Độ tuổi bình quân của công nhân nước ta nhìn chung trẻ, nhóm công nhân từ 18 đến 30 tuổi chiếm tỷ lệ 36,4%; đặc biệt trong các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, công nhân dưới 25 tuổi chiếm 43,4%, từ 26- 35 tuổi chiếm 34,7%, từ 36- 45 tuổi chiếm 14%.
II. Chất lượng đội ngũ công nhân Việt Nam
Độ tuổi bình quân của công nhân nước ta nhìn chung trẻ, nhóm công nhân từ 18 đến 30 tuổi chiếm tỷ lệ 36,4%; đặc biệt trong các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, công nhân dưới 25 tuổi chiếm 43,4%, từ 26- 35 tuổi chiếm 34,7%, từ 36- 45 tuổi chiếm 14%.
1. Về tuổi nghề của công nhân nước ta như sau:
Bảng 7: Tuổi nghề của công nhân
Tuổi nghề công nhân | Tỷ lệ |
Dưới 1 năm | 6,9% |
Tuổi nghề từ 1- 5 năm | 30,6% |
Từ 6 – 10 năm | 16,4% |
Từ 11 – 15 năm | 10,5% |
Từ 16 – 20 năm | 16,8% |
Từ 21 – 25 năm | 13,3% |
Trên 25 năm | 5,5% |
Hầu hết người lao động tham gia vào đội ngũ công nhân trong thời kỳ đổi mới. Họ được tiếp cận ngay với kinh tế thị trường năng động nên ít chịu ảnh hưởng của cơ chế tập trung, bao cấp, tuy nhiên chưa được rèn luyện, thử thách nhiều trong khó khăn, gian khổ.
2. Trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ của công nhân.
Trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ của công nhân nước ta trong những năm gần đây đã được nâng lên đáng kể. Nếu như năm 1985, tỷ lệ công nhân có học vấn phổ thông trung học là 42,5% thì năm 2003, công nhân có trình độ trung học phổ thông chiếm 62,2%. Năm 2005, số công nhân có trình độ phổ thông trung học tăng lên đến 69,3%. Tuy nhiên, so với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, so với trình độ của công nhân các nước trong khu vực và quốc tế thì trình độ học vấn của công nhân nước ta còn thấp. Mặt khác, lực lượng công nhân có trình độ học vấn cao phân bố không đồng đều, thường tập trung ở một số thành phố lớn và một số ngành kinh tế mũi nhọn.
3. Trình độ chuyên môn, tay nghề của công nhân các loại hình doanh nghiệp năm 2005 như sau:
– Lao động có trình độ từ cao đẳng trở lên chiếm 16,1%.
– Lao động được đào tạo trình độ trung cấp chiếm 14,6%.
– Lao động là công nhân kỹ thuật chiếm 28,1%.
– Không được đào tạo chiếm 41,2%.
Hiện nay đang diễn ra tình trạng mất cân đối lớn trong cơ cấu lao động kỹ thuật giữa các bộ phận công nhân. Nhiều doanh nghiệp có thiết bị công nghệ cao nhưng lại thiếu công nhân lành nghề. Đặc biệt chỉ có 75,85% công nhân đang làm những công việc phù hợp với ngành nghề đào tạo. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất, chất lượng sản phẩm, gây lãng phí không nhỏ trong đào tạo.
