I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Cuộc thi là hình thức sinh hoạt chính trị bổ ích trong đời sống tinh thần của công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) trong Ngành, đồng thời nhằm tuyên truyền sâu rộng tới toàn thể cán bộ CNVCLĐ về Công đoàn Việt Nam, về Bộ luật Lao động và Luật Công đoàn năm 2012.
2. Thông qua Cuộc thi giúp cho CNVCLĐ, cán bộ đoàn viên Công đoàn hiểu rõ hơn về truyền thống vẻ vang của giai cấp Công nhân và về vị trí, vai trò, chức năng nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn Việt Nam qua từng thời kỳ lịch sử, đồng thời nâng cao nhận thức hiểu biết của CBCNVLĐ về chính sách pháp luật công đoàn mới sửa đổi và ban hành.
3. Cuộc thi được tổ chức sâu rộng, đảm bảo thiết thực hiệu quả, tiết kiệm gắn với các hoạt động tuyên truyền thực hiện Nghị quyết Đại hội XI Công đoàn Việt Nam, Hiến pháp năm 2013, Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC THI:
1. Tên của Cuộc thi:
Thi tìm hiểu: “Công đoàn Việt Nam – 85 năm xây dựng và phát triển” và Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn năm 2012.
– Cán bộ, đoàn viên Công đoàn, CNVCLĐ đang công tác, làm việc tại các đơn vị trong Ngành Dầu khí Việt Nam.
– Lịch sử hình thành, xây dựng và phát triển của giai cấp Công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam; Vai trò, sứ mệnh lịch sử của giai cấp Công nhân Việt Nam; Quan điểm, chủ trương của Đảng về xây dựng giai cấp Công nhân, tổ chức Công đoàn Việt Nam.
– Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Công đoàn Việt Nam; Đại hội Công đoàn Việt Nam qua các thời kỳ; Phương hướng, nhiệm vụ của Đại hội XI Công đoàn Việt Nam; Các chương trình hành động của Đại hội và giải pháp thực hiện Nghị quyết của Đại hội XI Công đoàn Việt Nam.
– Tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển của Công đoàn Dầu khí Việt Nam.
– Tìm hiểu các điều luật cơ bản liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người lao động trên cơ sở vận dụng Bộ luật Lao động và Luật Công đoàn năm 2012.
Trong đó:
Phần I: Tìm hiểu về Công đoàn Việt Nam, gồm:
– 4 câu hỏi thi viết về Công đoàn Việt Nam.
– 2 câu hỏi thi viết về Công đoàn Dầu khí Việt Nam.
Phần II: Tìm hiểu Bộ luật Lao động và Luật Công đoàn năm 2012, gồm:
– 10 câu hỏi thi viết tìm hiểu về các điều luật trong Bộ luật Lao động và Luật Công đoàn năm 2012.
– 10 câu hỏi thi trắc nghiệm về Bộ luật Lao động và Luật Công đoàn năm 2012.
– Bài dự thi viết tay, hoặc đánh máy trên khổ giấy A4, không dùng bản sao, bản photocopy; mỗi người chỉ được gửi tham gia 01 bài dự thi ở Công đoàn cấp mình đang công tác.
– Bài dự thi phải ghi rõ họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, chức danh, nghề nghiệp, đơn vị công tác, địa chỉ, số điện thoại để Ban Tổ chức liên hệ khi cần thiết.
– Cùng với việc trả lời câu hỏi dự thi, các bài dự thi cần lưu ý liên hệ thực tiễn hoạt động Công đoàn tại đơn vị hoặc bản thân người dự thi.
– Các Công đoàn trực thuộc cần khẩn trương tổ chức phát động Cuộc thi, thành lập Ban Tổ chức, Ban Giám khảo Cuộc thi của đơn vị, nhận bài và chấm thi, tuyển chọn những bài xuất sắc cùng với văn bản báo cáo kết quả Cuộc thi của đơn vị gửi về Công đoàn Dầu khí Việt Nam.
– Các Công đoàn trực thuộc chấm điểm bằng phiếu chấm điểm, không chấm trực tiếp vào bài dự thi.
