Tiếp theo các nội dung tư vấn pháp luật tại kỳ trước, kỳ này Văn phòng Tư vấn pháp luật tiếp tục gửi tới bạn đọc các câu hỏi tư vấn và xử lý tình huống theo quy định của pháp luật như sau:
Câu 1.
Việc chỉ định ban chấp hành lâm thời công đoàn được tiến hành trong những trường hợp nào? Quy trình bầu bổ sung uỷ viên ban chấp hành được quy định ra sao?
Trả lời:
Căn cứ Mục 9.3 và Mục 9.4 Hướng dẫn 238/HD-TLĐ ngày 04/3/2014 của TLĐLĐVN về hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn thì việc chỉ định ban chấp hành lâm thời và quy trình bầu bổ sung uỷ viên BCH được quy định như sau:
” 9. Ban chấp hành công đoàn các cấp theo Điều 13
…………………………………….
9.3. Chỉ định ban chấp hành lâm thời công đoàn:
- Công đoàn cấp trên trực tiếp có quyền chỉ định ban chấp hành lâm thời công đoàn cấp dưới và các chức danh trong cơ quan thường trực của ban chấp hành lâm thời công đoàn (quyết định bằng văn bản) trong các trường hợp sau:
– Khi thành lập mới các công đoàn cấp trên, công đoàn cơ sở, công đoàn cơ sở thành viên, nghiệp đoàn, công đoàn bộ phận, nghiệp đoàn bộ phận.
– Khi ban chấp hành bị thi hành hình thức kỷ luật giải tán.
– Khi chia tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức các công đoàn cấp trên, công đoàn cơ sở, công đoàn cơ sở thành viên, nghiệp đoàn, công đoàn bộ phận, nghiệp đoàn bộ phận do yêu cầu sắp xếp lại về tổ chức, sản xuất, kinh doanh, hoặc thay đổi địa giới hành chính…
– Khi nâng cấp công đoàn cơ sở thành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.
– Khi công đoàn cấp trên, công đoàn cơ sở, công đoàn cơ sở thành viên, nghiệp đoàn, công đoàn bộ phận, nghiệp đoàn bộ phận quá thời gian kéo dài theo quy định của Điều lệ mà không thể tổ chức được đại hội theo nhiệm kỳ.
– Khi khuyết số lượng ban chấp hành quá một phần ba (1/3) đối với công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trở lên, quá một phần hai (1/2) đối với công đoàn cơ sở, mà không tổ chức được đại hội bất thường theo quy định tại mục 8.3. Chương II của Hướng dẫn này.
- Thời gian hoạt động của ban chấp hành lâm thời công đoàn không quá 12 tháng. Trường hợp quá 12 tháng chưa tổ chức được đại hội thì công đoàn cấp trên trực tiếp xem xét quyết định bằng văn bản cho phép kéo dài thời gian hoạt động của ban chấp hành lâm thời nhưng không quá 6 tháng; hoặc chấm dứt hoạt động của ban chấp hành lâm thời công đoàn cũ và chỉ định ban chấp hành lâm thời công đoàn mới.
- Khi giải thể tổ chức công đoàn thì đồng thời chấm dứt hoạt động của ban chấp hành, ủy ban kiểm tra công đoàn.
9.4. Bổ sung ủy viên ban chấp hành công đoàn.
Trường hợp bổ sung khi khuyết ủy viên ban chấp hành, hoặc cần bầu bổ sung ủy viên ban chấp hành vượt quá số lượng đã được đại hội thông thông qua, thì ban chấp hành công đoàn cấp đó phải đề nghị bằng văn bản lên công đoàn cấp trên trực tiếp và phải được sự đồng ý bằng văn bản của công đoàn cấp trên trực tiếp.
Trình tự bầu bổ sung ủy viên ban chấp hành:
– Công bố văn bản của công đoàn cấp trên đồng ý cho bầu bổ sung ủy viên ban chấp hành.
– Tiến hành bầu cử theo nguyên tắc, thể lệ bầu cử.
Người đã thôi tham gia ban chấp hành thì không tham gia bầu cử bổ sung ban chấp hành và các chức danh trong ban chấp hành. Người được bầu bổ sung ban chấp hành có quyền ứng cử, đề cử và biểu quyết ngay sau khi công bố trúng cử ban chấp hành.”
