. Mỗi ngày 30 phút trong thời gian làm việc để cho con bú, vắt, trữ sữa, nghỉ ngơi nhưng không được hưởng lương
  4. Mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc để cho con bú, vắt, trữ sữa, nghỉ ngơi nhưng không được hưởng lương

 (Đáp án câu 7: b – căn cứ khoản 5, Điều 155, BLLĐ)

Câu 8: Khi khám sức khỏe định kỳ:

  1. Lao động nữ được khám các dịch vụ cơ bản do người sử dụng lao động quyết định tương tự như lao động nam
  2. Lao động nữ chỉ được khám chuyên khoa phụ sản theo danh mục khám chuyên khoa phụ sản do Bộ Y tế ban hành nếu có yêu cầu và phải chi trả chi phí khám bệnh cho dịch vụ này
  3. Lao động nữ được khám chuyên khoa phụ sản theo danh mục khám chuyên khoa phụ sản do Bộ Y tế ban hành
  4. Lao động nữ được khám bất kỳ chuyên khoa phụ sản nếu có yêu cầu.

(Đáp án câu 8: c – căn cứ khoản 1, Điều 7, NĐ85/CP)

Câu 9: Công việc không được sử dụng lao động nữ là:

  1. Công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh đẻ và nuôi con theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành
  2. Công việc phải ngâm mình thường xuyên dưới nước
  3. Công việc làm thường xuyên dưới hầm mỏ
  4. Bao gồm cả 3 đáp án: a, b, c

(Đáp án câu 9: d – Điều 160, BLLĐ)

          Câu 10: Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi thì:

  1. Có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động ít nhất 3 ngày
  2. Có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động ít nhất 30 ngày
  3. Có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động ít nhất 45 ngày
  4. Có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động theo thời hạn mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định.

 (Đáp án câu 10: d – căn cứ điểm e, khoản 1, Điều 37; Điều 156, BLLĐ; khoản 1, Điều 8, NĐ85/CP)

Câu 11: Lao động nữ tạm hoãn thực hợp đồng trong trường hợp có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi thì:

  1. Thời gian tạm hoãn do người sử dụng lao động quyết định
  2. Thời gian tạm hoãn do người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận, tối thiểu phải bằng thời gian do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định tạm nghỉ nếu trường hợp có chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền
  3. Thời gian tạm hoãn theo yêu cầu của người lao động
  4. Thời gian tạm hoãn đương nhiên đến hết thời kỳ thai sản.

(Đáp án câu 11: b – căn cứ khoản 4, Điều 32; Điều 156, BLLĐ; khoản 3, Điều 8, NĐ85/CP).

Câu 12: Căn cứ vào điều kiện cụ thể, người sử dụng lao động:

  1. Xây dựng phương án, kế hoạch giúp đỡ, hỗ trợ, xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo đối với lao động nữ có con trong độ tuổi gửi trẻ, mẫu giáo
  2. Hoặc hỗ trợ một phần chi phí gửi trẻ, mẫu giáo đối với lao động nữ có con trong độ tuổi gửi trẻ, mẫu giáo
  3. Giúp đỡ, hỗ trợ đối với lao động nữ có con trong độ tuổi gửi trẻ, mẫu giáo có thể bằng tiền mặt hoặc hiện vật với mức và thời gian hỗ trợ do người sử dụng lao động thỏa thuận với đại diện lao động nữ
  4. Cả ba đáp án a, b, c.

(Đáp án câu 12: d – căn cứ Điều 9, NĐ85/CP)

Câu 13: Người sử dụng lao động không được coi là có sử dụng nhiều lao động nữ trong trường hợp:

  1. Sử dụng từ 10 đến dưới 100 lao động nữ, trong đó số lao động nữ chiếm 30% trở lên so với tổng số lao động
  2. Sử dụng từ 10 đến dưới 100 lao động nữ, trong đó số lao động nữ chiếm 50% trở lên so với tổng số lao động
  3. Sử dụng từ trên 100 đến dưới 1000 lao động nữ, trong đó số lao động nữ chiếm 30% trở lên so với tổng số lao động
  4. Sử dụng 1000 lao động nữ trở lên

 (Đáp án câu 13: a – căn cứ khoản 1, Điều 3, NĐ85/CP)

Câu 14: Người sử dụng lao động sử dụng nhiều lao động nữ có quyền

lợi:

  1. Được nhà nước miễn thuế thu nhập doanh nghiệp
  2. Được hưởng ưu đãi thuế quan nếu doanh nghiệp có sản xuất và gia công hàng xuất khẩu
  3. Được nhà nước hỗ trợ giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp
  4. Các khoản chi tăng thêm cho lao động nữ không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Bộ Tài chính.