– Các Công đoàn trực thuộc tổ chức Cuộc thi của đơn vị, sau đó tuyển chọn những bài xuất sắc nhất cùng với văn bản báo cáo kết quả Cuộc thi của đơn vị gửi về Công đoàn Dầu khí Việt Nam trước ngày 15/7/2014 theo phụ lục (gửi kèm).
– Ban Giám khảo Cuộc thi cấp nào do Công đoàn cấp đó ra quyết định, từng thành viên Ban giám khảo chấm điểm độc lập, khách quan theo thang điểm và phiếu chấm điểm.
– Tổng số điểm của 1 bài thi là 200 điểm. Cụ thể như sau:
+ Phần I: 100 điểm cho 6 câu thi viết. Câu 1, 2, 3 và câu 5 (mỗi câu 15 điểm). Câu 4 và câu 6 (mỗi câu 20 điểm).
+ Phần II: 100 điểm cho 20 câu: 10 câu thi viết 70 điểm (mỗi câu 10 điểm). 10 câu thi trắc nghiệm 30 điểm (mỗi câu 3 điểm).
Đối với cá nhân:
+ BTC chỉ chấp nhận bài dự thi của từng cá nhân, không chấp nhận bài thi của một nhóm, một phòng hoặc một ban ….
+ Điểm bài thi là tổng điểm của cả 26 câu hỏi. Kết quả điểm của mỗi bài thi là điểm trung bình cộng của các thành viên Ban Giám khảo chấm.
+ Ban tổ chức lựa chọn bài có điểm từ cao xuống thấp để trao giải Đặc biệt, giải Nhất, Nhì, Ba và Khuyến khích.
Đối với tập thể:
+ Các Công đoàn trực thuộc Công đoàn DKVN đều tổ chức Cuộc thi, triển khai đến tất cả người lao động tham gia, gửi báo cáo kết quả Cuộc thi của đơn vị về Công đoàn Dâu khí Việt Nam.
+ BTC chỉ đánh giá xếp loại tập thể đối với các đơn vị có số lượng đoàn viên tham gia cuộc thi từ 70% trở lên.
+ Căn cứ vào chất lượng và kết quả của các bài thi.
Ban Tổ chức sau khi thẩm định sẽ chấm các giải tập thể: Đặc biệt, Nhất, Nhì, Ba và Khuyến khích.
III. GIẢI THƯỞNG
– Ban Tổ chức Cuộc thi của Công đoàn Dầu khí sẽ trao giải Đặc biệt, Nhất – Nhì – Ba và Khuyến khích cho các tập thể tổ chức tốt Cuộc thi và các cá nhân có bài dự thi xuất sắc. Căn cứ vào số lượng cán bộ, đoàn viên tham gia Cuộc thi và chất lượng bài thi, Ban Tổ chức sẽ trao các giải như sau:
1. Giải cá nhân:
– 1 giải Đặc biệt: Bằng khen và tiền thưởng 10.000.000 đ
– 2 giải Nhất: mỗi giải nhận Bằng khen và tiền thưởng 8.000.000 đ
– 5 giải Nhì: mỗi giải nhận Bằng khen và tiền thưởng 5.000.000 đ
– 10 giải Ba: mỗi giải nhận Bằng khen và tiền thưởng 3.000.000 đ
– 1 giải Đặc biệt: nhận Bằng khen và tiền thưởng 20.000.000 đ
– 2 giải Nhất: mỗi giải nhận Bằng khen và tiền thưởng 15.000.000 đ
– 3 giải Nhì: mỗi giải nhận Bằng khen và tiền thưởng 10.000.000 đ
– 5 giải Ba: mỗi giải nhận Bằng khen và tiền thưởng 8.000.000 đ
– 10 giải KK: mỗi giải nhận Bằng khen và tiền thưởng 5.000.000 đ
Cơ cấu giải thưởng có thể sẽ thay đổi tùy theo số lượng và chất lượng bài thi của các cá nhân và tập thể.
CHỦ TỊCH