I. CĂN CỨ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH
– Căn cứ Bộ Luật Lao động và Luật Công đoàn năm 2012;
– Căn cứ Nghị quyết số 01/NQ-ĐCT ngày 18/6/2009 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về đổi mới, nâng cao chất lượng thương lượng, ký kết và thực hiện thoả ước lao động tập thể (TƯLĐTT)”;
– Căn cứ Quyết định 785/QĐ-TLĐ ngày 25/5/2004 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc ban hành quy định tổ chức, hoạt động tư vấn pháp luật của Công đoàn;
– Căn cứ Nghị quyết 04/NQ-TLĐ ngày 27/12/2010 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về “Đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động tư vấn pháp luật của tổ chức Công đoàn trong tình hình mới”;
– Căn cứ Nghị quyết Đại hội lần thứ V Công đoàn Dầu khí Việt Nam (nhiệm kỳ 2013-2018).
II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU VÀ CÁC CHỈ TIÊU PHẤN ĐẤU
1. Mục đích:
– Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp.
– Góp phần thực hiện hiệu quả Nghị quyết Đại hội XI Công đoàn Việt Nam, Nghị quyết Đại hội V Công đoàn Dầu khí Việt Nam, Bộ Luật Lao động và Luật Công đoàn năm 2012.
– Tăng cường vai trò của tổ chức Công đoàn trong việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở;
– Đổi mới, nâng cao chất lượng thương lượng, ký kết và thực hiện TƯLĐTT là vấn đề cấp bách và cần thiết nhằm tạo bước chuyển biến tích cực trong hoạt động của các cấp công đoàn;
– Tăng cường quan hệ lao động, sự hài hoà về lợi ích trên cơ sở thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động về quyền lợi và nghĩa vụ nhưng không trái với quy định của pháp luật. Khuyến khích những thoả thuận có lợi hơn cho người lao động so với pháp luật lao động.
– Tư vấn pháp luật góp phần tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, hướng dẫn, tư vấn, hỗ trợ và đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên và công nhân viên chức lao động.
– Nâng cao chất lượng tư vấn pháp luật giúp người lao động hiểu biết về pháp luật và biết được các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng khi tham gia quan hệ lao động.
– Nâng cao chất lượng hoạt động tư vấn pháp luật là vấn đề cấp thiết nhằm tạo bước chuyển biến tích cực trong hoạt động của các cấp công đoàn, góp phần thực hiện tốt chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và CNVCLĐ.
2. Yêu cầu
Chương trình cần được bám sát các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nghị quyết Đại hội XI Công đoàn Việt Nam, Nghị quyết Đại hội V Công đoàn Dầu khí Việt Nam, đồng thời phải đảm bảo phù hợp với điều kiện tình hình đặc điểm hoạt động của ngành, của từng đơn vị trong từng giai đoạn cụ thể.
3. Chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2018
– 100% đơn vị thuộc Tập đoàn, các Công ty TNHH, Công ty Cổ phần trong Tập đoàn có tổ chức công đoàn và có thỏa ước lao động tập thể.
– 90% trở lên bản thỏa ước lao động tập thể được thương lượng, ký kết đảm bảo chất lượng, có nhiều điều khoản quy định có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật và thực hiện có hiệu quả.
III . NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU:
1. Đối với việc nâng cao chất lượng thương lượng, ký kết, thực hiện có hiệu quả thỏa ước lao động tập thể.
1- Tuyền truyền, phổ biến, tập huấn các quy định pháp luật và các văn bản, tài liệu hướng dẫn liên quan đến thỏa ước lao động tập thể.
– Tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật về quan hệ lao động và thỏa ước lao động tập thể cho cán bộ, đoàn viên công đoàn và người lao động.
– Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng thương lượng, ký kết và giám sát thực hiện thỏa ước lao động tập thể cho cán bộ công đoàn, nhất là công đoàn cơ sở.
2- Xây dựng văn bản hướng dẫn và tài liệu, giáo trình tập huấn về thỏa ước lao động tập thể; chỉ tiêu đánh giá chất lượng trong thương lượng, ký kết và thực hiện thỏa ước lao động tập thể.
– Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Bộ Lao động Thương binh Xã hội liên quan đến thỏa ước lao động tập thể, Công đoàn Dầu khí Việt Nam xây dựng văn bản hướng dẫn cụ thể hóa về quyền và trách nhiệm của các cấp công đoàn trực thuộc để thương lượng, ký kết và giám sát thực hiện thỏa ước lao động tập thể.
– Xây dựng các chỉ tiêu đánh giá chất lượng trong thương lượng, ký kết và thực hiện thỏa ước lao động tập thể.
3- Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng thương lượng và giám sát thực hiện thỏa ước lao động tập thể cho cán bộ công đoàn cơ sở và cấp trên trực tiếp cơ sở.
– Các cấp công đoàn trong toàn ngành mở các lớp đào tạo tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng thương lượng, ký kết và giám sát thực hiện thỏa ước lao động tập thể cho cán bộ công đoàn làm công tác liên quan đến thỏa ước lao động tập thể.
– Nâng cao vai trò của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở hỗ trợ công đoàn cơ sở thương lượng, ký kết và trong quá trình thực hiện thỏa ước.
– Tuyên truyền các tài liệu liên quan đến kiến thức, kỹ năng thương lượng, ký kết và giám sát thực hiện thỏa ước lao động tập thể.
4- Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, theo dõi, đôn đốc của các cấp công đoàn trong việc nâng cao chất lượng thương lượng, ký kết và thực hiện có hiệu quả thỏa ước lao động tập thể.