III. Tình hình việc làm đời sống của công nhân lao động.
1. Tình hình việc làm.
Trong những năm qua Đảng, nhà nước đã có nhiều chủ trương giải pháp đầu tư phát triển sản xuất, xuất khẩu lao động giải quyết việc làm cho người lao động. Tuy nhiên do trình độ phát triển của nền kinh tế nước ta còn thấp so với khu vực và thế giới, sức cạnh tranh còn hạn chế nên nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ dẫn đến tình trạng nhiều công nhân thiếu việc làm, tỷ lệ công nhân thất nghiệp cao
Đặc biệt, hiện nay ở các doanh nghiệp xây dựng cơ bản, do chậm giải phóng mặt bằng thi công, thiếu vốn, do bị nợ đọng, các doanh nghiệp thuộc ngành dệt may, giày da do tác động của vụ kiện bán phá giá của các đối tác nước ngoài nên việc làm của công nhân đang thiếu nghiêm trọng. Tuy thiếu việc làm song cường độ làm việc của công nhân lao động nhìn chung là cao. Một mặt do nhiều doanh nghiệp làm hàng gia công tính chất thời vụ cao nên phải làm tăng ca, thêm giờ để hoàn thành đúng tiến độ, một số doanh nghiệp khác công nhân lao động làm lương theo sản phẩm với định mức lao động quá cao nên phải kéo dài thời gian làm việc mới hoàn thành định mức lao động. Theo thống kê nhiều công nhân lao động phải làm thêm giờ bình quân tới 500- 600 giờ/năm trong khi đó bộ luật lao động quy định không quá 200 giờ/năm.
2. Thu nhập và đời sống công nhân lao động.
Nhìn chung tiền lương bình quân của công nhân ở cả doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp ngoài quốc doanh có tăng lên so với những năm trước do chính phủ điều chỉnh lương tối thiểu. Tuy nhiên tiền lương ở khu vực ngoài quốc doanh vẫn thấp, có nơi vẫn còn công nhân lao động có thu nhập dưới 300 ngàn đồng tháng.. Đặc biệt nếu so với cường độ lao động và cùng với sự tăng lên của giá cả dịch vụ thì đời sống của công nhân lao động, nhất là công nhân lao động trực tiếp sản xuất ở khu vực ngoài quốc doanh nhìn chung vẫn còn rất nhiều khó khăn. Đặc biệt hiện nay trong các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang diễn ra tình trạng có sự chênh lệch rất lớn giữa thu nhập của cán bộ quản lý với thu nhập của công nhân lao động trực tiếp sản xuất.
3. Vấn đề nhà ở của công nhân lao động
Do nhiều nguyên nhân khác nhau hầu hết các tỉnh thành phố lớn, các khu công nghiệp, khu chế xuất không xây nhà lưu trú cho công nhân, nên hiện tại chỉ có khoảng 2% công nhân ở các khu công nghiệp, khu chế xuất được thuê nhà ở do doanh nghiệp xây dựng, vấn đề nhà ở là vấn đề bức xúc hàng đầu của công nhân lao động hiện nay
4. Điều kiện làm việc của công nhân lao động
Mặc dầu đã được Nhà nước, các doanh nghiệp quan tâm. Song do trình độ công nghệ còn thấp nên nhìn chung điều kiện làm việc của công nhân lao động nước ta còn xấu, tình trạng môi trường làm việc ô nhiễm như nóng, bụi, tiếng ồn, đô rung vượt tiêu chuẩn cho phép vẫn diễn ra rất phổ biến. Do điều kiện làm việc không đảm bảo đã tác động xấu đến sức khỏe công nhân lao động, hậu quả là bệnh nghề nghiệp diễn ra rất phức tạp.
5. Quan hệ lao động
a) Hợp đồng lao động :
Trong các doanh nghiệp Nhà nước tỷ lệ công nhân lao động được ký giao kết hợp đồng lao động tương đối cao (khoảng gần 90%). Tuy nhiên vẫn còn tình trạng chỉ được ký hợp đồng ngắn hạn, hợp đồng thời vụ, mặc dầu công việc làm không phải là thời vụ. Trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước tỷ lệ công nhân lao động được ký hợp đồng lao động thấp, thời hạn ký hợp đồng lao động cũng chủ yếu là hợp đồng lao động ngắn hạn, hợp đồng thời vụ. Nên hiện chỉ có khoảng 21% doanh nghiệp ngoài nhà nước đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho công nhân lao động và trích nộp kinh phí công đoàn
b) Thỏa ước lao động tập thể.
Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp Nhà nước đã ký thỏa ước lao động tập thể, tuy nhiên các doanh nghiệp ngoài Nhà nước mới chỉ có khoảng trên 30% ký thỏa ước . Nhìn chung chất lượng ký thỏa ước lao động tập thể chưa cao, tình trạng phổ biến là sao chép luật một cách cứng nhắc, rất ít các điều khoản quy định trong thỏa ước có lợi cho người lao động. Đặc biệt trong thỏa ước lao động tập thể vẫn còn một số điều quy định trái với quy định của bộ luật lao động như: quy định hạn chế một số quyền của người lao động. Đặc biệt việc thực hiện những quy định của thỏa ước lao động tập thể vẫn chưa được quan tâm, nên còn nhiều vi phạm và bất hợp lý trong thỏa ước lao động tập thể nhưng chưa được bổ sung sửa chữa kịp thời.
c) Tình hình đình công trong các DN từ năm 1995 đến 31/5/2006.
+ Các cuộc đình công được phân theo loại hình doanh nghiệp.
Năm |
Số vụ đình công | Doanh nghiệp nhà nước | Doanh nghiệp có vốn ĐTNN | Doanh nghiệp dân doanh | |||
số vụ | % | Số vụ | % | Số vụ | % | ||
Tổng đên 6/2006 |
1265 | 87 | 6,9 | 841 | 66,5 | 336 | 26,6 |
+ Các cuộc đình công phân theo đối tác đầu tư nước ngoài.
Năm | Số vụ đình công | Hàn Quốc | Đài Loan | Hồng kông | Đối tác khác | ||||
Số vụ | % | Số vụ | % | Số vụ | % | Số vụ | % | ||
Tổng Số đến 6/2006 | 841 | 235 | 27,7 | 305 | 36,8 | 27 | 3,2 | 269 | 32,3 |
+Các cuộc đình công được phân theo địa bàn, lãnh thổ.
Năm | Số vụ đình công | TP Hồ Chí Minh |
Bình Dương |
Đồng Nai | Các tỉnh,
TP khác |
||||
Số vụ | % | Số vụ | % | Số vụ | % | Số vô | % | ||
Tổng số đến 6/2006 | 1265 | 505 | 39,9 | 279 | 22 | 255 | 20,2 | 226 | 17,9 |
d) ý thức, tâm trạng chính trị của công nhân hiện nay.
Hiện nay, công nhân nước ta đã năng động hơn trong công việc, tự chủ trong sản xuất, kinh doanh, nhanh chóng tiếp thu những thành tựu khoa học- kỹ thuật và công nghệ hiện đại và đã bắt đầu hình thành ý thức về “giá trị kinh tế” của bản thân thông qua lao động.
Vị thế giữa công nhân doanh nghiệp “nhà nước” và công nhân doanh nghiệp “ngoài nhà nước” không còn cách biệt nhiều. Tâm lý lấy lợi ích, nhu cầu thiết thân làm động lực phấn đấu là một nét mới đang từng bước trở thành phổ biến trong công nhân.
Bảng 8: Những vấn đề công nhân quan tâm nhất
Đơn vị: %
TT | Công nhân quan tâm nhất |
Tỷ lệ | TT | Công nhân quan tâm nhất |
Tỷ lệ |
1 | Việc làm | 58,28 | 7 | Trật tự an ninh | 23,63 |
2 | Thu nhập | 43,05 | 8 | Gia đình hòa thuận | 22,15 |
3 | Sức khỏe | 36,45 | 9 | Học tập nâng cao trình độ | 20,47 |
4 | Chăm sóc con cái | 33,79 | 10 | Văn nghệ thể thao | 2,46 |
5 | Chống tham nhũng | 27,66 | 11 | Tham quan du lịch | 2,11 |
6 | Công bằng xã hội | 25,12 | 12 | Tôn giáo tín ngưỡng | 0,66 |
(Nguồn:Điều tra của Viện Công nhân và công đoàn, năm 2005)
Sự quan tâm hàng đầu của công nhân là việc làm, thu nhập tương xứng với lao động của họ bỏ ra. Mong muốn có sức khỏe, đất nước ổn định và phát triển, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, dân chủ, công bằng xã hội được thực hiện, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuận lợi, có đủ việc làm. Họ muốn được học tập, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn; được đảm bảo các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng.
Công nhân, lao động bất bình về tình trạng mất dân chủ, tệ quan liêu, lãng phí, tham nhũng, buôn lậu, làm hàng giả và các tệ nạn xã hội