Tác phẩm dự thi Cuộc thi ảnh “Petrovietnam trong tôi” của tác giả TS. Đặng Của – Cán bộ hưu trí, nguyên Quyền Liên đoàn trưởng Liên đoàn Địa chất 36, nguyên Vụ trưởng Vụ Khoan – Khai thác Dầu khí, nguyên Giám đốc Công ty Petrovietnam II.
Tham gia bình chọn cho ẢNH ĐƠN của tác giả Đặng Của tại Fanpage PetroTimes
33-DC-AD-0001: Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất Nguyễn Văn Điệp (người đứng thứ 4 từ phải sang) về thăm CBCN và chuyên gia Liên Xô đang xây lắp Giàn Khoan sâu đầu tiên 3.200m tại Làng Khuốc, xã Phú Châu, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình (tháng 07/1970). Ông Vũ Bột (đứng ngoài cùng bên trái) – Liên đoàn trưởng Liên đoàn Địa chất 36. Kĩ sư Đặng Của – Đoàn phó thi công Đoàn 36S (người đứng thứ 2 từ phải sang). Thời điểm này, hàng ngàn tấn vật tư, thiết bị siêu trường, siêu trọng với sự nỗ lực của kỹ sư, công nhân Việt Nam đã vận chuyển bằng đường thủy, đường bộ về vị trí giếng khoan an toàn, chuẩn bị xây lắp. |
33-DC-AD-0002: TS. Đặng Của – Phó Tổng giám đốc Khoan Xí nghiệp Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro kiểm tra giàn khoan di động của nhà thầu đang neo đậu tại cảng Indonesia trước khi ký hợp đồng thuê giàn năm 1996. Dầu khí thực sự là một ngành công nghiệp hiện đại. Chi phí cho công tác tìm kiếm, thăm dò, khai thác khá lớn. Việc thuê mướn Giàn khoan thời điểm 1996, giá từ 40 đến 45.000 USD/ngày đêm, cần phải kiểm tra khả năng của thiết bị, nhằm đảm bảo cho công tác thi công trong điều kiện Việt Nam. Một yêu cầu đơn giản, nhưng người cán bộ kỹ thuật phải bỏ nhiều công sức, tinh thần trách nhiệm, một khi đồng tiền bỏ ra và thu về sẽ đạt hiệu quả cao. Chính họ thấu hiểu trong lúc đất nước gặp nhiều khó khăn do bao vây cấm vận, lạm phát đến 3 con số, nhân dân phải chắt chiu từng đồng ngoại tệ để làm dầu khí. |
33-DC-AD-0003: Lần đầu tiên Việt Nam làm chủ sở hữu giàn khoan di động số 1, đang chuẩn bị kéo từ Singapore về Việt Nam 22/03/2007. Trong ảnh: TS. Đặng Của và giàn khoan PV DRILLING I trước khi rời cảng Singapore ngày 22/03/2007. |
Tác giả: TS. Đặng Của