(Đáp án câu 14: c – căn cứ điểm a, khoản 2, Điều 11, NĐ85/CP)

Câu 15: Lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 07, thì:

  1. Phải được chuyển làm công việc nhẹ hơn
  2. Phải được giảm bớt 01 giờ làm việc hàng ngày mà vẫn hưởng đủ lương
  3. Phải được giảm bớt 02 giờ làm việc hàng ngày mà vẫn hưởng đủ lương
  4. Được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 01 giờ làm việc hàng ngày mà vẫn hưởng đủ lương.

(Đáp án câu 15: d – căn cứ khoản 2, Điều 155, BLLĐ)

          Câu 16: Hợp đồng lao động giữa công ty X và chị N có nội dung “Nếu chị N chưa làm việc đủ 3 năm mà sinh con sẽ bị xử lý kỷ luật”, thì:

  1. Nội dung đó vẫn hợp pháp nếu có sự đồng ý của chị N
  2. Nội dung đó vừa trái pháp luật, vừa trái với đạo đức xã hội
  3. Nội dung đó chỉ trái pháp luật khi chị N không đồng ý và có kiến nghị với thanh tra lao động tuyên vô hiệu
  4. Nội dung đó chỉ trái pháp luật khi bị thanh tra lao động tuyên vô hiệu.

(Đáp án câu 16: b – căn cứ khoản 2, Điều 17; khoản 3, Điều 155, BLLĐ)

Câu 17: Doanh nghiệp thực hiện giảm 60 phút làm việc trong ngày cho những lao động nữ đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi thì khi tính lương:

  1. Phải tính đủ tiền lương theo hợp đồng lao động
  2. Chỉ tính đủ tiền lương theo hợp đồng lao động nếu được sự đồng ý của người sử dụng lao động
  3. Chỉ tính đủ tiền lương theo hợp đồng lao động nếu có sự thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động
  4. Thời gian nghỉ không được tính là thời gian làm việc để hưởng lương

(Đáp án câu 17: a – căn cứ khoản 5, Điều 155, BLLĐ;)

Câu 18: Khi đi khám thai định kỳ theo chế độ bảo hiểm y tế, bác sĩ tại cơ sở khám bệnh chỉ định chị A cần phải nghỉ việc ngay để tránh gây nguy hiểm cho thai nhi, công ty nơi chị A làm việc đã:

  1. Buộc chị A phải báo trước ít nhất 3 ngày mới được nghỉ việc
  2. Buộc chị A phải báo trước ít nhất 30 ngày mới được nghỉ việ vì chị làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn 36 tháng
  3. Giải quyết cho chị nghỉ ngay theo chỉ định của bác sĩ
  4. Giải quyết cho chị nghỉ với điều kiện sau khi công ty tìm được nhân sự thay thế vị trí làm việc của chị.

(Đáp án câu 18: c – căn cứ Điều 156, BLLĐ)

Câu 19: Chị Y đang trong thời gian nghỉ thai sản theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội, chị có mong muốn đi làm sớm để có thêm thu nhập thì chị có thể trở lại làm việc khi:

  1. Có sự đồng ý của người sử dụng lao động
  2. Có sự đồng ý của người sử dụng lao động và xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động
  3. Có sự đồng ý của người sử dụng lao động và đã nghỉ ít nhất được 4 tháng
  4. Đã nghỉ ít nhất được 04 tháng.