Câu 2.
Quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người lao động làm việc theo hợp đồng lao động được quy định như thế nào?
Trả lời:
Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 6 Luật ATVSLĐ 2015 thì quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của NLĐ làm việc theo HĐLĐ được quy định như sau:
“Điều 6. Quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người lao động
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có quyền sau đây:
- a) Được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn, vệ sinh lao động; yêu cầu người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động, tại nơi làm việc;
- b) Được cung cấp thông tin đầy đủ về các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc và những biện pháp phòng, chống; được đào tạo, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động;
- c) Được thực hiện chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; được người sử dụng lao động đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được hưởng đầy đủ chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được trả phí khám giám định thương tật, bệnh tật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động và được trả phí khám giám định trongtrường hợp kết quả khám giám định đủ điều kiện để điều chỉnh tăng mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- d) Yêu cầu người sử dụng lao động bố trí công việc phù hợp sau khi điều trị ổn định do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
đ) Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc mà vẫn được trả đủ tiền lương và không bị coi là vi phạm kỷ luật lao động khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của mình nhưng phải báo ngay cho người quản lý trực tiếp để có phương án xử lý; chỉ tiếp tục làm việc khi người quản lý trực tiếp và người phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động đã khắc phục các nguy cơ để bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;
- e) Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có nghĩa vụ sau đây:
- a) Chấp hành nội quy, quy trình và biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; tuân thủ các giao kết về an toàn, vệ sinh lao động trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể;
- b) Sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp; các thiết bị bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc;
- c) Báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp; chủ động tham gia cấp cứu, khắc phục sự cố, tai nạn lao động theo phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp hoặc khi có lệnh của người sử dụng lao động hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”
- Câu 3.
Công đoàn phối hợp với NSDLĐ tổ chức đối thoại tại nơi làmviệc và số lượng, thành phần, tiêu chuẩn thành viên đại diện tập thể NLĐ tham gia đối thoại được quy định như thế nào?
Trả lời:
Căn cứ Mục I, Mục II Phần 2 tại HD số1755/HD-TLĐ ngày 20/11/2013 của TLĐLĐVN về hướng dẫn Công đoàn tham gia xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc thì Công đoàn phối hợp với NSDLĐ tổ chức đối thoại tại nơi làmviệc và số lượng, thành phần, tiêu chuẩn thành viên đại diện tập thể NLĐ tham gia đối thoại được quy địnhnhư sau:
“Phần 2 – CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ PHỐI HỢP VỚI NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TỔ CHỨC ĐỐI THOẠI TẠI NƠI LÀM VIỆC
- Công đoàn tham gia xây dựng quy chế đối thoại.
- Công đoàn cơ sở chủ động đề nghị với người sử dụng lao động xây dựng quy chế đối thoại tại doanh nghiệp.
- Việc xây dựng quy chế đối thoại phải bám sát các nội dung quy định tại Mục 1 Chương III Nghị định 60/CP và phù hợp với loại hình doanh nghiệp, với tình hình thực tiễn, đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Trong quá trình tham gia xây dựng quy chế đối thoại, Công đoàn đề nghị đưa vào quy chế đối thoại:
+ Các nguyên tắc đối thoại, các nội dung đối thoại định kỳ, đối thoại đột xuất; thành phần, số lượng thành viên mỗi bên tham gia đối thoại và biên bản kết quả từng nội dung đối thoại.
+ Quy định người lao động được đề xuất nội dung đối thoại; được tham gia ý kiến vào những vấn đề, nội dung đối thoại với người sử dụng lao động.
+ Quy định người lao động được quyết định nội dung nào cần đối thoại, nội dung nào cần ưu tiên đối thoại; quy định người sử dụng lao động có trách nhiệm chuẩn bị cơ sở vật chất cho các cuộc đối thoại.”
- Số lượng, thành phần, tiêu chuẩn thành viên đại diện cho tập thể lao động tham gia đối thoại
- Số lượng thành viên đại diện tập thể người lao động tham gia đối thoại
Số lượng thành viên đại diện tập thể người lao động tham gia đối thoại do Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc người đại diện Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp quyết định phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp.
