Tiếp theo các nội dung tư vấn pháp luật tại kỳ trước, kỳ này Văn phòng Tư vấn pháp luật tiếp tục gửi tới bạn đọc các câu hỏi tư vấn và xử lý tình huống theo quy định của pháp luật như sau:
Câu 1.
Phiếu bầu cử và kết quả bầu cử tại đại hội, hội nghị công đoàn các cấp được quy định như thế nào?
Trả lời:
Căn cứ Mục 8 Hướng dẫn số 238/HD-TLĐ ngày 04/3/2014 của Tổng Liên đoàn LĐVN về hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam thì phiếu bầu cử và kết quả bầu cử tại đại hội, hội nghị công đoàn các cấp được quy định như sau:
“8. Đại hội, hội nghị công đoàn các cấp theo Điều 10, Điều 11, Điều 12:
…………………………
8.13. Phiếu bầu.
- Thể thức của phiếu bầu cử:
– Phiếu bầu cử phải ghi đầy đủ họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của người có tên trong danh sách bầu cử do đại hội thông qua, xếp theo thứ tự bảng chữ cái Tiếng Việt đối với toàn bộ danh sách bầu cử hoặc theo khối công tác. Trong trường hợp bầu số lượng ít và được đại hội nhất trí thì có thể dùng phiếu bầu viết tay.
– Phiếu bầu cử phải được đóng dấu của ban chấp hành công đoàn cấp triệu tập ở góc trái phía trên.
Phiếu bầu cử của công đoàn bộ phận, nghiệp đoàn bộ phận, công đoàn cơ sở thành viên không có con dấu được sử dụng con dấu của công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn. Trường hợp đặc biệt, nếu công đoàn bộ phận, nghiệp đoàn bộ phận, công đoàn cơ sở thành viên ở xa, không thể đóng dấu của ban chấp hành công đoàn cơ sở thì phải có chữ ký của trưởng ban bầu cử ở góc trái, phía trên phiếu bầu.
- Phiếu bầu hợp lệ:
Là phiếu bầu do ban bầu cử phát ra theo thể thức nêu tại điểm a, mục 8.13.
Phiếu bầu đủ hoặc thiếu số lượng ủy viên ban chấp hành đã được đại hội biểu quyết thông qua.
- Phiếu không hợp lệ gồm những trường hợp sau:
– Phiếu bầu cử không đúng thể thức được nêu trong nguyên tắc, thể lệ bầu cử của ban bầu cử và không do ban bầu cử phát ra.
– Phiếu không đóng dấu của ban chấp hành theo quy định.
– Phiếu gạch hết tên trong danh sách bầu ở phiếu in sẵn, hoặc không ghi tên ai ở phiếu viết tay.
– Phiếu bầu thừa số lượng đã được đại hội biểu quyết.
– Phiếu bầu ghi tên người ngoài danh sách bầu cử đã được đại hội thông qua.
– Phiếu bầu có đánh dấu riêng, hoặc gạch từ hai màu mực trở lên.
– Phiếu bầu bị rách rời, nhàu nát.
– Phiếu bầu viết tay không ghi tên, chỉ ghi họ, tên đệm (chữ lót), chức vụ, đơn vị công tác. Trường hợp danh sách bầu cử do đại hội thông qua có nhiều người trùng tên mà phiếu bầu chỉ ghi tên, không ghi họ, tên đệm, chức vụ, đơn vị công tác.
- Một số trường hợp lưu ý khi kiểm phiếu:
– Trường hợp số phiếu do ban bầu cử thu về nhiều hơn số phiếu do ban bầu cử phát ra, thì ban bầu cử phải báo cáo ngay với đoàn chủ tịch đại hội để báo cáo đại hội và hủy kết quả bầu cử để thực hiện bầu lại.
– Đối với phiếu bầu in sẵn, những trường hợp sau được tính là phiếu không gạch:
+ Gạch phía dưới hoặc phía trên họ và tên.
+ Gạch họ và tên đệm, không gạch tên.
+ Gạch chức vụ, đơn vị công tác, không gạch họ và tên.
