31/12/2016 10:38:05

Tư vấn pháp luật tháng 12/2016

Tiếp theo các nội dung tư vấn pháp luật tại kỳ trước, kỳ này Văn phòng Tư vấn pháp luật tiếp tục gửi tới bạn đọc các câu hỏi tư vấn và xử lý tình huống theo quy định của pháp luật như sau: 

Câu hỏi 1.

Mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật hiện hành?

Trả lời:

– Căn cứ Điều 4 Nghị định 37/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc.

“Điều 4. Mức đóng và phương thức đóng của người sử dụng lao động

Mức đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp quy định tại Khoản 3 Điều 44 Luật an toàn, vệ sinh lao động được quy định như sau:

  1. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng như sau:
  2. a) Mức 1% trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động quy định tại các Điểma, b, d, đ và e Khoản1 Điều 2 Nghị định này.

Trường hợp người sử dụng lao động là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm hoặc khoán được thực hiện hằng tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một lần.

  1. b) Mức 1% trên mức lương cơ sở đối với mỗi người lao động quy định tại Điểmc Khoản1 Điều 2 Nghị định này.
  2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, Chính phủ quyết định mức đóng thấp hơn mức đóng quy định tại Khoản1 Điềunày”.

– Căn cứ khoản 1 Điều 2 Nghị định 37/2016/NĐ-CP:

“Điều 2. Đối tượng áp dụng

  1. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc, bao gồm:
  2. a) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức;
  3. b) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
  4. c) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
  5. d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

đ) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên và người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng. Không bao gồm người lao động là người giúp việc gia đình;

  1. e) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý Điềuhành hợp tác xã có hưởng tiền lương”.

Như vậy, mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người sử dụng lao động là:

– Phương thức đóng: Hằng tháng.

– Mức đóng:

+ Mức 1% trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động là:

– Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức;

– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

– Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

– Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên và người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng. Không bao gồm người lao động là người giúp việc gia đình;

– Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý Điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.

Trường hợp người sử dụng lao động là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm hoặc khoán được thực hiện hằng tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một lần.

+ Mức 1% trên mức lương cơ sở đối với mỗi người lao động là hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí.

+ Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, Chính phủ quyết định mức đóng thấp hơn mức đóng trên.

 Câu hỏi 2.

Hồ sơ và thủ tục giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp được thực hiện như thế nào?

Trả lời:

– Căn cứ Điều 104 Luật Bảo hiểm Xã hội năm 2014 quy định hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động bao gồm:

Điều 104. Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động

  1. Sổ bảo hiểm xã hội.
  2. Biên bản điều tra tai nạn lao động, trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì phải có thêm biên bản tai nạn giao thông hoặc biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông.
  3. Giấy ra viện sau khi đã điều trị tai nạn lao động.
  4. Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa.
  5. Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động”.

– Căn cứ Điều 105 Luật Bảo hiểm Xã hội năm 2014 quy định hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp bao gồm:

“Điều 105. Hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp

  1. Sổ bảo hiểm xã hội.
  2. Biên bản đo đạc môi trường có yếu tố độc hại, trường hợp biên bản xác định cho nhiều người thì hồ sơ của mỗi người lao động có bản trích sao.
  3. Giấy ra viện sau khi điều trị bệnh nghề nghiệp, trường hợp không điều trị tại bệnh viện thì phải có giấy khám bệnh nghề nghiệp.
  4. Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa.
  5. Văn bản đề nghị giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp”.

– Căn cứ Điều 106 Luật Bảo hiểm Xã hội năm 2014 quy định giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bao gồm:

“Điều 106. Giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

  1. Người sử dụng lao động nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 104 và Điều 105 của Luật Bảo hiểm Xã hội năm 2014.
  2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do”.

 Câu hỏi 3.

Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam được quy định như thế nào?

Trả lời:

– Căn cứ Điều 7 Điều lệ Công đoàn Việt Nam được Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XI thông qua ngày 30/7/2013:

“Điều 7. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động

  1. Công đoàn Việt Nam tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Cơ quan lãnh đạo các cấp công đoàn do bầu cử lập ra.
  2. Quyền quyết định cao nhất của mỗi cấp công đoàn là đại hội công đoàn cấp đó. Cơ quan lãnh đạo của công đoàn mỗi cấp giữa hai kỳ đại hội là ban chấp hành.
  3. Ban chấp hành công đoàn các cấp hoạt động theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức.
  4. Nghị quyết của công đoàn các cấp được thông qua theo đa số và phải được thi hành nghiêm chỉnh.”

– Căn cứ Mục 5 Hướng dẫn số 238/HD-TLĐ ngày 04/3/2014 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam:

“5. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động theo Điều 7 thực hiện như sau:

5.1. Công đoàn Việt Nam tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tổ chức công đoàn các cấp và đoàn viên trong hệ thống Công đoàn phục tùng Nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam, Nghị quyết Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, nghị quyết đại hội, nghị quyết của công đoàn cùng cấp và công đoàn cấp trên. Nghị quyết của các cấp công đoàn chỉ có giá trị khi có trên 50% số thành viên dự họp tán thành.