- Thành phần tham gia đối thoại
2.1. Đối với doanh nghiệp đã thành lập công đoàn cơ sở, thành phần gồm:
– Các Ủy viên Ban Chấp hành công đoàn cơ sở doanh nghiệp.
– Các thành viên đại diện bên tập thể người lao động được bầu tại Hội nghị người lao động do Ban chấp hành công đoàn cơ sở đề cử trên cơ sở lựa chọn các đồng chí là chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn bộ phận, tổ trưởng, tổ phó tổ công đoàn, hoặc đoàn viên công đoàn theo tiêu chuẩn quy định trong quy chế này.
– Công đoàn có thể thành lập nhóm tư vấn gồm cán bộ công đoàn cấp trên, cán bộ trung tâm tư vấn pháp luật hoặc đoàn viên công đoàn, người lao động có năng lực, trình độ, hiểu biết và có kiến thức về pháp luật lao động, công đoàn để tư vấn cho thành viên Tổ đối thoại trước mỗi cuộc đối thoại.
2.2. Đối với doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở, gồm:
– Người đại diện Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở;
– Các thành viên đại diện bên tập thể người lao động được bầu tại Hội nghị người lao động do người đại diện Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp đề cử trên cơ sở lựa chọn trong danh sách người lao động từ các phòng, ban, phân xưởng, đội sản xuất hoặc tổ sản xuất giới thiệu lên và hội đủ các tiêu chuẩn thành viên tham gia đối thoại quy định trong quy chế dân chủ tại doanh nghiệp.
- Tiêu chuẩn thành viên tham gia đối thoại
– Có hiểu biết về pháp luật lao động và công đoàn, chế độ chính sách đối với người lao động, các nội quy, quy chế của doanh nghiệp.
– Có hiểu biết về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đời sống, việc làm của người lao động và được người lao động tín nhiệm.
– Có khả năng thuyết trình, thuyết phục hoặc phản biện.
– Thời hạn thực hiện Hợp đồng lao động ít nhất đủ từ 12 tháng trở lên.
……………………………….”
Căn cứ Phần 2MụcBtại Hướng dẫn số 1499/HD-TLĐ ngày 21/9/2015 của TLĐLĐVN về hướng dẫn Công đoàn tham gia tổ chức Hội nghị NLĐ và xây dựng quy chế đối thoại tại doanh nghiệp thì số lượng thành viên tham gia đối thoại được quy định như sau:
“B. Một số chú ý khi tham gia tổ chức Hội nghị NLĐ
……………………………….
- Số lượng thành viên tham gia đối thoại:
– Thành viên tham gia đối thoại gồm thành viên đương nhiên là toàn bộ BCHCĐCS;
– Thành viên bầu tại Hội nghị NLĐ là thành viên do BCHCĐCS lựa chọn trên cơ sở đề xuất từ NLĐ ở các phân xưởng, tổ, đội sản xuất. Tùy theo quy mô, số lượng lao động của doanh nghiệp mà BCHCĐCS có thể đề nghị số lượng bầu từ 30% đến 50% so với tổng số Ủy viên BCHCĐCS.”
Câu 4.
Nội dung vi phạm và hình thức xử lý kỷ luật đối với đoàn viên công đoàn được quy định như thế nào? Thẩm quyền, nguyên tắc, trình tự thủ tục xử lý kỷ luật đối với đoàn viên công đoàn?
Trả lời:
Nội dung vi phạm và hình thức xử lý kỷ luật và thẩm quyền, nguyên tắc, trình tự thủ tục xử lý kỷ luật đối với đoàn viên công đoàn tại Điều 7 và Điều 8 của “Quy định hình thức xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn” do Tổng Liên đoàn ban hành kèm theo Quyết định 1602/QĐ-TLĐ ngày 15/9/2017 được quy định như sau:
“Điều 7.Nội dung vi phạm và hình thức xử lý kỷ luật đối với đoàn viên
- Đoàn viên vi phạm một trong các trường hợp sau đây thì bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
- Không chấp hành và không thực hiện Điều lệ Công đoàn Việt Nam, hoặc nghị quyết, quyết định, quy định, kế hoạch, chương trình công tác… của công đoàn các cấp, gây hậu quả ít nghiêm trọng.