– Đối với phiếu bầu viết tay, những trường hợp sau được tính là phiếu bầu:
+ Phiếu ghi đầy đủ họ và tên người trong danh sách bầu cử do đại hội thông qua, không ghi chức vụ, đơn vị công tác.
+ Phiếu bầu chỉ ghi tên, không ghi họ, tên đệm, chức vụ, đơn vị công tác trong trường hợp danh sách bầu cử do đại hội thông qua không có người trùng tên.
đ. Quản lý phiếu bầu.
Phiếu bầu xong phải được niêm phong để lưu trữ trong 6 tháng. Trong trường hợp cần thiết phải mở niêm phong phiếu bầu, chỉ ban chấp hành hoặc ban thường vụ (Đoàn Chủ tịch) có quyền mở niêm phong. Sau 6 tháng, nếu không có khiếu nại, tố cáo về kết quả bầu cử, ban thường vụ (Đoàn Chủ tịch), hoặc ban chấp hành quyết định cho hủy phiếu.
8.14. Kết quả bầu cử.
Người trúng cử phải có số phiếu bầu đạt quá một phần hai (1/2) so với tổng số phiếu ban bầu cử thu về.
– Trường hợp số người có số phiếu quá một phần hai (1/2) nhiều hơn số lượng ủy viên ban chấp hành đã được đại hội biểu quyết, thì người trúng cử được lấy theo thứ tự, từ người có số phiếu cao, đến người có số phiếu thấp hơn cho đến khi đủ số lượng.
– Trường hợp có nhiều người có số phiếu quá một phần hai (1/2) ngang nhau mà chỉ cần lấy một hoặc một số người cho đủ số lượng cần bầu, thì phải xin ý kiến đại hội quyết định bầu tiếp trong số những người có số phiếu ngang nhau để chọn người có số phiếu cao hơn, trong trường hợp này không cần phải đạt số phiếu bầu quá một phần hai (1/2) so với tổng số phiếu ban bầu cử thu về. Trường hợp bầu lần thứ hai mà số phiếu vẫn ngang nhau thì việc có bầu nữa hay không do đại hội quyết định.
– Trường hợp số người có số phiếu quá một phần hai (1/2) ít hơn số lượng cần bầu, thì đại hội thảo luận và quyết định bầu tiếp cho đủ số lượng ban chấp hành, hoặc không bầu mà lấy số lượng đã trúng cử (ít hơn số lượng đại hội đã quyết định).
…………………………..”
Câu 2.
Ông A xin thôi việc và thực hiện đúng thủ tục, quy trình của Công tykhi chấm dứt HĐLĐ, tuy nhiên sau khi nghỉ việc gần 1 tháng ông A vẫn chưa được chốt sổ BHXH.Trong quá trình làm việc, hằng tháng Công ty đều trích lương của ông A để đóng quỹ BHXH, đồng thời mỗi tháng Công ty còn giữ lại 5% tiền lương của ông A. Vậy Công ty giữ lại 5% tiền lương của ông A là đúng hay sai?
Trả lời:
– Căn cứ khoản 3 Điều 47 Bộ luật Lao động2012 thì NSDLĐ sau khi chấm dứt HĐLĐ với NLĐ phải có trách nhiệm chốt sổ BHXH vàtrả lại cho NLĐ theo quy định như sau:
“Điều 47. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động
……………………….
- Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.
……………………………..”
– Căn cứđiểm 1.1 Khoản 1 Điều 5 Quyết định số 1111/QĐ-BHXH ngày 25/10/2011 của BHXHVN về quy định quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế thì mức đóng BHXH bắt buộc hằng thángđược quy định như sau:
“Điều 5. Mức đóng và trách nhiệm đóng
…………………………………..
1.1. Mức đóng bằng tỷ lệ phần trăm (%) mức tiền lương, tiền công tháng như sau:
……………………………..
– Từ 01/01/2014 trở đi: bằng 26%, trong đó người lao động đóng 8%; đơn vị đóng 18%.
………………………………..”
