30/01/2015 8:17:54

Tại sao người sử dụng lao động lại quan tâm tới các kỹ năng này?

Những người sử dụng lao động coi trọng các kỹ năng “mềm”, bởi vì các nghiên cứu cho thấy chúng là một nhân tố đánh giá rất hiệu quả bên cạnh những kỹ năng công việc truyền thống hay còn gọi là kỹ năng “cúng”.

Một cuộc nghiên cứu mới đây cho thấy những tiêu chuẩn để đánh giá con người như sự tận tâm, tính dễ chịu cũng là những nhân tố dự báo quan trọng đối với sự thành công trong nghề nghiệp giống như khả năng về nhận thức và kinh nghiệm làm việc. Đây là các kỹ năng cần thiết phải trang bị cho các nhà lãnh đạo nhất là các Lãnh đạo trẻ để họ hòa nhập nhanh trong quá trình quản lý doanh nghiệp của mình.

Các kỹ năng “mềm” bao gồm:

1. Có một quan điểm lạc quan

2. Hòa đồng với tập thể

3. Giao tiếp hiệu quả

4. Tỏ thái độ tự tin

5. Luyện kỹ năng sáng tạo

6. Thừa nhận và học hỏi từ những lời phê bình

7. Thúc đẩy chính mình và dẫn dắt người khác

8. Đa năng và ưu tiên những việc cần làm trong danh sách của bạn

9. Truyền nhiệt huyết cho NV và thúc đẩy nhân viên làm việc

10. Kỹ năng giải quyết xung đột trong công việc

11. Kỹ năng lắng nghe

12. Có cái nhình tổng quan

Nếu cán bộ Lãnh đạo bỏ chút ít thời gian gần gũi với những Anh em công nhân, kỹ sư và lắng nghe họ có ý kiến phản hồi, đồng thời cũng thông tin cho họ biết sự phát triển Công ty qua đó tạo nguồn động lực rất lớn cho nhân viên và Lãnh đạo và cấp dưới hiểu và chia sẻ thông tin, họ không còn khúc mắc nhiều và rất yêu quý tin tưởng Công ty. Làm thế nào để mọi người cùng hướng tới “Con người PetroVietnam luôn được coi trọng và chăm sóc đầy đủ nhất về vật chất cũng như tinh thần. Chúng tôi yêu PetroVietnam nơi chúng tôi sống và làm việc”.

Nhận biết người tài

Trong số những nhân viên của bạn có vài nhân tài đang ẩn hiện. Nếu một nhà quản lý như bạn mà không phát hiện ra và trọng dụng họ, tức là bạn đang bỏ phí nguồn tài sản vô giá của công ty mình.

Làm thế nào để không lãng phí nhân tài, bạn có thể kiểm tra theo cách sau:

Người đó có tham vọng, cầu tiến hay không? Người xuất sắc phải có ham muốn giành thành công mãnh liệt. Anh ta tìm kiếm thành công bằng cách cống hiến hết mình cho công việc.

Người đó có hay được người khác cầu cứu hay không? Nếu bạn phát hiện ra rằng có rất nhiều người cần đến ý kiến và sự trợ giúp của anh ta, thì có nghĩa đây chính là người bạn đang cần tìm. Vì điều đó thể hiện anh ta là người có khả năng giải quyết vấn đề, và phương pháp, tư duy của anh ta được người xung quanh coi trọng.

Người đó có khả năng lôi kéo người khác cùng hoàn thành công việc hay không? Hãy để ý xem ai là người có thể tác động đến người khác để công việc tôi chảy, đạt kết quả, bởi vì điều đó thể hiện anh ta có tài quản lý.

Cách người đó đưa ra một quyết định. Cần chú ý đến người có thể thay đổi ý tưởng nhanh chóng và có khả năng thuyết phục người khác. Một nhà quản lý cao cấp thường lập tức đưa ra được quyết định khi đã có đủ thông tin liên quan.

Người có thể giải quyết vấn đề hay không? Nếu là người chăm chỉ, sẽ không bao giờ anh ta đến gặp Lãnh đạo và nói “chúng tôi có vấn đề ”. Anh ra chỉ đến sau khi giải quyết xong vấn đề và nói: “Vừa rồi có một vấn đề như thế, chúng tôi đã giải quyết cong như thế và kết quả như sau…”

Người đó có dám chịu trách nhiệm hay không? Ngoài những phẩm chất đã nói ở trên, thì dám chịu trách nhiệm cũng là điều kiện có tính cơ bản đối với một nhân tài.

Người đó có tiến bộ nhanh hơn người khác không? Một người thực sự xuất sắc thường có thể hoàn thành công việc nhanh hơn bình thường, anh ta sẵn sàng nhận thêm phần việc, anh ta tự cảm thấy phải đầu tư công sức hơn nữa, chứ không chịu dừng lại ở việc lăng xăng bận rộn bề ngoài.