- Không dự họp 50% trở lên số kỳ họp công đoàn trong một năm.
- Không đóng đoàn phí liên tục 6 tháng mà không có lý do chính đáng.
- Đoàn viên vi phạm một trong các trường hợp sau đây thì bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo:
- Đã bị xử lý kỷ luật tiết a khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng.
- Không dự họp 70% trở lên số kỳ họp công đoàn trong một năm.
- Không đóng đoàn phí liên tục 9 tháng mà không có lý do chính đáng.
- Đoàn viên vi phạm một trong các trường hợp sau đây thì bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khai trừ:
- Đã bị xử lý kỷ luật theo quy định tại tiết a khoản 2 này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả rất nghiêm trọng.
- Không dự họp 90% trở lên số kỳ họp công đoàn trong một năm.
- Không đóng đoàn phí liên tục 12 tháng mà không có lý do chính đáng.
Điều 8. Thẩm quyền, nguyên tắc, trình tự thủ tục xử lý kỷ luật
- Thẩm quyền xử lý kỷ luật:
- Đề nghị xử lý kỷ luật đoàn viên do tổ công đoàn, tổ nghiệp đoàn, công đoàn bộ phận, nghiệp đoàn bộ phận, công đoàn cơ sở thành viên (gọi chung là tổ công đoàn, công đoàn bộ phận) thực hiện.
- Xử lý kỷ luật đoàn viên do công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn (gọi chung là công đoàn cơ sở) xem xét quyết định.
- Nguyên tắc xử lý kỷ luật đoàn viên: Xem xét quyết định kỷ luật hoặc đề nghị kỷ luật phải thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu kín.
- Trình tự thủ tục xử lý kỷ luật đoàn viên:
- Kỷ luật đoàn viên vi phạm do tổ công đoàn, công đoàn bộ phận nơi đoàn viên sinh hoạt hướng dẫn đoàn viên vi phạm làm bản tự kiểm điểm, tự nhận hình thức kỷ luật và tổ chức hội nghị kiểm điểm, góp ý kiến, kết luận rõ về nội dung, tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân vi phạm và bỏ phiếu hình thức kỷ luật đề nghị công đoàn cơ sở xem xét quyết định xử lý kỷ luật.
Trường hợp đoàn viên vi phạm cố tình không làm bản tự kiểm điểm, không tham dự họp, không tự nhận hình thức kỷ luật (sau khi đã có thông báo bằng văn bản của công đoàn cơ sở) thì tổ công đoàn hoặc công đoàn bộ phận, công đoàn cơ sở thành viên nơi đoàn viên đó sinh hoạt vẫn tiến hành xem xét, đề nghị, công đoàn cơ sở xem xét quyết định xử lý kỷ luật.
- Trên cơ sở đề nghị của tổ công đoàn hoặc công đoàn bộ phận, Ban Thường vụ (nơi không có Ban Thường vụ thì Ban Chấp hành) công đoàn cơ sở họp xem xét và bỏ phiếu quyết định hình thức kỷ luật (trường hợp không có tổ công đoàn, công đoàn bộ phận, công đoàn cơ sở thành viên hoặc đoàn viên vi phạm rõ ràng nhưng tổ công đoàn, công đoàn bộ phận, công đoàn cơ sở thành viên không xem xét, đề nghị thì Ban Chấp hành công đoàn cơ sở vẫn kiểm điểm, góp ý kiến, kết luận rõ về nội dung, tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân vi phạm và bỏ phiếu quyết định xử lý kỷ luật).”
Câu 5.
Quyền, trách nhiệm của Công đoàn được quy định như thế nào trong Luật công đoàn năm 2012?
Trả lời:
Căn cứ Điều 10 đến Điều 17 Luật Công đoàn năm 2012 thì quyền, trách nhiệm của Công đoàn được quy định như sau:
“Điều 10. Đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động
- Hướng dẫn, tư vấn cho người lao động về quyền, nghĩa vụ của người lao động khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với đơn vị sử dụng lao động.