Như vậy, ngoài các căn cứ trênthì không có quy định nào cho phép NSDLĐ được quyền giữ lại 5% tiền lương của NLĐ mà không có lý do. Vì vậy, việc Công ty giữ lại 5% tiền lương của ông A là trái pháp luật. Để yêu cầu Công ty trả lại số tiền lương trên và trả lại sổ BHXH choông A, ông A có thể gửi đơn kiến nghị đến hội đồng hòa giải lao động cơ sở của Công ty hoặc hòa giải viên lao động cấp huyện để được hòa giải. Trong thời hạn không quá 3 ngày làm việc mà vụ việc không được hòa giải hoặc được hòa giải không thành, ông A có quyền khởi kiện Công ty ra TAND cấp huyện nơi Công ty đặt trụ sở để yêu cầu tòa án giải quyết.
Câu 3.
Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc và các khoản chế độ, phúc lợi nào không phải tính đóng BHXH bắt buộctừ ngày 01/01/2018 được quy định như thế nào?
Trả lời:
– Căn cứ Khoản 1, 2 Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH của Bộ LĐTB-XH thì tiền lươngtháng đóng BHXH bắt buộc như sau:
“Điều 30. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được quy định như sau:
- Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2017, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều về hợp đồng lao động, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động.
…………………………………………………
- Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương theo quy định tại khoản 1 Điều này và các khoản bổ sung khác theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH.
…………………………….”
Căn cứ Điểm a Khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH.
“Điều 4. Tiền lương và các chế độ, phúc lợi khác ghi trong hợp đồng lao động
………………………………..
- Các khoản bổ sung khác, ghi các khoản bổ sung mà hai bên đã thỏa thuận, cụ thể:
- a) Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.
………………………………..”
– Căn cứ Khoản 3 Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH của Bộ LĐTB-XH thì tiền lươngtháng đóng BHXH bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ, phúc lợi như sau:
“Điều 30. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
………………………………………………
- Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động theo khoản 11 Điều 4 của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động.
……………………………..”
Câu 4.
Những tình tiết giảm nhẹ mức kỷ luật trong tổ chức công đoàn được quy định như thế nào?
Trả lời:
Theo Khoản 1 Điều 5 của “Quy định hình thức xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn” do Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn LĐVN ban hành kèm theo Quyết định số 1602/QĐ-TLĐ ngày 15/9/2017 những tình tiết xem xét giảm nhẹ mức kỷ luậtđược quy định như sau:
“Điều. Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng mức kỷ luật
1 – Những trường hợp vi phạm có một hoặc một số tình tiết sau được xem xét giảm nhẹ mức kỷ luật:
- Chủ động báo cáo vi phạm của mình với tổ chức, tự giác nhận khuyết điểm, vi phạm trước khi bị phát hiện.
- Chủ động báo cáo, cung cấp thông tin, phản ánh đầy đủ, trung thực về hành vi vi phạm đã gây ra và những người cùng vi phạm.
- Chủ động chấm dứt hành vi vi phạm và tích cực tham gia ngăn chặn hậu quả do hành vi vi phạm gây ra; tự giác bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do mình gây ra.
- Vi phạm do nguyên nhân khách quan hoặc do bị ép buộc mà vi phạm.
đ. Có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt.
- Đã có thành tích xuất sắc trong phong trào CNVC LĐ, hoạt động công đoàn và đã dược khen thưởng.
………………………….”
Câu 5.
Người lao động bị suy giảm khả năng lao động được hưởng trợ cấp một lần và hằng tháng như thế nào?
Trả lời:
– Căn cứ Điều 46 Luật BHXH năm 2014 thì người lao động bị suy giảm khả năng lao động được hưởng trợ cấp một lần được quy định:
“Điều 46. Trợ cấp một lần
- Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần.
- Mức trợ cấp một lần được quy định như sau:
- a) Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 05 lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở;
- b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị”.
– Căn cứ Điều 47 Luật BHXH năm 2014 thì người lao động bị suy giảm khả năng lao động được hưởng trợ cấp hằng tháng được quy định:
“Điều. Trợ cấp hằng tháng
- Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng.
- Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau:
- a) Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;
- b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị”.
Văn phòng Tư vấn pháp luật