(Đáp án câu 19: c – căn cứ khoản 1, Điều 40, Luật BHXH)

Câu 20: Trong thời gian mang thai, chị L đã nghỉ việc không có lý do chính đáng tổng cộng 22 ngày, thì:

  1. Công ty có quyền áp dụng hình thức sa thải đối với chị
  2. Công ty vẫn không có quyền áp dụng hình thức sa thải đối với chị
  3. Công ty có quyền áp dụng hình thức sa thải đối với chị sau khi đã thỏa thuận, thống nhất với Ban chấp hành công đoàn cơ sở
  4. Công ty có quyền áp dụng hình thức sa thải đối với chị nhưng chỉ sau khi chị L đã kết thúc thời gian mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi và quyết định sa thải phải được ban hành trong khoảng thời gian không quá 60 ngày kể từ ngày hết những thời thời hạn nêu trên.

          (Đáp án câu 20: d – căn cứ khoản 2, Điều 124; khoản 4, Điều 155, BLLĐ)

Câu 21: Người sử dụng lao động được phép sử dụng lao động nữ để làm công việc:

  1. Khoan thăm dò giếng dầu và khí
  2. Thợ lặn
  3. Nhân viên y tế ở giàn khoan trên biển
  4. Đóng vỏ tàu (tàu gỗ, tàu sắt).

 (Đáp án câu 21: c – căn cứ điểm 10, mục I, danh mục các công việc không được sử dụng lao động nữ kèm Thông tư số 26)

Câu 22: Người sử dụng lao động được phép sử dụng lao động nữ có thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi để làm:

  1. Công việc nặng nhọc
  2. Công việc giao, nhận xăng dầu trên biển
  3. Lái máy thi công
  4. Công việc trực tiếp tiếp xúc với các hóa chất trừ sâu.

(Đáp án câu 22 a căn cứ điểm 41, 61, 75, mục I, danh mục các công việc không được sử dụng lao động nữ kèm Thông tư số 26)

Câu 23: Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp:

  1. Mang thai từ tháng thứ 07
  2. Mang thai từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo
  3. Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi
  4. Bao gồm cả 3 đáp án a, b và c.

          (Đáp án câu 23: d – căn cứ khoản 1, Điều 155, BLLĐ)

Câu 24: Khi lao động nữ nghỉ thai sản hết thời gian luật định thì người sử dụng lao động:

  1. Bắt buộc phải bố trí việc làm cũ cho họ.
  2. Có thể chấm dứt hợp đồng lao động với họ nếu việc làm cũ không còn
  3. Có thể bố trí việc làm cũ hoặc việc làm khác cho họ
  4. Phải bố trí việc làm khác cho họ với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản nếu việc làm cũ không còn.

(Đáp án câu 24: d – căn cứ Điều 158, BLLĐ)

Câu 25: Lao động nữ sinh con mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền sẽ được hưởng chế độ thai sản nếu:

  1. Đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên và đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con
  2. Đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên và đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con
  3. Đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên
  4. Đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con

(Đáp án câu 25: a – căn cứ khoản 3, Điều 31, Luật BHXH).

Câu 26: Vợ chồng anh T, chị B đều đang tham gia BHXH, có con 5 tuổi bị ốm, vợ chồng anh phải thay nhau nghỉ việc để chăm con, thì thời gian nghỉ hưởng chế độ khi con ốm đau được tính:

  1. Tối đa 15 ngày làm việc cho mỗi con /1 năm dương lịch /mỗi người
  2. Tối đa 20 ngày làm việc cho mỗi con / 1 năm dương lịch /mỗi người
  3. Tối đa 15 ngày làm việc cho mỗi con /1 năm dương lịch /bố hoặc mẹ
  4. Tối đa 20 ngày làm việc cho mỗi con / 1 năm dương lịch / bố hoặc mẹ

 (Đáp án câu 26: a – căn cứ khoản 1, Điều 27, Luật BHXH)

          Câu 27: Khi sinh con, con được 20 ngày tuổi bị chết thì thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản của người mẹ là:

  1. Trước và sau khi sinh con là 06 tháng
  2. 04 tháng tính từ ngày nghỉ việc hưởng chế độ thai sản
  3. 04 tháng tính từ ngày sinh con
  4. 02 tháng tính từ ngày con chết.