- Đại diện cho tập thể người lao động thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thoả ước lao động tập thể.
- Tham gia với đơn vị sử dụng lao động xây dựng và giám sát việc thực hiện thang, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động.
- Đối thoại với đơn vị sử dụng lao động để giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động.
- Tổ chức hoạt động tư vấn pháp luật cho người lao động.
- Tham gia với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động.
- Kiến nghị với tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động hoặc của người lao động bị xâm phạm.
- Đại diện cho tập thể người lao động khởi kiện tại Toà án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động bị xâm phạm; đại diện cho người lao động khởi kiện tại Toà án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động bị xâm phạm và được người lao động uỷ quyền.
- Đại diện cho tập thể người lao động tham gia tố tụng trong vụ án lao động, hành chính, phá sản doanh nghiệp để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động và người lao động.
- Tổ chức và lãnh đạo đình công theo quy định của pháp luật.
Chính phủ quy định chi tiết Điều này sau khi thống nhất với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Điều 11. Tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế – xã hội
- Tham gia với cơ quan nhà nước xây dựng chính sách, pháp luật về kinh tế – xã hội, lao động, việc làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hộ lao động và chính sách, pháp luật khác liên quan đến tổ chức công đoàn, quyền, nghĩa vụ của người lao động.
- Phối hợp với cơ quan nhà nước nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật bảo hộ lao động, xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn an toàn, vệ sinh lao động.
- Tham gia với cơ quan nhà nước quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; giải quyết khiếu nại, tố cáo của người lao động, tập thể người lao động theo quy định của pháp luật.
- Tham gia xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
- Tham gia xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
- Phối hợp tổ chức phong trào thi đua trong phạm vi ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Chính phủ quy định chi tiết Điều này sau khi thống nhất với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Điều 12. Trình dự án luật, pháp lệnh và kiến nghị xây dựng chính sách, pháp luật
- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có quyền trình dự án luật, pháp lệnh ra trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội.
- Công đoàn các cấp có quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật có liên quan đến tổ chức công đoàn, quyền, nghĩa vụ của người lao động.
Điều 13. Tham dự các phiên họp, cuộc họp, kỳ họp và hội nghị
Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, chủ tịch công đoàn các cấp có quyền, trách nhiệm tham dự các phiên họp, cuộc họp, kỳ họp và hội nghị của các cơ quan, tổ chức hữu quan cùng cấp khi bàn và quyết định những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động.
Điều 14. Tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp
- Tham gia, phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật về lao động, công đoàn, cán bộ, công chức, viên chức, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và chế độ, chính sách, pháp luật khác có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; điều tra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Khi tham gia, phối hợp thanh tra, kiểm tra, giám sát theo quy định tại khoản 1 Điều này, Công đoàn có quyền sau đây:
- a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp thông tin, tài liệu và giải trình những vấn đề có liên quan;
- b) Kiến nghị biện pháp sửa chữa thiếu sót, ngăn ngừa vi phạm, khắc phục hậu quả và xử lý hành vi vi phạm pháp luật;
- c) Trường hợp phát hiện nơi làm việc có yếu tố ảnh hưởng hoặc nguy hiểm đến sức khoẻ, tính mạng người lao động, Công đoàn có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có trách nhiệm thực hiện ngay biện pháp khắc phục, bảo đảm an toàn lao động, kể cả trường hợp phải tạm ngừng hoạt động.
Điều 15. Tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động
- Tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến Công đoàn, người lao động; quy định của Công đoàn.
- Tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động học tập, nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, ý thức chấp hành pháp luật, nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
- Tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đấu tranh phòng, chống tham nhũng.
Điều 16. Phát triển đoàn viên công đoàn và công đoàn cơ sở
- Công đoàn có quyền, trách nhiệm phát triển đoàn viên công đoàn và công đoàn cơ sở trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
- Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có quyền, trách nhiệm cử cán bộ công đoàn đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp để tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người lao động thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.
Điều 17. Quyền, trách nhiệm của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đối với người lao động ở cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở
Ở cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có quyền, trách nhiệm đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động khi được người lao động ở đó yêu cầu.”
Văn phòng Tư vấn pháp luật