5- Đại diện tập thể người lao động chủ động thương lượng, ký kết và giám sát thực hiện thỏa ước lao động tập thể với chất lượng và hiệu quả cao.
– Đại diện tập thể lao động tại cơ sở cần chủ động đưa ra yêu cầu thương lượng tập thể để ký kết thỏa ước lao động tập thể.
– Căn cứ điều kiện, đặc điểm của từng đơn vị để đưa ra nội dung thương lượng phù hợp và tiến hành thương lượng đạt được lợi ích của người lao động cao hơn các quy định của pháp luật; tiến hành lấy ý kiến người lao động và ký kết đúng quy định của pháp luật; giám sát thực hiện thỏa ước lao động tập thể có hiệu quả.
6- Những nơi có thỏa ước lao động tập thể sắp hết hạn hoặc chưa có thỏa ước lao động tập thể thì đại diện tập thể lao động tại cơ sở phải chủ động đưa ra yêu cầu thương lượng và tiến hành thương lượng, ký kết và giám sát thực hiện có chất lượng, hiệu quả.
7- Hàng năm, căn cứ chất lượng thương lượng, ký kết, thực hiện có hiệu quả thỏa ước lao động tập thể, tỷ lệ ký kết thỏa ước lao động tập thể ở các cấp công đoàn trực thuộc để xem xét về thi đua, khen thưởng đối với tập thể, cá nhân liên quan và xem xét về tiêu chuẩn “Công đoàn cơ sở vững mạnh”, “Công đoàn cơ sở vững mạnh xuất sắc”.
2. Đối với với việc nâng chất lượng công tác tư vấn phấp luật .
– Tiếp tục kiện toàn cơ cấu tổ chức Văn phòng Tư vấn pháp luật ở cấp Công đoàn Ngành, bố trí cán bộ tư vấn pháp luật chuyên trách. Thành lập Tổ tư vấn pháp luật ở những công đoàn cấp trên cơ sở lớn có nhiều công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn cơ sở. Các công đoàn cơ sở khác, cử cán bộ chuyên viên tư vấn pháp luật để thực hiện công tác tư vấn pháp luật.
– Nội dung tư vấn pháp luật tập trung chủ yếu vào pháp luật lao động và công đoàn. Quan tâm đầu tư, tạo điều kiện về cơ sở vật chất cho cán bộ tư vấn pháp luật ở từng cấp.
– Tăng cường mối quan hệ phối hợp với các tổ chức tư vấn pháp luật của Nhà nước, phối hợp giữa các tổ chức tư vấn pháp luật của chuyên môn và công đoàn.
– Xây dựng và phát triển tủ sách hoạt động tư vấn pháp luật ở từng cơ sở, kịp thời cập nhật thông tin, phổ biến pháp luật và hướng dẫn các biện pháp hoạt động tư vấn pháp luật để nâng cao trách nhiệm, nghĩa vụ của NLĐ và NSDLĐ trong việc thực hiện pháp luật.
– Tổ chức các hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật tới người lao động nhằm nâng cao ý thức pháp luật, kỷ luật lao động, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ,…
– Xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động tư vấn pháp luật, xây dựng chương trình tập huấn, đào tạo cán bộ công đoàn làm công tác tư vấn pháp luật.
– Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo thống kê tổng hợp hàng năm.
– Sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm kịp thời động viên khen thưởng cán bộ làm công tác tư vấn pháp luật.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Công đoàn Dầu khí Việt Nam
– Ban Thường vụ tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện chương trình “Nâng cao chất lượng thương lượng, ký kết, thực hiện có hiệu quả thỏa ước lao động tập thể và nâng cao chất lượng công tác tư vấn pháp luật” trong toàn hệ thống Công đoàn Dầu khí Việt Nam.
– Các Ban/ Văn phòng thuộc Công đoàn Dầu khí Việt Nam có liên quan xây dựng kế hoạch cụ thể, tham mưu giúp Ban Thường vụ chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc việc tổ chức thực hiện chương trình ở các cấp công đoàn trong toàn ngành.
– Ban Chính sách – Pháp luật và Văn phòng Công đoàn Dầu khí Việt Nam có trách nhiệm giúp Ban Thường vụ tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện chương trình.
– Ban Chấp hành Công đoàn Dầu khí Việt Nam sẽ tổ chức sơ kết đánh giá kết quả thực hiện chương trình này vào kỳ họp Ban Chấp hành giữa nhiệm kỳ và tổng kết đánh giá vào cuối nhiệm kỳ V (2013-2018).
2. Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở
Căn cứ chương trình này để chỉ đạo, hướng dẫn, cụ thể hóa thành nhiệm vụ trong chương trình, kế hoạch công tác hàng năm của cấp mình và tổ chức thực hiện.
– Chủ động chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc và hỗ trợ công đoàn cơ sở thương lượng, ký kết và thực hiện thỏa ước lao động tập thể và tư vấn pháp luật cho người lao động.
3. Công đoàn cơ sở
– Căn cứ chương trình này và sự chỉ đạo, hướng dẫn của công đoàn cấp trên để cụ thể hóa thành nhiệm vụ trong chương trình, kế hoạch công tác hàng năm của cấp mình và tổ chức thực hiện.
– Chủ động đưa ra yêu cầu thương lượng, tổ chức thương lượng, ký kết và giám sát thực hiện thỏa ước lao động tập thể với chất lượng và hiệu quả cao, đạt được nhiều thỏa thuận có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật.
– Tiếp nhận thông tin, tư vấn pháp lý bước đầu cho người lao động, đề nghị công đoàn cấp trên trực tiếp xem xét giải quyết các kiến nghị, yêu cầu tư vấn pháp luật của người lao động sau khi đã được xem xét giải đáp tư vấn tại cơ sở./.