(Đáp án câu 27: c – căn cứ khoản 3, Điều 34, Luật BHXH; điểm d, khoản 1, Điều 4, NĐ115/CP)

          Câu 28: Thời gian hưởng chế độ thai sản khi sẩy, nạo, hút thai, thai chết lưu, phá thai bệnh lý đối với thai dưới 05 tuần tuổi là:

  1. 05 ngày bao gồm cả ngày lễ, tết, ngày nghỉ hàng năm
  2. 10 ngày bao gồm cả ngày lễ, tết, ngày nghỉ hàng năm
  3. 05 ngày không bao gồm cả ngày lễ, tết, ngày nghỉ hàng năm
  4. 10 ngày không bao gồm cả ngày lễ, tết, ngày nghỉ hàng năm

 (Đáp án câu 28: b – căn cứ điểm a, khoản 1, Điều 33, Luật BHXH)

Câu 29: Trường hợp cả cha và mẹ đều tham gia BHXH mà mẹ chết khi sinh con thì:

  1. Cha được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con tròn 06 tháng tuổi
  2. Cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con tròn 06 tháng tuổi
  3. Cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian nghỉ thai sản còn lại của người mẹ
  4. Người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản đối với thời gian nghỉ thai sản còn lại của người mẹ.

(Đáp án câu 29: c – căn cứ điểm c, khoản 2, Điều 10, Thông tư số 59)

Câu 30: Lao động nữ đã chấm dứt hợp đồng lao động trước khi sinh con, thì:

  1. Không được hưởng chế độ thai sản
  2. Vẫn được hưởng chế độ thai sản nếu đã đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên
  3. Vẫn được hưởng chế độ thai sản nếu đã đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con
  4. Vẫn được hưởng chế độ thai sản nếu đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên

          (Đáp án câu 31: c – căn cứ khoản 2, Điều 31, Luật BHXH)

Câu 31: Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản khi lao động nữ đặt vòng tránh thai là:

  1. 07 ngày bao gồm cả ngày nghỉ lễ, tết, nghỉ hàng năm
  2. 15 ngày bao gồm cả ngày nghỉ lễ, tết, nghỉ hàng năm
  3. Nghỉ theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, nhưng không vượt quá 07 ngày (bao gồm cả ngày lễ, tết, nghỉ hàng năm)
  4. Nghỉ theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, nhưng không vượt quá 15 ngày (bao gồm cả ngày lễ, tết, nghỉ hàng năm)

 (Đáp án câu 30: c – căn cứ điểm a, khoản 1, Điều 37, Luật BHXH)

Câu 32: Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản:

  1. Không được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội
  2. Được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội nếu hợp đồng lao động vẫn còn hiệu lực trong suốt toàn bộ thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản
  3. Người lao động và người sử dụng lao động vẫn có trách nhiệm đóng quỹ bảo hiểm xã hội theo quy định
  4. Chỉ có người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng quỹ bảo hiểm xã hội theo quy định

(Đáp án câu 32: b – căn cứ khoản 4, Điều 12, Thông tư số 59)

Câu 33: Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản của người lao động đã chấm dứt hợp đồng lao động trước khi sinh con:

  1. Không được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội
  2. Vẫn được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội
  3. Người lao động có trách nhiệm đóng quỹ bảo hiểm xã hội theo quy định
  4. Cơ quan Bảo hiểm xã hội có trách nhiệm đóng quỹ bảo hiểm xã hội theo quy định

(Đáp án câu 33: a – căn cứ điểm b, khoản 2, Điều 12, Thông tư số 59)

Câu 34: Hợp đồng lao động hết thời hạn trong thời gian người lao động nghỉ hưởng chế độ thai sản thì:

  1. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản vẫn được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội
  2. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản khi hợp đồng lao động còn hiệu lực không được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội
  3. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản khi hợp đồng lao động hết hiệu lực được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội
  4. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản khi hợp đồng lao động còn hiệu lực được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội; khi hợp đồng lao động hết hiệu lực không được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội.

 (Đáp án câu 34: d – căn cứ điểm a, khoản 2, Điều 12, Thông tư số 59)

Câu 35: Trường hợp lao động nữ đi làm sớm trước khi hết thời gian nghỉ thai sản thì:

  1. Thời gian từ khi nghỉ việc đến khi đi làm sớm được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, thời gian từ khi đi làm sớm đến hết thời gian nghỉ thai sản thì người lao động và người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
  2. Thời gian từ khi nghỉ việc đến khi đi làm sớm không được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội
  3. Thời gian từ khi đi làm sớm đến hết thời gian nghỉ thai sản, cơ quan bảo hiểm xã hội có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động
  4. Thời gian từ khi nghỉ việc đến khi kết thúc thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật vẫn được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội và cơ quan bảo hiểm xã hội có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.