5.2. Đại hội công đoàn cấp nào quyết định phương hướng nhiệm vụ hoạt động của công đoàn cấp đó, theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.”

Câu hỏi 4.

Tôi đang mang thai tháng thứ 8 của thai kỳ (con thứ 2) thì  nhận được văn bản thông báo của NSDLĐ đề nghị tôi nghỉ việc để công ty sắp xếp nhân sự. Xin hỏi, việc làm này của NSDLĐ có sai không? Nếu sai thì tôi phải căn cứ vào đâu để bảo vệ quyền lợi của mình?

Trả lời:

– Việc doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ trong thời gian mang thai là một vi phạm nghiêm trọng về quyền thai sản của lao động nữ được quy định tại khoản 3 Điều 155 Bộ luật Lao động 2012.Cụ thể như sau:

“Điều 155. Bảo vệ thai sản đối với lao động nữ

…………………..

  1. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động”

– Tuy nhiên, Điều 38 Bộ luật lao động 2012 quy định như sau:

“Điều 38. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động.

  1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau:
  2. a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
  3. b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;

  1. c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;

………………..”

– Trường hợp người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận về việc chấm dứt hợp đồng lao động mà các bên đồng ýthì không vi phạm pháp luật.

Như vậy, bạn căn cứ vào tình hình thực tế và các điều luật chúng tôi đã nêu trên để bảo vệ các quyền lợi của mình.

Câu hỏi 5.

Quyền và nghĩa vụ của các bên trong giải quyết tranh chấp lao động được quy định như thế nào?

Trả lời:

 Căn cứ Điều 196 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định quyền và nghĩa vụ của hai bên trong giải quyết tranh chấp lao động như sau:

“Điều 196. Quyền và nghĩa vụ của hai bên trong giải quyết tranh chấp lao động

  1. Trong giải quyết tranh chấp lao động, hai bên có quyền sau đây:
  2. a) Trực tiếp hoặc thông qua đại diện để tham gia vào quá trình giải quyết;
  3. b) Rút đơn hoặc thay đổi nội dung yêu cầu;
  4. c) Yêu cầu thay đổi người tiến hành giải quyết tranh chấp lao động nếu có lý do cho rằng người đó có thể không vô tư hoặc không khách quan.
  5. Trong giải quyết tranh chấp lao động, hai bên có nghĩa vụ sau đây:
  6. a) Cung cấp đầy đủ, kịp thời tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình;
  7. b) Chấp hành thoả thuận đã đạt được, bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.” 

Câu hỏi 6.

Tại chi nhánh Công ty A xảy ra vụ việc vi phạm kỷ luật lao động, Hội đồng xử lý kỷ luật của Công ty A đã họp và đề xuất hình thức xử lý kỷ luật cách chức và sa thải với 07 người lao động. Sau khi trình lên Chủ tịch Hội đồng Quản trị (người đại diện theo pháp luật của Công ty A), Chủ tịch Hội đồng Quản trị(HĐQT) chỉ đạo giao Giám đốc chi nhánh ký Quyết định xử lý kỷ luật lao động với hình thức cách chức và sa thải.

Hỏi, việc giao Giám đốc chi nhánh ký Quyết định xử lý kỷ luật lao động có trái với quy định của luật lao động hay không?

Trả lời:

– Căn cứ khoản 4 Điều 30 Nghị định 05/2015/NĐ-CP:

“…………………………….

  1. Người giao kết hợp đồng lao động theo quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản 1 Điều 3 Nghị định này là người có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động. Người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động chỉ có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động theo hình thức khiển trách.”

– Căn cứ khoản 4 Điều 12 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH:

“………………….

  1. Trường hợp người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động ủy quyền hợp pháp bằng văn bản cho người khác giao kết hợp đồng lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP thì khi tiến hành cuộc họp xử lý luật lao động, người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động tiến hành triệu tập và chủ trì cuộc họp xử lý kỷ luật lao động.

Người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động có quyền ra quyết định xử lý kỷ luật lao động theo hình thức khiển trách. Đối với các hình thức xử lý kỷ luật lao động khác thì sau khi kết thúc cuộc họp xử lý kỷ luật lao động, người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ, đề nghị người sử dụng lao động xem xét, ra quyết định và tổ chức thực hiện theo quyết định xử lý kỷ luật lao động được ban hành.”

Theo đó, đối với các hình thức xử lý kỷ luật là cách chức và sa thải thì bắt buộc phải là người đại diện theo pháp luật ký quyết định xử lý kỷ luật, không thể ủy quyền hay giao cho người khác ký quyết định xử lý kỷ luật. Nếu giao cho người khác ký quyết định xử lý kỷ luật thì việc ra quyết định xử lý kỷ luật này là trái pháp luật và phải chịu các hậu quả theo khoản 3 Điều 33 Nghị định 05/2015/NĐ-CP.

Như vậy, trong trường hợp này, Giám đốc chi nhánh ký quyết định xử lý kỷ luật là trái pháp luật (vi phạm về thẩm quyền), do đó việc xử lý kỷ luật này là trái pháp luật.

Văn phòng Tư vấn pháp luật