(Đáp án câu 35: a – căn cứ điểm c, khoản 2, Điều 12, Thông tư số 59)

Câu 36: Mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian người lao động nghỉ thai sản là mức:

  1. Bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề gần nhất trước khi người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản
  2. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của tháng trước khi người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản
  3. Tiền lương do người lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội thỏa thuận
  4. Tiền lương do cơ quan bảo hiểm xã hội ấn định

(Đáp án câu 36: b – căn cứ khoản 4, Điều 12, Thông tư số 59)

Câu 37: Lao động nữ mang thai, phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì:

  1. Chỉ được tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
  2. Người sử dụng lao động có quyền chấm dứt hợp đồng lao động đối với họ
  3. Chỉ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
  4. Có quyền tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

(Đáp án câu 37: d – căn cứ khoản 4, Điều 32; điểm e, khoản 1, Điều 37; Điều 156 BLLĐ; khoản 1 và khoản 3, Điều 8, NĐ 85/CP)

Câu 38: Nhiệm vụ của Ban nữ công cơ sở không bao gồm:

  1. Theo dõi, giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách, quy định đối với công nhân, viên chức, lao động nữ
  2. Nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của lao động nữ để phản ánh, đề xuất, kiến nghị với Ban chấp hành công đoàn và chuyên môn cùng cấp
  3. Dự họp với Ban thường vụ, Ban chấp hành công đoàn cơ sở
  4. Tổ chức sơ, tổng kết và đề nghị khen thưởng những cá nhân và tập thể nữ hoạt động tốt.

(Đáp án câu 38: c)

Câu 39: Ban nữ công công đoàn cơ sở do:

  1. Đại hội công đoàn cơ sở bầu ra
  2. Do Ban chấp hành công đoàn cơ sở bầu ra
  3. Do Ban nữ công công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở chỉ định
  4. Ban chấp hành công đoàn cơ sở chỉ đình thành lập và trực tiếp chỉ đạo

 (Đáp án câu 39: d)

Câu 40: Tiểu ban nữ công bộ phận do:

  1. Nữ đoàn viên tín nhiệm bầu ra
  2. Do Ban chấp hành công đoàn cơ sở bầu ra
  3. Do Ban nữ công công đoàn cơ sở chỉ định
  4. Ban chấp hành công đoàn cơ sở chỉ đình thành lập và trực tiếp chỉ đạo

 (Đáp án câu 40: a)

Câu 41: Hoạt động không thuộc quyền hạn của Ban nữ công Công đoàn cơ sở là:

  1. Đại diện lao động nữ tham gia các hội đồng tư vấn ở cơ sở liên quan đến lao động nữ và trẻ em; được tham dự các buổi họp do Ban nữ công cấp trên triệu tập
  2. Đại diện lao động nữ tham gia các cuộc họp của người sử dụng lao động liên quan đến quyền lợi của lao động nữ
  3. Được thay mặt công đoàn cơ sở làm việc với các phòng ban chức năng để tham gia, giải quyết những vấn đề liên quan đến lao động nữ và trẻ em
  4. Được đại diện cho lao động nữ ở cơ sở tham gia, đề xuất kiến nghị với người sử dụng lao động, với công đoàn cơ sở những vấn đề liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của lao động nữ.

(Đáp án câu 41: b)

Câu 42: Nội dung tuyên truyền, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và năng lực cho công nhân, viên chức, lao động nữ về trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, công tác bình đẳng giới không bao gồm:

  1. Tuyên truyền về tổ chức và hoạt động của Ban nữ công
  2. Giáo dục truyền thống, phẩm chất phụ nữ Việt Nam, vận động nữ cán bộ công đoàn, lao động nữ rèn luyện theo tiêu chí của phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
  3. Giáo dục kiến thức văn hóa ứng xử gia đình và xã hội, về tình bạn, tình yêu.
  4. Động viên gia đình cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và người lao động nuôi dạy con ngoan, học giỏi

 (Đáp án câu 42: a)